Giúp nhau thoát nghèo từ… 1.000 đồng
Từ 1.000 đồng/hội viên quyên góp mỗi tháng, đến nay, Hội Cựu chiến bình (CCB) huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình đã mua được 10 con bò giao cho các hộ hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Từ sự giúp đỡ về giống, vốn ban đầu đã có nhiều hộ từng bước thoát nghèo.
Vuốt ve bò mẹ đang kỳ mang thai, hội viên CCB Nguyễn Đăng Ninh ở thôn 2, xã Cố Nghĩa chia sẻ: Đây là con bò đầu tiên trong chương trình “Ngân hàng bò” của Hội CCB huyện giao về hộ để chăn nuôi từ năm 2014.Theo chương trình, gia đình tôi được giao bò mẹ khi đã có chửa được 5 tháng. Con đầu tiên sau khi nuôi 1 năm gia đình đã giao lại cho Hội CCB huyện để tiếp tục chuyển cho hội viên khác nuôi.
Từ một con bò mẹ đến nay, gia đình hội viên Nguyễn Đăng Ninh ở thôn 2, xã Cố Nghĩa ( Lạc Thủy) đã có thêm 4 bò con. Nhờ đó đời sống gia đình từng bước ổn định.
Đồng chí Vũ Quang Vui, Chủ tịch Hội CCB xã Cố Nghĩa cho biết: Trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ hội viên CCB gặp khó khăn, nhưng khi Hội CCB huyện phát động quyên góp, ủng hộ để xây dựng “Ngân hàng bò” trao cho các hộ hội viên có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được sự ủng hộ tích cực của 100% hội viên CCB trong xã. Dù chỉ phát động với mức đóng góp 1.000 đồng/người/tháng nhưng trong những năm qua, 380 hội viên của xã luôn quyên góp, ủng hộ vượt định mức. Trong đó, có nhiều đồng chí thuộc diện được miễn không phải đóng góp nhưng vẫn tự nguyện đóng góp với số tiền hàng trăm nghìn đồng. Nhiều đồng chí thường xuyên tham gia quyên góp, ủng hộ từ 100.000 đồng/năm trở lên.
Sau 4 năm triển khai chương trình “Ngân hàng bò”, Hội CCB huyện Lạc Thuỷ đã vận động quyên góp và đầu tư mua được 10 con bò sinh sản giao cho các hộ hội viên có hoàn cảnh khó khăn ở 10/15 xã, thị trấn. Từ 10 con bò mẹ ban đầu, tính đến nay đã phát triển lên 19 con.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Hữu Sinh, Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Lạc Thuỷ cho biết: Thực hiện chương trình hỗ trợ hội viên có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, từng bước ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững, năm 2013, BCH Hội CCB huyện đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ để xây dựng quỹ “Ngân hàng bò” giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn với mức đóng góp 1.000 đồng/người/ tháng.
Video đang HOT
Ngay sau khi phát động, Hội CCB huyện đã thu được trên 90 triệu đồng. Số tiền này được dùng mua 4 con bò đang trong kỳ sinh sản giao cho 4 hộ hội viên. Từ năm 2014 đến nay, Hội tiếp tục duy trì, vận động quyên góp và mua thêm 6 con bò sinh sản để giao cho các hộ hội viên. Quá trình triển khai thực hiện đã đảm bảo sự công khai, minh bạch. Các xã tổ chức bình xét công khai hộ hội viên đủ điều kiện để giao bò. Sau khi bò đẻ con đầu tiên nếu là con cái sẽ được giữ lại để nuôi, sau 1 năm giao cho hộ khác, còn con bò ban đầu vẫn giữ lại cho hộ gia đình hội viên được giao.
Trong quá trình chăn nuôi, nếu sau 2 năm bò không sinh sản thì Hội CCB huyện sẽ thay bò mới để hội viên được thụ hưởng không bị thiệt thòi. Nhờ vậy đã có nhiều hộ hội viên từng bước vươn lên thoát nghèo như các gia đình hội viên: Vũ Tuấn Anh ở thôn Đồng Phú, xã Đồng Tâm; Nguyễn Văn Nam ở thôn Đồi Hoa, xã Lạc Long…
Với cách làm đó, mô hình “Ngân hàng bò” của Hội CCB huyện Lạc Thuỷ đã có sức lan toả rộng rãi, ý nghĩa thiết thực. Không chỉ sáng tạo giúp nhau vươn lên thoát nghèo, những năm qua, hưởng ứng phong trào xây dựng NTM và “CCB nêu gương sáng”, nhiều hội viên CCB huyện Lạc Thủy đã hiến kế, hiến công, hiến đất xây dựng NTM.
