Giúp phái yếu chữa lãnh cảm
Lãnh cảm là một chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
Bệnh lãnh cảm có nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân sinh lý. ThS . Hoàng Khánh Toàn bàn về nguyên nhân thứ hai.
Trong y học cổ truyền, lãnh cảm thuộc phạm vi các chứng “âm lãnh” và “âm nuy”, được điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các món ăn – bài thuốc. Xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả tham khảo.
Bài 1: Nhục thung dung 15g, kỷ tử 15g, thịt dê 100g, hành củ, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp đủ gia vị; các vị thuốc thái vụn cho vào túi vải buộc kín miệng rồi cho vào nồi hầm cùng thịt dê cho chín nhừ; khi được bỏ túi thuốc ra, chế thêm gia vị rồi ăn nóng. Mỗi ngày ăn một lần, 7 ngày là một liệu trình. Công dụng: Bồi bổ thận tinh, ôn bổ thận dương, nâng cao năng lực tình dục.
Video đang HOT
Bài 2: Tôm nõn 15g, hải mã (cá ngựa) 10g, gà non 1 con (nặng chừng 500g). Gà làm thịt, bỏ nội tạng, rửa sạch; tôm nõn và hải mã ngâm nước ấm trong 10 phút rồi cho vào trong bụng gà; đặt con gà vào 1 chiếc bát lớn, chế đủ gia vị rồi đem hầm cách thủy cho chín nhừ, chia ăn trong 2 ngày, cứ 3 – 5 ngày ăn 1 con, 5 con là 1 liệu trình. Công dụng: Ôn bổ thận dương, dưỡng huyết điền tinh, cải thiện khả năng tình dục.
Bài 3: Đương quy 15g, kỷ tử 20g, hoàng tinh 15g, gừng tươi 20g, thịt dê 100g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng; các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng rồi đem hầm với thịt dê cho thật nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng mỗi ngày một lần, 7 ngày là một liệu trình, có thể dùng liên tục 2 – 3 liệu trình. Công dụng: Ích khí dưỡng huyết, ôn trung bổ dương, tăng cường ham muốn tình dục.
Tôm nõn lá hẹ.
Bài 4: Nhục thung dung 10g, kỷ tử 15g, ba kích 10g, đại hồi 5g, thịt chó 100g. Thịt chó rửa sạch, thái miếng; các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng rồi đem hầm nhừ cùng thịt chó, khi được chế thêm gia vị, ăn nóng trong ngày, mỗi ngày dùng 1 lần, 7 lần là một liệu trình. Công dụng: Bổ thận ôn dương, nâng cao năng lực tình dục.
Bài 5: Tôm nõn 15g, trứng chim sẻ 10 quả, kỷ tử 10g, gạo tẻ 100g. Ninh gạo tẻ với tôm nõn và kỷ tử thành cháo rồi đập trứng chim sẻ vào, chế thêm hành, gừng tươi và gia vị vừa đủ, ăn nóng, mỗi ngày một lần, 15 ngày là một liệu trình. Công dụng: Bổ ích can thận, cải thiện ham muốn tình dục.
Bài 6: Rau hẹ 200g, tôm he 50g, thịt gà 50g. Rau hẹ rửa sạch, cắt khúc; thịt gà thái chỉ, tất cả đem xào với dầu thực vật, chế thêm gia vị, ăn nóng, mỗi ngày một lần, 15 ngày là một liệu trình. Công dụng: Ôn bổ thận dương, thúc đẩy công năng tính dục.
Bài 7: Hoài sơn 50g, cá hoa vàng (hoàng ngư) 50g, tôm nõn 50g, trứng gà 1 quả. Xào riêng hoài sơn, cá hoa vàng và tôm nõn với dầu thực vật cho chín rồi đổ chung vào chảo, đun to lửa, đập trứng đảo đều, chế đủ gia vị cho chín, ăn nóng, mỗi ngày một lần, 7 ngày là một liệu trình. Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ bổ thận, nâng cao khả năng tình dục.
TheoKH&ĐS (Bộ Y Tế)
Đau nửa đầu - chị em chớ có xem thường!
Đau nửa đầu là bệnh thường gặp ở phụ nữ làm cho người bệnh hết sức khó chịu mỗi khi lên cơn đau và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như công việc hàng ngày.
Nguyên nhân gây đau nửa đầu
Cho đến nay người ta vẫn chưa biết một cách chắc chắn nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu. Tuy vậy có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh đau nửa đầu như viêm xoang mạn tính hoặc cấp tính; bệnh đau răng; một số bệnh nhiễm khuẩn ở vùng tai, mũi, họng, mắt.
Bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh huyết áp thấp cũng rất có thể là đau nửa đầu. Một số bệnh chấn thương thực thể hoặc chấn thương tâm lý cũng gây đau nửa đầu. Bệnh đau nửa đầu cũng có thể do tác động của ngoại cảnh làm ảnh hưởng đến tâm lý mà người ta thường gọi là stress như công việc căng thẳng hay gặp sự cố không thuận lợi trong công việc.
