Giúp người lao động có cuộc sống tốt hơn
Thông qua hoạt động nghiệp đoàn, đời sống của lao động phi chính thức được cải thiện, qua đó khẳng định vai trò đại diện của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới
Trong 2 ngày 27 và 28-6, tại TP HCM, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức hội thảo xác thực, phổ biến về “Báo cáo kết quả nghiên cứu mô hình tổ chức nghiệp đoàn (NĐ) tại Việt Nam năm 2021″. Theo đánh giá của Tổng LĐLĐ Việt Nam, việc tập hợp người lao động (NLĐ) làm việc ở khu vực phi chính thức vào NĐ là hướng đi đúng, mô hình này không chỉ giúp chăm lo cho NLĐ tốt hơn mà còn khẳng định vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ của tổ chức Công đoàn.
Đáp ứng mong mỏi của đoàn viên
Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết đến cuối năm 2017, cả nước có trên 18 triệu lao động phi chính thức. Tiền lương của đối tượng này khá thấp trong khi không có hợp đồng lao động (chiếm 76%), không đóng BHXH (gần 98%) và phải đối mặt với nhiều rủi ro. Từ thực tế này, tổ chức Công đoàn Việt Nam chủ trương đa dạng các hình thức tập hợp NLĐ, thành lập các NĐ để bảo vệ quyền lợi cho họ. Đến nay, cả nước đã thành lập được 521 NĐ thuộc 24 ngành nghề khác nhau với 35.295 đoàn viên, trong đó TP HCM và tỉnh Quảng Ngãi là 2 địa phương có số đoàn viên đông nhất.
Ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng Ban Chính sách – Pháp luật LĐLĐ TP HCM, trao sổ BHXH tự nguyện cho đoàn viên Nghiệp đoàn Xe ôm công nghệ quận Bình Tân .Ảnh: CAO HƯỜNG
Thông qua hoạt động, nhiều NĐ đã thực sự trở thành điểm tựa vững chắc của NLĐ. NĐ Nghề cá xã Nghĩa An, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi là một điển hình. Ra đời 10 năm với số đoàn viên ban đầu là 216 người, nay NĐ đã có 629 đoàn viên, trở thành một trong số NĐ có đông đoàn viên nhất nước. Ông Đỗ Hồng Minh, Chủ tịch NĐ, cho biết ban đầu NĐ mới thành lập, ngư dân chỉ tham gia cho có chứ không mặn mà. Tuy nhiên, với nỗ lực và sự tận tâm của ban chấp hành, NĐ từng bước giúp đoàn viên cải thiện cuộc sống, xây dựng quan hệ hài hòa giữa chủ tàu cá và NLĐ. Từ đó, NĐ phát triển cả về chất lẫn về lượng. Hiện số tàu thuyền của NĐ có đến 140 chiếc, tăng gần 5 lần so với ban đầu, sản lượng đánh bắt cũng không ngừng tăng lên.
Chia sẻ bí quyết thành công, ông Minh kể quy định bắt buộc đối với đoàn viên NĐ là trong mỗi chuyến vươn khơi bám biển phải đi theo tổ chứ không được khai thác riêng lẻ. Nhờ vậy khi gặp sự cố trên biển, đoàn viên luôn nhận được sự giúp đỡ kịp thời. Ước tính, chi phí vận động hỗ trợ đoàn viên NĐ thời gian qua lên đến hơn 1 tỉ đồng. NĐ cũng chủ động kêu gọi đoàn kết, hỗ trợ nhau; phối hợp giữa các tàu tham gia những cuộc tìm kiếm, lai dắt tàu, đưa ngư dân bị nạn vào bờ an toàn mà không tính toán chi phí. Tiêu biểu như đoàn viên Phạm Hết đã cứu nạn người nước ngoài trôi dạt trên biển và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. “Chính những việc làm thiết thực của NĐ đã đáp ứng được mong mỏi của đoàn viên về tổ chức đại diện của riêng mình” – ông Minh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tại TP HCM, hoạt động của các NĐ thời gian qua cũng được nâng chất rõ rệt. Không chỉ được chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ vay vốn, đoàn viên các NĐ còn được tham gia BHXH, BHYT tự nguyện. Ngoài ra, hoạt động của các NĐ còn được LĐLĐ thành phố và các Công đoàn cấp trên cơ sở đầu tư nâng chất như hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng tay nghề. Bước đầu tại một số địa phương còn thí điểm về thương lượng tập thể và ký kết thỏa ước lao động tập thể nhóm.
Tạo điều kiện để nghiệp đoàn phát triển
Dù gặt hái được những kết quả bước đầu song theo đánh giá của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hoạt động NĐ hiện nay còn nhiều hạn chế, đó là phụ thuộc vào Công đoàn cấp trên; cán bộ NĐ còn yếu về năng lực, kỹ năng nên NĐ chưa hấp dẫn đoàn viên.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động NĐ trong giai đoạn tới. Ông Mai Ngọc Thuần – Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Bình Tân, TP HCM – cho biết khó khăn lớn nhất của NĐ hiện nay là kinh phí hoạt động. Vì vậy, song song với việc đổi mới cách thức tập hợp NLĐ vào NĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam nên xem xét miễn thu đoàn phí đối với các NĐ trong giai đoạn đầu thành lập hoặc những thời điểm đoàn viên gặp khó khăn như dịch bệnh. Ông Thuần cũng kiến nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam quan tâm đầu tư, hỗ trợ tài chính và nhân lực nhằm đổi mới mạnh mẽ công tác tập hợp lao động phi chính thức vào Công đoàn, trong đó ưu tiên các tỉnh, thành và các ngành nghề phát triển mạnh, thu hút đông NLĐ làm việc.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, đại diện LĐLĐ tỉnh Quảng Nam, cho biết mô hình NĐ hiện nay chủ yếu phát triển ở cấp cơ sở, chưa có NĐ cấp trên trực tiếp theo ngành nghề. Do đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các NĐ cùng ngành nghề để thúc đẩy hoạt động của NĐ, đồng thời có kế hoạch liên tịch với các ngành, chính quyền để có chính sách quan tâm, hỗ trợ NĐ hoạt động.
