GM đưa sản xuất xe bán tải trở lại Canada sau khi rút khỏi Thái Lan và Úc
General Motors hiện gần đạt được thỏa thuận với chính quyền Canada về việc đưa sản xuất xe bán tải trở lại nước này, sau khi rời Châu Á.
Chevrolet Silverado 1500 lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp tại nhà máy Oshawa (Canada) vào năm 2017
Chủ tịch GM Canada kiêm giám đốc điều hành Scott Bell đưa ra thông báo cho biết: “Tùy thuộc vào việc phê chuẩn thỏa thuận năm 2020 của chúng tôi với liên minh lắp ráp ô tô Unifor, General Motors có kế hoạch đưa hoạt động sản xuất xe bán tải trở lại Nhà máy lắp ráp Oshawa trong khi đầu tư bổ sung tại Nhà máy St. Catharines và Trung tâm phân phối phụ tùng Woodstock ở Canada”, tin từ Detroit News ngày 6/11/2020.
Tại Oshawa, nhà sản xuất ô tô có kế hoạch đầu tư từ 766 đến 996 triệu USD, dẫn đến việc thuê thêm 1.400 đến 1.700 công nhân làm theo giờ.
Ngoài ra, họ cam kết đầu tư 83,5 triệu USD vào nhà máy St. Catharines để hỗ trợ sản xuất động cơ và hộp số bổ sung và 0,38 triệu USD cho các hoạt động tại Trung tâm Phân phối Phụ tùng Woodstock.
Video đang HOT
GM cho biết việc xây dựng sẽ bắt đầu ngay lập tức tại Oshawa Assembly và sẽ bao gồm một xưởng sản xuất thân xe mới và mô-đun lắp ráp linh hoạt.
Những nâng cấp này sẽ giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu mạnh mẽ của khách hàng đối với dòng xe bán tải mới của GM, sau khi hãng xe lớn nhất của Mỹ rút toàn bộ sản xuất xe bán tải khỏi khu vực Châu Á Thái Bình Dương, gồm 2 trung tâm sản xuất lớn là Thái Lan và Úc.
“Xe bán tải là phân khúc thị trường lớn nhất và quan trọng nhất của GM tại Canada và trên toàn châu lục. Dòng xe này cũng được GM chọn làm trọng tâm cho quá trình chuyển đổi sang xe điện có tính kết nối cao”, ông chủ tịch GM Canada nói thêm.
GM sẽ tiếp tục thảo luận với chính phủ bang Ontario và liên bang Canada và cho biết mong muốn được hợp tác chặt chẽ với liên minh Unifor sau khi được phê chuẩn thỏa thuận cuối năm 2020.
Hãng GM sản xuất không kịp xe bán tải để phục vụ thị trường Mỹ
Mặc dù đã có dấu hiệu khởi sắc trong doanh số bán hàng hậu Covid-19, nhưng hãng GM lại phải đang đối phó với tình trạng lượng xe bán tải không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ.
Yêu cầu từ chính phủ về việc cách ly tại nhà đã buộc các nhà máy ô tô cũng như đại lý phải đóng cửa, trước khi đi vào hoạt động lại trong những tháng gần đây. Cũng trong thời gian này, nhu cầu mua xe, đáng kể nhất là xe bán tải, bỗng dưng tăng vọt khi người Mỹ bắt đầu đổ xô đi mua bán tải khiến cho các hãng xe "trở tay không kịp".
Đồng ý rằng việc nhu cầu mua xe của người dân tăng cao là một tín hiệu đáng mừng cho ngành ô tô nói chung, nhưng với GM, hãng xe Mỹ không thể giấu nổi sự lo lắng, khi nhìn vào mặt trái của vấn đề - họ không đủ xe để bán cho người tiêu dùng.
Hãng GM đang đối mặt với "mức thấp lịch sử" của nguồn cung. Cụ thể, tồn kho xe bán tải cỡ lớn chỉ còn đủ khoảng 20 ngày đối với mẫu GMC Sierra, ít hơn nhiều so với nguồn cung thông thường 75 - 90 ngày. Tình hình tương tự xảy ra tại Chevrolet khi hãng xe con chỉ còn khoảng 26 ngày hàng tồn kho.
Nghịch cảnh mà GM đang đối mặt có thể được lý giải bằng hệ lụy từ 2 cú đúp kinh tế và tinh thần bởi cuộc đình công UAW năm ngoái và sau đó là đại dịch Covid-19. Cả hai sự kiện này đều khiến các nhà máy GM đóng cửa và mức tồn kho giảm.
Tuy nhiên, phó chủ tịch Duncan Aldred của GMC cho rằng doanh số bán hàng tăng trưởng mạnh là yếu tố chịu trách nhiệm chính của việc này: "Chúng tôi vẫn đang tiếp tục bán nhanh hơn mức chúng tôi sản xuất. Điều đó không liên can về kế hoạch sản xuất, mà là vấn đề về tốc độ chúng tôi có thể bán xe."
Kết quả kinh doanh quý II của GM cho thấy doanh số bán hàng tính đến thời điểm hiện tại của mẫu tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi GMC Sierra 1500 tăng tới 6,0%. Doanh số của các biến thể hạng nặng cũng tăng lên tính đến thời điểm hiện tại trong năm. GM cũng lưu ý: "Nhu cầu ổn định về xe dẫn đến giá giao dịch trung bình (ATP) cao hơn và mức ưu đãi thấp hơn, với ATP bán tải cỡ lớn tăng 1.526 USD tương đương hơn 35 triệu đồng so với quý đầu tiên."
Tất nhiên, có một số nhược điểm là khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chính xác chiếc xe tải họ muốn. Nhu cầu mạnh và hàng tồn kho thấp cũng không khuyến khích giảm giá, vì vậy người tiêu dùng có thể phải trả nhiều tiền hơn để ngồi sau tay lái của một chiếc xe bán tải.
Việc thiếu nguồn cung xe bán tải sẽ dẫn đến việc các khách hàng muốn mua xe bán tải buộc lòng phải lựa chọn một thương hiệu khác, mua một mẫu xe khác hoặc chờ đợi trong vô vọng. Việc này gây áp lực không nhỏ đến các hãng xe trước tình trạng có thể mất khách vào tay các đối thủ khác.
Top 10 ôtô giữ giá nhất sau 5 năm sử dụng Những mẫu xe giữ giá nhất trong danh sách này đều đến từ các nhà sản xuất Nhật Bản hoặc Mỹ, với lượng SUV và bán tải áp đảo. Hầu hết người sử dụng ôtô đều có nhu cầu bán lại xe cũ để lên đời mới. Tuy nhiên, không phải xe nào cũng có giá tốt sau 5 năm sử dụng. Chuyên...