GM đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu vào năm 2030
GM đang mở rộng sản xuất xe điện, với một mẫu xe có mức giá 30.000 USD, thấp hơn mức giá mà Tesla và các đối thủ khác chào bán.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hãng sản xuất ôtô General Motors (GM) của Mỹ ngày 6/10 công bố mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu vào năm 2030, khi thúc đẩy sản xuất xe điện (EV) và ra mắt mẫu xe có thể tự vận hành trong gần như mọi tình huống vào năm 2023.
Với các kế hoạch đầu tư cho EV được thông báo trước đó, GM đang mở rộng sản xuất EV, với một mẫu xe có mức giá 30.000 USD, thấp hơn mức giá mà Tesla và các đối thủ khác chào bán. Giám đốc điều hành Mary Barra cho biết hãng đang đứng trước rất nhiều cơ hội tăng trưởng.
GM thông báo hệ thống trợ lái “ Ultra Cruise,” dự kiến ra mắt vào năm 2023, có thể tự vận hành trong 95% các tình huống.
Video đang HOT
Hãng dự kiến trình làng mẫu xe tải Silverado hoàn toàn chạy điện tại Hội chợ điện tử tiêu dùng vào tháng 1/2021.
Bà Barra nhắc lại mục tiêu “ thế giới không va chạm, không khí thải và không tắc nghẽn” và hãng đã chuyển đổi từ một hãng sản xuất ô tô trở thành nhà đổi mới về nền tảng, trong đó đặt khách làm trung tâm.
Hồi tháng Sáu, GM cam kết tăng đầu tư cho EV và công nghệ tự lái thêm 30%, lên 35 tỷ USD cho đến năm 2025, trong chiến lược sản xuất 30 mẫu EV mới vào năm 2025.
Lấy mức 140 tỷ USD làm cơ sở, GM sẽ tăng gấp đôi doanh thu hàng năm vào cuối thập kỷ này, với doanh thu từ EV tăng từ 10 tỷ USD lên khoảng 90 tỷ USD vào năm 2030./.
Đơn vị xe điện của Evergrande thừa nhận 'thiếu ngân quỹ nghiêm trọng'
New Energy Vehicle Group - đơn vị sản xuất xe điện của tập đoàn Evergrande, cho biết chưa có gì đảm bảo đơn vị này sẽ có thể tuân thủ các nghĩa vụ tài chính theo các hợp đồng liên quan.
Xe của New Energy Vehicle Group tại một triển lãm. (Nguồn: Bloomberg)
gày 24/9, New Energy Vehicle Group - đơn vị sản xuất xe điện của tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc Evergrande, cho biết vẫn đang tìm kiếm các nhà đầu tư mới và bán bớt tài sản, nếu không có thể gặp khó khăn trong việc trả lương cho nhân viên và trang trải các chi phí khác.
Trong thông báo, New Energy Vehicle Group nêu rõ đơn vị này đang tiến hành đàm phán với các nhà đầu tư tiềm năng về việc bán một số tài sản ở nước ngoài.
Thông báo cũng cho biết New Energy Vehicle Group hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu ngân quỹ nghiêm trọng. Do áp lực thanh khoản, đơn vị này đã tạm thời dừng chi trả cho một số hoạt động. Một số nhà cung cấp cũng đã ngừng cung cấp cho các dự án của New Energy Vehicle Group.
Cũng theo New Energy Vehicle Group, hiện chưa có gì đảm bảo đơn vị này sẽ có thể tuân thủ các nghĩa vụ tài chính theo các hợp đồng liên quan.
Thông báo của New Energy Vehicle Group được đưa ra trong bối cảnh tập đoàn Evergrande đang bên bờ vực sụp đổ.
Được thành lập vào năm 1997, Evergrande có chi nhánh, hiện diện tại 280 thành phố, với số lượng nhân viên lên tới 200.000 người. Tập đoàn này đã thực hiện 900 dự án xây tòa nhà thương mại, hạ tầng bất động sản .
Tuy nhiên, tập đoàn Evergrande hiện đang ngập trong nợ nần, lên đến 300 tỷ USD, sau nhiều năm vay vốn để đáp ứng tăng trưởng nhanh.
Đại diện của Evergrande ngày 14/9 đã thừa nhận tập đoàn đang đứng trước sức ép "đặc biệt lớn" và có thể không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ lớn.
Sự sụp đổ của Evergrande có thể sẽ gây ra thảm họa lớn, khi mà có tới 1,5 triệu khách hàng đã bỏ tiền ra mua các căn hộ còn chưa được xây dựng./.
Xu thế điện hóa ô tô có thể đánh mất nền tảng công nghiệp Nhật Bản Chủ tịch Toyota cho rằng, trào lưu điện hóa có thể khiến Nhật Bản mất 5,5 triệu việc làm và giảm 8 triệu chiếc xe được sản xuất vào năm 2030. Tại cuộc họp thường kỳ của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) hôm 9/9/2021 có sự tham gia của các CEO hàng đầu từ Honda, Suzuki, Isuzu...