Nhiều đại biểu cho rằng nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các chính sách đồng bộ về khu vực phi chính thức để dần chuyển dịch lao động phi chính thức sang chính thức. Đồng thời, tổ chức Công đoàn cần tăng cường phối hợp các trường, trung tâm đào tạo nghề tại địa phương làm tốt công tác đào tạo nghề cho đoàn viên NĐ, giúp họ có kỹ năng làm việc để ổn định cuộc sống.
Làm thế nào để người lao động trở lại TP.HCM làm việc?
Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết đứng trước bài toán thiếu hụt lao động, các tỉnh phía nam cần kêu gọi, động viên, đưa ra phúc lợi thỏa đáng để kéo người người dân trở lại làm việc.
Trong văn bản gửi Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các tỉnh, thành phố tối 7/10, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất thực hiện một số giải pháp hạn chế thiếu hụt lao động, phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Theo đó, sau khi dịch Covid-19 dần được khống chế, các địa phương đang khẩn trương bắt tay vào thực hiện lộ trình phục hồi sản xuất, kinh doanh nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện "bình thường mới".
Tuy nhiên, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, thời gian qua, một bộ phận công nhân và người lao động đã rời TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và các khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam để về quê tự phát.
"Tình trạng này có thể gây nhiều hệ lụy liên quan đến an toàn khi di chuyển và an toàn với dịch bệnh, làm tăng nguy cơ thiếu hụt lao động phục vụ phục hồi sản xuất, kinh doanh ở địa bàn đi, nhưng xuất hiện tình trạng thất nghiệp của nhiều lao động ở địa bàn đến", tổ chức công đoàn Việt Nam lo ngại.
Tổng LĐLĐ Việt Nam lo ngại việc người dân ồ ạt về quê làm gia tăng nguy cơ thiếu hụt lao động ở các tỉnh, thành phố phía nam. Ảnh: Việt Linh.
Trước tình hình trên, đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các ngành chức năng tỉnh, thành phố cùng công đoàn ngành Trung ương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục bằng nhiều hình thức, cách thức khác nhau để người lao động không tự phát về quê, rời nơi đang cư trú.
Các biện pháp đưa ra nhằm động viên người lao động tiếp tục trở lại doanh nghiệp khi doanh nghiệp bắt đầu sản xuất.
Cụ thể, tổ chức công đoàn địa phương cần bàn bạc, thương lượng với doanh nghiệp trong việc ban hành các chế độ, chính sách giữ chân người lao động như trả lương tạm nghỉ việc, hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì, tổ chức cuộc sống gia đình, tăng lương, thưởng, phúc lợi khi doanh nghiệp đi vào sản xuất có hiệu quả.
Đồng thời, việc kêu gọi lao động trở lại làm việc có thể qua hình thức viết thư hoặc nhắn tin, bố trí phương tiện đón người lao động từ các địa phương hoặc chi trả, hỗ trợ tiền đi đường, các chi phí khác khi trở lại doanh nghiệp...
Để giữ chân lao động ở lại làm việc, các tổ chức công đoàn cơ sở cũng cần tập trung hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn người lao động, người sử dụng lao động trong hoàn thiện thủ tục, giấy tờ để nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ.
Việc được tiếp cận các gói hỗ trợ nhanh nhất sẽ giúp người lao động, người sử dụng lao động giảm bớt khó khăn, thực hiện mục tiêu duy trì, phục hồi sản xuất và phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Tổ chức công đoàn Việt Nam yêu cầu địa phương đẩy mạnh chương trình hỗ trợ, tăng cường xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ người lao động đặc biệt khó khăn hoặc người đã trở lại làm việc nhưng vẫn gặp khó khăn. Giải pháp này giúp lao động có điều kiện để bám trụ, sẵn sàng đồng hành với người sử dụng lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, tổ chức công đoàn cơ sở cũng cần đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác nhận, làm các thủ tục để người lao động có nhu cầu trở lại làm việc cho doanh nghiệp, đảm bảo quy định của Chính phủ về phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Trước đó, kể từ ngày 1/10, sau khi TP.HCM và nhiều tỉnh phía nam nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch, hàng chục nghìn người đã quyết định về quê sau nhiều tháng bám trụ lại thành phố, khu công nghiệp mà không có việc làm. Việc này làm dấy lên lo ngại nguy cơ thiếu hụt lao động ở các khu công nghiệp, dịch vụ.
Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, trong quý IV, nhu cầu tuyển lao động của doanh nghiệp ở TP.HCM là 42.000-56.000 người. Trong khi đó, ngành chức năng tỉnh Bình Dương đưa ra dự báo địa phương có thể thiếu hụt 40.000-50.000 lao động khi các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trở lại.
Đồng Nai: Hỗ trợ hơn 203.000 lao động tự do mất việc làm Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tính đến nay, tỉnh Đồng Nai đã chi hỗ trợ cho hơn 203.000 NLĐ tự do bị mất việc làm với số tiền trên 305 tỉ đồng. Ngoài...