Globalinx muốn lập dự án đầu tư kho nổi LNG 10 triệu tấn/năm ngoài khơi Vũng Tàu
Globalinx Group đã làm việc với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để xin chủ trương cho nghiên cứu, khảo sát lập đề án dự án đầu tư kho nổi LNG ngoài khơi công suất 10 triệu tấn/năm.
Ông Joe Knierien, Giám đốc điều hành Tập đoàn Globalinx cho hay, doanh nghiệp đã có 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn phát triển dự án và cơ sở hạ tầng về dầu khí và năng lượng tại thị trường Việt Nam.
Với dự án kho nổi LNG ngoài khơi công suất 10 triệu tấn/năm triển khai, Tập đoàn Globalinx mong muốn xây dựng Việt Nam thành trung tâm khí LNG lớn nhất Đông Nam Á và mục tiêu đáp ứng nhu cầu LNG trong toàn khu vực, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt khí trong tương lai.
Mô hình kho LNG nổi trên biển. Ảnh Internet
Tập đoàn Globalinx cũng cho hay, Dự án khi được đầu tư sẽ góp phần cung cấp nguồn khí LNG nhập khẩu với giá rẻ thay thế nguồn khí trong nước (đang giảm) cho các nhà máy điện hiện hữu hoặc xây dựng mới trong tương lai; góp phần giảm thiếu điện cho khu vực Đông Nam Á.
Hoan nghênh sự quan tâm và đề xuất dự án nêu trên, ông Nguyễn Công Vinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cho rằng địa phương sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát, đề xuất dự án.
Đồng thời đề nghị doanh nghiệp cân nhắc, xem xét cụ thể tính hiệu quả, khả thi về địa điểm triển khai dự án, khả năng kết nối hạ tầng cấp khí, nhu cầu sử dụng khí để báo cáo, đề xuất Bộ Công thương, Thủ tướng Chính phủ xem xét theo thẩm quyền.
Video đang HOT
Được biết vào tháng 11/2019, Tập đoàn Globalinx (Mỹ) cũng từng phối hợp Công ty YCT Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế về năng lượng và khí hóa lỏng Mỹ-Việt Nam tại TP.HCM.
Còn trước đó, vào tháng 11/2015, ông Joe Knierien, Giám đốc điều hành Công ty Globalinx Group cũng đã từng có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế, bày tỏ sự quan tâm của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư với địa phương này trong các lĩnh vực như dầu khí, khí đốt, năng lượng tái tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay và cảng biển.
Đồng chí Phạm Thiện Nghĩa tặng bằng khen của UBND tỉnh cho cá nhân tiêu biểu trong thực hiện và đóng góp xây dựng Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp.
Theo báo cáo, qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án Phát triển du lịch, ngành du lịch Đồng Tháp đã tạo được sự chuyển biến: xác định được vị thế trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước.
Các khu di tích, điểm du lịch đã bổ sung dịch vụ, mở rộng hoạt động khai thác du lịch và mạnh dạn tiến hành xã hội hóa cho cộng đồng dân cư tham gia khai thác dịch vụ du lịch. Liên kết phát triển du lịch, tỉnh đã ký kết hợp tác với các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL…
Số lượt du khách và doanh thu hằng năm của tỉnh thường xuyên nằm trong tốp năm tỉnh, thành ĐBSCL. Hai chỉ tiêu về lượt khách và tổng thu du lịch hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. So trước khi có đề án, lượng khách tăng gấp đôi (năm 2014: 1,855 triệu khách, năm 2019: 3,953 triệu khách), tổng thu từ du lịch tăng gấp ba lần (năm 2014: 318,16 tỷ đồng, năm 2019: 1.051 tỷ đồng), trong khi kế hoạch đề án đến 2020 là 3,5 triệu khách, doanh thu 900 – 1.000 tỷ đồng.
Đến nay, toàn tỉnh có gần 100 cơ sở lưu trú du lịch do tư nhân đầu tư với tổng số vốn khoảng 1.500 tỷ đồng. Từ khi thực hiện Đề án, đã phát triển được hơn 60 điểm tham quan du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng đang phục vụ khách tham quan, trải nghiệm.
Nhiều khu di tích, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh đã định vị được sản phẩm du lịch đặc trưng, đáng chú ý là đã mở tuyến tham quan mới (theo mùa) hoa nhĩ cán tím, hoàng đầu ấn (Vườn quốc gia Tràm chim); Khu di tích Gò Tháp – Đồng sen Tháp Mười khai thác được sản phẩm đặc thù giá trị văn hóa Óc Eo – Vương quốc Phù Nam và thưởng ngoạn cảnh quan vùng Đồng Tháp Mười với những cánh đồng sen, thưởng thức ẩm thực với các món ăn dân dã thu hút khách tham quan, trải nghiệm.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện đề án, còn một số mặt hạn chế: tiến độ thực hiện đề án còn chậm và sản phẩm chưa rõ nét. Chưa có sản phẩm mới chất lượng cao mang tính đột phá; nhiều điểm du lịch cộng đồng hoạt động chưa thường xuyên, liên tục,…
Tại hội nghị, các đại biểu, chuyên gia và người làm du lịch cho rằng sản phẩm du lịch cần mang tính đặc thù, tỉnh tập trung đầu tư một số khu du lịch trọng điểm, trong đó có sự tham gia đầu tư của người dân theo hình thức xã hội hóa, công tác đào tạo nhân lực ngành du lịch cần nâng lên một tầm cao hơn; các huyện cần có sự kết nối với báo chí trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch địa phương.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa nhận định, Đề án Phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đã phát huy được thế mạnh du lịch Đất Sen hồng tuy nhiên kết quả đạt được chỉ là sự khởi đầu của tỉnh.
