Giúp nông dân tránh cảnh “được mùa, mất giá”
Đoàn công tác T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) vừa phối hợp Hội ND Tuyên Quang tổ chức tọa đàm, khảo sát thực tiễn nhằm xây dựng Nghị quyết của Ban Chấp hành T.Ư Hội về đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, dịch vụ, đào tạo nghề và tạo việc làm cho ND và nghị quyết về xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại.
Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Phạm Tiến Nam chủ trì buổi tọa đàm.
Phát huy vai trò chủ thể của nông dân
Tại buổi tọa đàm, lãnh đạo Hội ND tỉnh Tuyên Quang chia sẻ, thời gian qua, Hội ND tỉnh tích cực triển khai các chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Hội NDVN và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Hội ND tỉnh đã chủ động tham mưu với cấp ủy, phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành trong việc triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư T.Ư Đảng và Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Thông qua công tác tham mưu; phối hợp, Hội đã tạo nguồn lực để tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ nông dân; hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Qua thực hiện Kết luận số 61 của Ban Bí thư và Quyết định số 673 của Thủ tướng Chính phủ càng khẳng định vai trò chủ thể của nông dân, vai trò nòng cốt của Hội ND trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.
Video đang HOT
Những vườn bưởi đặc sản đang giúp nông dân xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) có thu nhập tốt.
(ảnh: internet)
Trong 5 năm (2013-2018), Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức đào tạo 83 lớp dạy nghề với 2.649 học viên tốt nghiệp, trong đó 57,7% học viên có việc làm sau đào tạo nghề. Quỹ HTND tăng trưởng trên 228,7%. Thông qua việc thực hiện cách chính sách hỗ trợ của tỉnh, Hội ND tỉnh đã tham gia hỗ trợ hiệu quả nông dân phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường. Đến nay, toàn tỉnh lắp đặt 5.984 hầm bể biogas; 8.087 công trình vệ sinh và hệ thống chuồng trại; lắp đặt 1.291 công trình biogas và nhà vệ sinh tự hoại bằng vật liệu nhựa composite tại khu di dân tái định cư…
Phó Chủ tịch Phạm Tiến Nam ghi nhận sự cố gắng nỗ lực của Hội ND tỉnh Tuyên Quang trong vai trò tham mưu và hoạt động phối hợp. Đây chính là động lực để các cấp Hội ND trong tỉnh kịp thời đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong công tác hội. Cụ thể, Hội đã chủ động tham mưu để tỉnh ban hành nhiều văn bản kịp thời; triển khai chạy thử nghiệm chương trình Hỗ trợ nông dân khởi sự kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn thông qua hoạt động của chuỗi quầy hàng tiện ích. Đây cũng là cơ sở để xây dựng mạng lưới tiêu thụ các sản phẩm, nông sản của địa phương, tiến tới kết nối mạng lưới tiêu thụ sản phẩm trong cả nước thông qua ứng dụng App BTplus (BT ) và chuyển giao ứng dụng Viettelpay, Vettelpay Pro…
Nhân rộng những cách làm hay
Tại tọa đàm, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Phạm Tiến Nam đề nghị Hội ND tỉnh Tuyên Quang tiếp tục quan tâm tổ chức một số nội dung sinh hoạt chuyên đề theo hướng đưa hội viên, nông dân đi học tập kinh nghiệm của các chi Hội trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Hoạt động tham quan thực tế là để bà con nông dân nâng cao kiến thức, kịp thời cập nhận thông tin mới và chia sẻ những kinh nghiệm quý, cách làm hay trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tham gia ý kiến chia sẻ về những khó khăn, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản. Các ý kiến đều cho rằng, xuất phát điểm trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh thấp nên khó tạo được những kết quả đột phá. Nguồn Quỹ HTND hàng năm tuy được quan tâm bổ sung nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân; mức cho vay/dự án/hộ của Quỹ HTND.