Trong phong trào này, hội viên trong hội đã hiến trên 27.000 m2 đất thổ cư để làm đường GTNT và các công trình phúc lợi xã hội; huy động 183 triệu đồng và gần 7.800 ngày công để làm các công trình NTM; vận động hội viên làm nòng cốt thực hiện mô hình thắp sáng đường quê, qua đó đã lắp đặt 435 bóng điện chiếu sáng cho trên 15 km đường liên thôn; nhận quản lý 7,5 km đường GTNT, giữ gìn đường làng sạch sẽ, đảm bảo môi trường sinh thái.
Theo Mạnh Hùng (Báo Hoà Bình)
Mùa nhãn ở Sơn Thủy được ví như "mùa vàng"
Từ khi cải tạo vườn tạp sang trồng nhãn Hương Chi, xã Sơn Thủy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã xuất hiện nhiều triệu phú. Cây nhãn không chỉ giúp người dân nơi đây xóa đói, giảm nghèo mà còn làm giầu.
Từ 2,5 ha ban đầu, sau hơn 20 năm bám rễ nơi đất mới, cây nhãn Hương Chi của xã Sơn Thuỷ đã phát triển lên 110 ha, trong đó 58 ha nhãn đã cho thu hoạch, năng suất khoảng 15 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế của việc phát triển nhãn Sơn Thuỷ đã được chứng minh trong thực tế. Với năng suất như hiện nay và thị trường tiêu thụ khá ổn định, cho thu nhập bình quân hơn 250 triệu đồng/ha/năm. Nhãn hiệu tập thể nhãn Sơn Thuỷ đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KHCN cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể tại Quyết định số 39194/QĐ-SHTT ngày 27/6/2016.
Từ khi chuyển sang trồng nhãn, cuộc sống của bà con nông dân xã Sơn Thủy đã dần thay đổi. Nhiều hộ thu cả nửa tỷ đồng trên năm từ vườn nhãn.
Gia đình chị Bùi Thị Đào đã trồng nhãn được gần 20 năm. Hiện gia đình chị trồng 1 ha nhãn khoảng 230 gốc. Nhãn được mùa giá bán đầu vụ 33.000 đồng, giờ thương lái đang mua giá 25000 đồng/kg. Dự tính vụ này thu khoảng 25-30 tấn, đem về thu nhập 600 triệu đồng.
Vườn nhãn Hương Chi sai trĩu quả. Có cây nhãn cho thu 2 tạ quả tương đương 4 triệu đồng.
Toàn xã Sơn Thủy có 110 ha, trong đó có 58 ha cho thu hoạch. Cả 5 xóm của xã đều trồng nhãn. Xóm trồng nhiều nhất là xóm Khoang và xóm Lốc.Người dân Sơn Thủy giờ quý đất như vàng, nhà nào cũng thi đua chăm chỉ vun trồng cho nhãn tốt tươi. Nhãn năm nay được mùa, được giá.
Người dân Sơn Thủy đã chọn giống nhãn Hương Chi để trồng. Giống nhãn này cho năng suất cao, quả to, cùi dày, hạt nhỏ nên được khách hàng ưa chuộng.
Cây nhãn đang làm thay đổi cuộc sống của người dân xã Sơn Thủy.
Theo Danviet
Cả xóm trồng đậu đũa xuất khẩu: Dễ làm, tiền tươi thóc thật Đến thăm xóm Trò, xã Hợp Kim (huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình) những ngày này có thể cảm nhận được sự nhộn nhịp của nhân dân nơi đây đang vào mùa thu hoạch đậu đũa. Xen lẫn những giàn đậu xanh mướt, phủ kín vùng đất cằn cỗi xưa là tiếng cười, nói phấn khởi của bà con, báo hiệu một mùa...