Giúp nữ sinh viên hiểu về ‘vùng mắc cỡ’
Phần nhiều nữ sinh viên Việt Nam còn thờ ơ và không biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân đúng cách, dẫn tới mắc bệnh ‘khó nói’…
TS.BS Ngô Thị Yên (phải) chia sẻ với sinh viên trong sự kiện ngày 24-7 – Ảnh: HIẾU TÂM
Ngày 24-7, buổi cuối cùng trong chuỗi phổ cập kiến thức cho sinh viên tại các trường đại học của Tổ chức Nơ Xanh – tổ chức phi lợi nhuận về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tử cung phụ nữ – khép lại bằng talkshow tại Trường đại học Quản lý và Công nghệ.
Tại đây, TS.BS sản phụ khoa Ngô Thị Yên – ủy viên ban chấp hành Hội Y học giới tính Việt Nam – đem đến những kiến thức, câu chuyện về “vùng mắc cỡ” mà nhiều bạn trẻ thường bỏ qua.
Các sinh viên cũng được hướng dẫn những nguyên tắc, kỹ năng chăm sóc phụ khoa, giải đáp những thắc mắc xoay quanh cách phòng tránh và bảo vệ vùng kín đúng cách để hạn chế nguy cơ mắc các loại bệnh phụ khoa như ung thư cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung…
TS.BS Ngô Thị Yên cho rằng phần nhiều nữ sinh Việt Nam còn thờ ơ và không biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân đúng cách, dẫn tới một số trường hợp không may mắc bệnh nặng. Thậm chí đến lúc đó, nhiều bạn vẫn không chịu đến các bệnh viện thăm khám vì… ngại.
“Khi đó việc điều trị sẽ tốn kém, mất nhiều thời gian và có thể để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Các bạn hãy lắng nghe cơ thể, theo dõi mình. Khi nào thấy bất thường như đau bụng, đi tiểu nhiều lần, vùng kín ngứa ngáy, viêm đỏ và sưng thì hãy đến bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời”, bà Yên nói.
Video đang HOT
Từng tiếp nhận rất nhiều ca mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đa số là các bạn trẻ, bác sĩ Yên nhấn mạnh và đề cao việc vệ sinh vùng kín đúng cách bởi đây là bước cơ bản và quan trọng nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập, tránh các nguy cơ viêm nhiễm.
Bác sĩ lưu ý các bạn sinh viên nên vệ sinh vùng kín hằng ngày và đúng cách: Vệ sinh từ trước ra sau, dùng khăn mềm để thấm khô và không sử dụng vòi xịt nước quá mạnh.
Đặc biệt, các bạn không nên thụt rửa quá sâu vì sẽ mất những lợi khuẩn tốt trong vùng kín. “Nếu có dấu hiệu bất thường như ngứa, kinh nguyệt không đều, ra khí hư nhiều… các bạn phải đi khám phụ khoa để bác sĩ kịp thời xử lý”, bác sĩ Yên chia sẻ.
Theo ban tổ chức, chiến dịch Vùng mắc cỡ đi đến các trường đại học năm 2024 đã tiếp cận được 1.000 sinh viên. Chiến dịch nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, khuyến khích trao đổi cởi mở về sức khỏe phụ khoa cho người trẻ, từ đó đẩy mạnh phong trào cùng chăm sóc và yêu thương bản thân trong giới trẻ.
Luận văn xuất sắc của nữ sinh viên mang hai dòng máu Việt Nam - Hungary
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, tại Triển lãm tổng kết cuối năm của trường Đại học Kiến trúc và Môi trường The Bartlett, thuộc Đại học UCL (University College London), Vương quốc Anh, diễn ra từ ngày 21/6 - 6/7/2024, luận án tốt nghiệp thạc sĩ của cô sinh viên gốc Việt Thuroczy Karolina My Lan đã được chọn là một trong 5 luận án xuất sắc nhất của khóa và được chọn in vào Kỷ yếu của trường.
Thuroczy Karolina My Lan cùng luận án tốt nghiệp xuất sắc được đăng trên kỷ yếu của trường Đại học Kiến trúc và Môi trường "The Bartlett". Ảnh: TTXVN phát
Theo bảng xếp hạng các trường đại học của QS World University Ranking, trường The Barlett đang ở vị trí số một trên thế giới về đào tạo ngành kiến trúc năm 2023 và 2024.
