Gỡ bỏ lệnh ‘bế quan tỏa cảng’ tại bến phà Sơn Định – Ngũ Hiệp
Trước nhu cầu bức thiết của người dân, sau hơn hai ngày tạm ngưng hoạt động, bến phà Sơn Định – Ngũ Hiệp đã được cho hoạt động trở lại.
Từ 1-4, bến phà Sơn Định – Ngũ Hiệp nối liền huyện Cai Lậy ( Tiền Giang) và huyện Chợ Lách ( Bến Tre) ngưng hoạt động để phòng, chống dịch COVID-19.
Tuy nhiên, đây là tuyến giao thông huyết mạch của hai địa phương này nên chính quyền địa phương đã khai thông, dỡ bỏ “lệnh cấm” cho phà tái hoạt động. Việc này nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu của hàng ngàn nhà vườn trồng trái cây tại khu vực.
Bến phà Ngũ Hiệp – Sơn Định. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Trước đó, nhằm tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, theo chỉ đạo của Sở GTVT tỉnh Bến Tre, từ 0 giờ 1-4, các bến phà, bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh phải dừng hoạt động. Các bến qua các khu vực cù lao, ốc đảo cách biệt đất liền nếu thật sự cần thiết thì tiếp tục hoạt động phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Video đang HOT
Thực hiện chủ trương trên, bến phà Sơn Định – Ngũ Hiệp đã ngưng hoạt động từ 0 giờ 1-4. Điều này khiến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nhất là trái cây của hai địa phương ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) và huyện Cai Lậy (Tiền Giang) bị ách tắc.
Một người dân ở xã Ngũ Hiệp cho hay: “Từ xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy muốn qua lại huyện Chợ Lách chỉ có con đường ngắn nhất là đi phà Ngũ Hiệp – Sơn Định. Nếu phà này ngưng hoạt động, người dân chỉ còn cách đi lên cầu Mỹ Thuận – qua Vĩnh Long, qua phà Đình Khao – đi qua Bến Tre hoặc đi vòng lên cầu Rạch Miễu qua TP Bến Tre rồi đến huyện Chợ Lách. Hai con đường này rất xa gây bất tiện cho người dân”.
Trước đó thực hiện lệnh cấm của Sở GTVT tỉnh Bến Tre, phà Ngũ Hiệp – Sơn Định thông báo tạm ngưng hoạt động. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Từ khi phà Sơn Định – Ngũ Hiệp ngưng hoạt động, để qua lại sông Tiền bằng con đường ngắn nhất, nhiều nhà vườn phải thuê đò, xuồng nhỏ để đi. Điều này đã gây ra tình trạng mất an toàn giao thông đường thủy.
Trước nhu cầu bức thiết của người dân, trưa 3-4, UBND huyện Chợ Lách đã chấp nhận cho bến phà Sơn Định – Ngũ Hiệp hoạt động trở lại. Đồng thời yêu cầu UBND xã Sơn Định làm việc với chủ bến phà để thực hiện đúng các quy định về phòng dịch COVID-19.
Người dân mong ngóng phà hoạt động trở lại để giải quyết nhu cầu vận chuyển trái cây, hàng hóa. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Ông Trình Văn Tòng, một nhà vườn xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, cũng như người dân ở xung quanh bến phà Sơn Định – Ngũ Hiệp cho biết rất phấn khởi khi chính quyền “linh hoạt” cho phà tái hoạt động. Việc này giải quyết nhu cầu đi lại, thông thương hàng hóa của người dân hai huyện Chợ Lách (Bến Tre) và huyện Cai Lậy (Tiền Giang).
Cũng trong chiều 3-4, ông Cao Minh Đức – Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bến Tre cho biết dù Sở GTVT có lệnh cấm các bến phà, bến đò hoạt động nhưng tùy tình hình mỗi địa phương nơi có bến đò, bến phà có thể linh hoạt giải quyết cho bến hoạt động trở lại, tuy nhiên phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
ĐÔNG HÀ
Bến Tre: Giúp nông dân tưới nước, phun thuốc tự động cho sầu riêng
Nhằm tạo điều kiện cho nông dân trong xã tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, nâng cao chất lượng, hiệu quả của cây sầu riêng, từ tháng 10/2019, Hội ND xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách (Bến Tre) thí điểm triển khai dự án đầu tư đặt béc phun, tưới nước, phun thuốc tự động, xử lý ra hoa rải vụ trên cây sầu riêng tại 3 ấp Định Bình, Nhơn Phú và Hòa Thạnh.
Có 10 hộ tham gia dự án, trên diện tích hơn 5ha chuyên canh cây sầu riêng. Tổng nguồn vốn của dự án khoảng 1,2 tỷ đồng. Trong đó, mỗi hộ tham gia dự án được vay vốn 80 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương, còn lại do các hộ tự góp vào. Thời gian vay 36 tháng, với lãi suất 0,84%/năm.
Anh Tấn (bên trái) giới thiệu hệ thống béc phun thuốc tự động của mình. (ảnh Việt Cường)
Anh Nguyễn Thành Tấn (ở ấp Hòa Thạnh) là 1 trong 10 hộ nông dân tham gia dự án cho biết: Hiện, gia đình anh có khoảng 0,7ha đất trồng sầu riêng Ri6 và Monthong, trong đó có 0,5ha sầu riêng đang cho trái. Ngay khi nhận được nguồn vốn, anh Tấn đã huy động 5 nhân công lao động khẩn trương tiến hành lắp đặt hệ thống tưới tự động chỉ trong 2 ngày đã hoàn thành, với chi phí khoảng 5 triệu đồng/công.
Theo anh Tấn, nếu như trước đây sử dụng nhân công để xịt thuốc cho toàn bộ khu vườn phải mất 1 ngày thì nay với hệ thống phun thuốc tự động chỉ mất khoảng 15 phút, vừa tiết kiệm được thời gian, công sức, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động.
Dự án "Đầu tư đặt béc phun, tưới nước - phun thuốc tự động, xử lý ra hoa rải vụ trên cây sầu riêng" không chỉ nâng cao chất lượng, năng suất cây sầu riêng mà còn góp phần thay đổi phương thức sản xuất của nông dân theo hướng hàng hóa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Nghĩa Lê Phạm Đình Vĩnh Nghi cho biết: Hướng tới, Hội Nông dân xã sẽ phối hợp với ngành chức năng tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, xử lý ra hoa rải vụ trên cây, tạo điều kiện cho nông dân trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật và giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
Người dân bức xúc vì nhiều năm bến đò không hoàn tiền lẻ Hầu hết hành khách khi qua đò Hiệp Đức - Tân Phong trả tiền thừa 500 đồng thì nhân viên thu phí cho rằng không có tiền lẻ nên "thiếu nợ". Trong nhiều năm qua, chính quyền và người dân xã Tân Phong, huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất bức xúc vì khi qua lại bến đò Hiệp Đức- Tân Phong, nhân...