Đây cũng là khó khăn khiến việc cho vay triển khai các dự án phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực tại địa phương còn hạn chế. Trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, hội viên, nông dân thiếu thông tin về thị trường, giá cả. Bên cạnh đó, việc cập nhật, phổ biến, hướng dẫn cho bà con nông dân định hướng sản xuất của vùng, khu vực chưa thường xuyên nên dẫn đến tình trạng sản xuất theo phong trào, tự phát, thiếu liên kết nên vẫn còn tình trạng được mùa mất giá…
Qua nghiên cứu khảo sát và tham quan mô hình phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới tại xã Vinh Quang (huyện Chiêm Hóa) và xã Phúc Ninh (huyện Yên Sơn) cùng các ý kiến trong buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Phạm Tiến Nam yêu cầu các thành viên trong đoàn công tác tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các đại biểu Hội ND tỉnh Tuyên Quang. Qua tọa đàm và khảo sát thực tiễn tại cơ sở, Đoàn công tác có thêm số liệu, thông tin thực tế để phục vụ công tác xây dựng Nghị quyết của BCH T.Ư Hội NDVN, giúp Nghị quyết sau khi ban hành có tính khả thi, bám sát yêu cầu thực tiễn và phải thực sự đi vào cuộc sống…
Theo Danviet
Phúc Ninh: Vùng quê nơi những vườn cây trái xanh ngút tầm mắt
Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới là 1 trong 3 phong trào trọng tâm của công tác hội và phong trào nông dân. Để phong trào đạt hiệu quả, các cấp Hội ND tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân cùng chung tay thực hiện.
Đến xã Phúc Ninh (Yên Sơn) hôm nay sẽ được chứng kiến một vùng quê "thay da đổi thịt". Xã đã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Những con đường bê tông trải dài khắp các thôn, vươn tới từng hộ dân. Màu xanh của những vườn bưởi, vườn cam ngút tầm mắt.
Đó là thành quả của những người nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Anh Nguyễn Đức Quân - Chủ tịch Hội ND xã phấn khởi cho biết: Xã đã hình thành vùng cây ăn quả với khoảng 450ha gồm các loại cây như bưởi, cam, quýt. Hiện xã có 311 hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Thu nhập bình quân đầu người của xã cũng tăng lên trên 31 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,7%.
Nông dân xã Phúc Ninh (Yên Sơn) trao đổi kinh nghiệm chăm sóc cây ăn quả. Ảnh: L.T
Thu nhập tăng lên, người dân Phúc Ninh có điều kiện chỉnh trang nhà cửa, xây dựng, cải tạo các công trình vệ sinh nông thôn; góp tiền, công sức để làm đường bê tông, mương nội đồng, nhà văn hóa thôn. Từ năm 2011 đến nay, nông dân toàn xã đã đóng góp hàng vạn ngày công lao động và trên 8 tỷ đồng xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn.
Anh Nguyễn Như Hoàn ở thôn Khuôn Thống, xã Phúc Ninh chia sẻ, qua việc tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới, gia đình anh mạnh dạn chuyển đổi 7 sào đất vườn tạp để trồng cây bưởi và quýt, mang lại nguồn thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm. Số tiền tích luỹ được, anh xây nhà khang trang, có vốn tái đầu tư chăm sóc vườn và đóng góp kinh phí cùng nhân dân làm đường bê tông, nhà văn hóa thôn.
Lãnh đạo Hội ND tỉnh Tuyên Quang khẳng định, thời gian tới, các cấp Hội ND tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hội tập trung vào khuyến khích, hỗ trợ, cổ vũ nông dân thi đua lao động sản xuất, nâng cao thu nhập; đóng góp tiền của, công sức xây dựng hạ tầng nông thôn, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh môi trường.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, năm 2018, nông dân toàn tỉnh Tuyên Quang đã đóng góp trên 3,6 tỷ đồng, 13.000 ngày công lao động để kiên cố, tu sửa 263km kênh mương; làm mới, sửa chữa 372km đường giao thông nông thôn; xây dựng và tu sửa, chỉnh trang khuôn viên 133 nhà văn hóa thôn; hỗ trợ giúp đỡ 183 hộ nghèo xóa nhà tạm. Cùng với đó, đã có hàng trăm hộ tự nguyện hiến trên 12.600m2 đất để xây dựng nhiều công trình hạ tầng nông thôn.
Theo Danviet
Quỹ Hỗ trợ nông dân tiếp sức cho hội viên xứ Tuyên làm giàu Được tiếp sức từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều hội viên nông dân ở các huyện của tỉnh Tuyên Quang đã tự tin làm ăn, vươn lên thoát nghèo và có thu nhập ổn định. Đặc biệt, khi có của ăn, của để các hội viên này còn tích cực tham gia góp sức vào tiếp tục xây dựng nông...