Luận án của My Lan với tựa đề "Ngôi nhà của hành trình hơn 5.000 dặm" được xây dựng dựa trên nền tảng ngôi nhà của chính gia đình cô tại Budapest. My Lan có bố là người Hungary và mẹ là người Việt. Trong suốt mấy chục năm sinh sống ở Hungary, mẹ My Lan đã cố gắng đưa các nét văn hóa Việt vào việc trang trí nội thất ngôi nhà của gia đình với mong muốn chồng con sẽ hiểu thêm, yêu thêm quê hương Việt Nam.
Mặc dù sinh ra và lớn lên ở Hungary nhưng từ nhỏ My Lan và em gái luôn được mẹ kể về Việt Nam, dạy tiếng Việt, chỉ bảo, hướng dẫn các phong tục truyền thống Việt Nam. Suốt những năm tháng tuổi thơ, hai chị em cô thường xuyên được tham gia các chương trình Tết Trung Thu cũng như hoạt động khác của thanh thiếu nhi người Việt tại Hungary. Gia đình My Lan cũng thường xuyên về Việt Nam thăm ông bà và tìm hiểu về quê ngoại.
Chính sự gắn bó với Việt Nam đã là động lực để cô sinh viên chuyên ngành kiến trúc mang hai dòng máu Việt Nam - Hungary chọn đề tài làm luận án tốt nghiệp thạc sĩ về sự kết hợp giao thoa hai nền văn hóa Việt Nam và văn hóa châu Âu trong thiết kế và được giáo sư hướng dẫn rất ủng hộ và khuyến khích thực hiện.
Trong luận án, My Lan đã phân tích tỉ mỉ sự kết hợp nội thất Á - Âu trong ngôi nhà của gia đình mình, nghiên cứu kỹ quá trình thay đổi và phát triển nhà ở tại Việt Nam mà trong đó lấy ví dụ cụ thể là ngôi nhà của bà ngoại ở Việt Nam từ khi mẹ cô sinh ra cho đến ngày nay. Trên các cơ sở đó và sự thay đổi của thời đại, My Lan đã thiết kế một ngôi nhà đặc trưng cho sự đa văn hóa của những người sống trong đó phù hợp với thế giới phẳng hiện nay.
Trong thời gian hoàn thiện luận án, cô đã trò chuyện rất nhiều với mẹ của mình, tìm hiểu hành trình hơn 5.000 dặm của mẹ từ Việt Nam đến Hungary, những phong tục tập quán của người Việt khi xây nhà, trang trí nội thất, động lực nào và vì sao mà mẹ cô tham gia tích cực các công việc xã hội, giữ gìn các phong tục tập quán, quảng bá về Việt Nam.
My Lan (đứng thứ hai, bên trái) chụp ảnh cùng gia đình tại triển lãm về đề tài luận án tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Kiến trúc và Môi trường "The Bartlett". Ảnh: TTXVN phát
Luận án của My Lan với những chương như "Toàn cầu trong một địa điểm" hay "Con đường từ châu Á đến châu Âu" đã làm nổi bật được sự cần thiết và những ưu điểm của việc kết hợp đa văn hóa trong kiến trúc hiện nay. Cô cũng nắm bắt được nhiều mạch quan trọng và thú vị như sự hòa hợp của trái tim ngôi nhà Việt và trái tim ngôi nhà châu Âu thông qua hình ảnh phòng làm việc của mẹ cô với bàn thờ chạm trổ Đồng Kỵ bên cạnh lò sưởi ốp gạch men Zsolnay của Hungary.
Không chỉ kiến trúc Việt mà My Lan còn quan tâm đến nhiều khía cạnh khác của con người và dân tộc Việt Nam. Cô từng hỏi mẹ: "Hồi xưa thế hệ ông bà ngoại phấn đấu vì mục đích gì". Khi được trả lời là "thế hệ các ông bà chiến đấu vì lý tưởng giành độc lập cho đất nước", cô lại hỏi: "Bây giờ Việt Nam độc lập rồi thì người Việt Nam phấn đấu vì điều gì?". Câu trả lời cô nhận được từ mẹ là: "Ngày nay, người Việt Nam nỗ lực phấn đấu để có vị thế trên trường quốc tế".