Theo đó, đồng chí Phạm Thiện Nghĩa yêu cầu ngành du lịch tỉnh và các địa phương không tự hài lòng, cần tiếp tục đổi mới, sáng tạo; khai thác các giá trị văn hoá bản địa, gắn với giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, quà lưu niệm từ các doanh nghiệp khởi nghiệp; cây dựng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với xây dựng thương hiệu điểm đến và nâng cao hình ảnh địa phương.
Liên minh Sale chung: Sáng kiến bán chung một sản phẩm du lịch
Vừa qua, ngành du lịch Quảng Bình chào đón "Liên minh Sale chung" của ngành du lịch trên toàn quốc về hội tụ. Liên minh Sale chung kết nối 45 đơn vị du lịch trên toàn quốc với nhau, để cùng nhau xây dựng các sản phẩm du lịch trên ba miền Bắc - Trung - Nam và bán chung một sản phẩm.
Liên minh Sale chung kết nối và bán chung một sản phẩm, vì vậy mỗi miền có một đơn vị đại diện để kết nối và xây dựng sản phẩm và cùng nhau truyền thông đến khách hàng. Đây là liên minh bán chung sản phẩm và hỗ trợ thông tin cũng như bán chéo sản phầm đầu tiên trong ngành du lịch.
Liên minh Sale chung hội tụ hơn 45 doanh nghiệp lữ hành trên toàn quốc về Quảng Bình.
Liên minh Sale chung đã lựa chọn Quảng Bình là điểm đầu tiên để bầu ra ban lãnh đạo, offline chia sẻ và lên kế hoạch định hướng cho phát triển của Liên minh Sale chung cho năm 2021. Đồng thời đề ra mục tiêu chính của Liên minh trong ngành du lịch.
Liên minh Sale chung ra mắt ban lãnh đạo nhiệm kỳ 2021 - 2022 gồm có: Bà Bùi Thuý Hằng, Giám đốc SKTRAVEL tại Hà Nội; ông Nguyễn Ngọc Tài, Giám đốc Vi Vu Quảng Bình; ông Nguyễn Hồng Tuấn, Giám đốc Vitour Đà Nẵng; ông Nguyễn Phi Hồng, Nguyên Giám đốc Vietpromotion tại Nha Trang và các đơn vị du lịch đến từ Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Phú Quốc, Sài Gòn, Bình Dương...
Trong thời gian về Quảng Bình họp, Liên minh Sale chung đã khảo sát các điểm du lịch nổi tiếng tại Quảng Bình như Động Phong Nha, Sông Chày Hang Tối, Động Thiên Đường ... và kết nối với các nhà cung cấp khách sạn, vận chuyển, nhà hàng, khách sạn, điểm đến tại Quảng Bình để cùng tìm ra những sản phẩm bán chung. Cũng trong thời gian gặp gỡ Liên minh Sale chung đã có những thời gian chia sẻ về kinh nghiệm, cũng như chuẩn bị kế hoạch cho năm 2021. Mục tiêu là xây dựng các sản phẩm tour đặc biệt, mới lạ, chất lượng và cùng nhau bán chung sản phẩm đó tại 3 miền.
Sau buổi offline ngày 24/3, Ban lãnh đạo Liên minh và các đơn vị sẽ có chương trình đầu tiên về bán tour Quảng Bình và tung sản phẩm đó tại hội chợ kích cầu du lịch tại Hà Nội diễn ra vào ngày 16/4 /2020.
Đại diện Liên minh Sale chung, bà Bùi Thuý Hằng chia sẻ: "Chúng tôi Liên minh Sale chumg lấy tiêu chí cùng nhau hỗ trợ, cùng nhau phát triển, cùng làm chung một sản phẩm và cùng nhau bán chung một sản phẩm. Với mong muốn cùng nhau phát triển, và luôn đồng hành cùng nhau vì một mục tiêu".
Liên minh Sale chung là một trong những bước đột phá dựa trên nền tảng số để cùng nhau đồng hành phát triển.
Để du lịch nông nghiệp xứ Thanh "cất cánh" Du lịch nông nghiệp là một loại hình du lịch tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp với hệ thống tài nguyên bao gồm tất cả những gì phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các bạn nhỏ hào hứng trải nghiệm hoạt động làm gốm tại...