Người ta cũng hay bắt gặp đau nửa đầu ở những người nghiện thuốc lá, người nghiện rượu hoặc không uống được rượu nhưng vẫn cố gắng uống hoặc bệnh đau nửa đầu cũng có thể gặp ở người có cân nặng quá mức bình thường (béo phì), rối loạn giấc ngủ (ngủ ít, ngủ hay thức giấc, ngủ chập chờn hoặc không thể ngủ được trong một thời gian dài).
Một số người khi dùng một loại thuốc nào đó để chữa một bệnh khác nhưng khi uống thuốc đó lại xuất hiện một bệnh khác đó là cơn đau nửa đầu.
Ngoài ra một số tác giả cho rằng đau nửa đầu cũng có thể gặp do di truyền. Về mặt cơ chế gây đau nửa đầu có những ý kiến cho rằng do thiếu hụt lượng serotonin trong máu và làm giảm lượng máu lưu thông về não bộ gây nên đau nửa đầu.
Triệu chứng của bệnh đau nửa đầu
Đau, nhức dữ dội kéo dài có khi vài ba tiếng, có khi cơn đau kéo dài vài ba ngày. Cơn đau đầu có khi như theo nhịp đập của tim.
Mức độ đau đầu và tần số đau đầu không giống nhau ở mỗi một người. Kèm theo đau đầu có thể buồn nôn, nôn; có thể gây cứng gáy; mệt mỏi và hay cáu gắt vô cớ nhất là khi lên cơn đau nửa đầu có ánh sáng chói chang hoặc tiếng ồn ào ở cường độ lớn (nghe tiếng nhạc, tiếng trống rền vang...).
Bệnh rất dễ tái phát và mỗi lần tái phát tthường làm cho người bệnh rất khó chịu, chóng quên và có thể gây rối loạn tiêu hoá và tiểu tiện. Ở một số người mỗi lần cơn đau đầu tái phát có thể có dấu hiệu báo trước như tim đập mạnh, nhanh, hoa mắt, chóng mặt.
Phụ nữ đã mắc chứng đau nửa đầu thường hay tái phát nhất là vào lúc đang có chu kỳ kinh hoặc áp lực công việc gia đình hoặc chấn thương tâm lý vì có sự mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày hoặc nóng, lạnh đột ngột...
Khi bị đau nửa đầu nên làm gì?
Để ngăn ngừa bệnh đau nửa đầu thì khi mắc một trong các bệnh về tai mũi họng, răng, bệnh nhiễm khuẩn, thoái hoá đốt sống hoặc bệnh tăng hoặc huyết áp thấp cần được khám bệnh để điều trị dứt điểm không được để bệnh trở thành mạn tính.
Nên chọn chế độ ăn thích hợp và năng tập thể dục như đi bộ, bơi, chơi cầu lông, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng để chống béo phì, chống tăng huyết áp.
Cần vệ sinh răng, miệng, họng hàng ngày như đánh răng, súc họng bằng nước muối nhạt. C
Cần bỏ thuốc lá và cần bỏ rượu càng sớm càng tốt vì rượu mà nhiều bệnh ngày một nặng thêm (bệnh gan, dạ dày, đại tràng, trĩ) và dễ gây tái phát (bệnh đau nửa đầu) mặc dù số phụ nữ nghiện thuốc lá, rượu chưa nhiều.
Nếu vì stress thì nên tìm mọi cách khống chế và loại trừ nó, ví dụ như làm tăng thêm giấc ngủ, đi nghỉ ngơi, tìm bạn bè thân thích trò chuyện, đến câu lạc bộ đọc sách, báo, truyện, nếu có điều kiện thì đi du lịch cùng gia đình, bạn bè...
Điều trị bệnh
Đau nửa đầu là một bệnh mà chưa biết rõ nguyên nhân cho nên việc điều trị cũng gặp không ít khó khăn, vì vậy việc xác định các yếu tố nguy cơ là hết sức cần thiết. Cần khám bệnh định kỳ để bác sĩ phát hiện những bệnh có khả năng liên quan đến bệnh đau nửa đầu.
Một số chị em khi dùng thuốc tránh thai mà thấy tần suất xuất hiện bệnh đau nửa đầu tăng lên thì nên báo cho bác sỹ biết để có thay đổi biện pháp tránh thai khác thích hợp với bản thân hơn nhằm giảm bớt cơn đau nửa đầu tái phát.
Việc dùng thuốc gì, hàm lượng và liều lượng bao nhiều phải do chính bác sĩ khám bệnh cho mình kê đơn, tuyệt đối không tự động mua thuốc hoặc do sự mách bảo của bạn bè, người thân mà mua thuốc dùng thì sẽ lợi bất cập hại vì đa số các thuốc điều trị bệnh đau nửa đầu đều có nhiều tác dụng phụ.
Theo Sức khỏe Gia đình
7 bệnh thường gặp mùa hè và cách phòng tránh Thời tiết mùa hè nắng nóng, bệnh dịch nhiều, có nhiều bệnh còn có thể dẫn đến tử vong nếu bạn không biết phòng tránh. 1. Cháy nắng Ngăn chặn cháy nắng bằng cách dùng kem chống nắng có chứa titanium dioxide và oxit kẽm. Những loại kem chống năng có chức năng bảo vệ da bạn khỏi hai tia UVA và UVB....