Những câu chuyện kể, những lời chỉ dạy theo năm tháng đã ngấm vào máu cô bé My Lan. Để giờ đây những kiến thức, văn hóa truyền thống, hiện đại Á - Âu một lần nữa được cô sinh viên kiến trúc tổng hợp đưa vào luận án tốt nghiệp thạc sĩ.
Niềm vui đến thật bất ngờ khi luận án của My Lan được chọn là một trong năm luận án được thuyết trình tại triển lãm năm nay của trường The Barllet.
My Lan chia sẻ cô thực sự vui mừng và hạnh phúc khi luận án tốt nghiệp của mình có mặt trong nhóm 5 luận án xuất sắc nhất của khóa. Qua đề tài của luận án cô muốn mọi người hiểu hơn, biết thêm về quê hương Việt Nam. Trong lời tâm sự, My Lan xúc động nhắc lại lời của mẹ: "Hãy cố làm một việc ý nghĩa, dù là nhỏ nhất hướng về Việt Nam, vì đó là nguồn cội, là quê hương của mình". My Lan cũng rất bất ngờ khi được các giáo sư, thầy cô giáo, sinh viên và nhiều người quan tâm khác đều đánh giá cao luận án. My Lan cho biết chính sự giao thoa, hòa hợp giữa các nền văn hóa sẽ giúp mọi người cởi mở hơn, tôn trọng những nền văn hóa khác cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của mình.
My Lan trong ngày trở thành Thạc sĩ trường Đại học Kiến trúc và Môi trường "The Bartlett". Ảnh: TTXVN phát
Giảng viên hướng dẫn của My Lan, Giáo sư Guang Yu Ren, Giáo sư người Anh gốc Hoa chia sẻ với bố mẹ My Lan tại triển lãm rằng bà rất vui khi hướng dẫn đề tài luận án của cô sinh viên mang hai dòng máu này, bởi những điều bố mẹ và gia đình My Lan làm thực sự ấn tượng và vô cùng cần thiết cho sự hòa hợp của các nền văn hóa.
Có mặt tại triển lãm, bà Phan Bích Thiện, mẹ của My Lan rất xúc động và tự hào khi đọc luận án của con gái. Bà chia sẻ những người Việt ở nước ngoài, dù xa quê, vất vả cực nhọc, nhưng họ vẫn luôn hướng về quê hương đất nước, nơi có gia đình, người thân của mình.
Không chỉ trên sách vở, mà văn hóa được truyền đi từ mỗi việc làm hằng ngày, dù rất bình dị, nhưng đều đặn, bền bỉ, sẽ đủ sức lan tỏa và nuôi dưỡng.
Nói thêm về cô sinh viên gốc Việt, thời học sinh My Lan từng là thành viên Đội tuyển Bơi nghệ thuật Quốc gia Hungary, đứng thứ 15 trong Giải Vô địch thế giới các môn thể thao dưới nước năm 2017, đoạt nhiều huy chương danh giá về bơi lội. My Lan cũng là học sinh gốc Việt đầu tiên và trong số ít những học sinh Hungary đã hai lần nhận được giải thưởng "Học sinh xuất sắc, vận động viên xuất sắc CH Hungary" các năm 2012 và 2014. Đây là giải thưởng lớn thường niên của Chính phủ Hungary dành cho học sinh từ lớp 6 cho tới sinh viên đại học có thành tích xuất sắc trong học tập và thể thao. Cô cũng từng đoạt Giải Ba trong cuộc thi toán đồng đội Bolyai, Giải Nhì toàn quốc trong cuộc thi sáng kiến dành cho học sinh lớp 6, đoạt Giải Nhất cuộc thi Tìm kiếm tài năng tổng hợp các môn khoa học tự nhiên Hungary năm 2013.
Bắt nghi phạm dán ảnh bêu xấu nữ sinh viên trước KTX để đòi nợ người nhà Do anh trai nợ tiền, một nữ sinh viên và mẹ bị bạn của chủ nợ lấy hình ảnh trên Facebook cá nhân dán trước cổng KTX Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng để bêu xấu, đòi nợ... Ngày 22.3, Công an P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) cho biết đã làm rõ người dán ảnh nữ sinh viên cùng...