Giúp người dân nâng cao thu nhập, từng bước cán đích nông thôn mới
Từng vườn dược liệu tươi tốt, từng luống bí nhật xanh mơn mởn hay những ruộng lúa vàng ươm đang đợi người dân thu hoạch.
Đó là quang cảnh đầy sắc màu, thể hiện sự quyết tâm cán đích nông thôn mới vào cuối năm 2020 của người dân và chính quyền xã Măng Cành, huyện Kon Plông (Kon Tum).
Trở về xã Măng Cành vào những tháng cuối năm, chúng tôi thấy được sự quyết tâm của người dân để nhanh chóng cán đích nông thôn mới vào cuối năm 2020. Theo đó, thời gian này xã Măng Cành đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp, nỗ lực hoàn thành 2 tiêu chí chưa đạt chuẩn là thu nhập và hộ nghèo nhằm phấn đấu về đích nông thôn mới vào cuối năm nay theo kế hoạch đề ra.
Người dân xã Măng Cành đã biết trồng lúa nước 2 vụ và sử dụng máy móc hiện đại thu hoạch lúa
Để hoàn thành 2 tiêu chí chưa đạt chuẩn là thu nhập và hộ nghèo, hiện xã Măng Cành đang tập trung xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả góp phần tăng giá trị thu nhập nâng cao đời sống người dân. Theo đó, xã đang triển khai thực hiện 3 mô hình trồng bắp sinh khối, đương quy và sâm dây trên tổng diện tích 12,1ha cho 53 hộ dân ở các thôn. Ngoài diện tích cây dược liệu, xã Măng Cành còn phát triển 180ha rau và hoa xứ lạnh; 417ha cây lâu năm (cà phê xứ lạnh, cây ăn quả); phát triển tổng đàn gia súc (trâu, bò, heo, dê) trên 10.500 con.
Video đang HOT
Từng luống bí Nhật xanh tươi mơn mởn của người dân hứa hẹn cho thu nhập cao
Với sự quyết tâm nhằm cán đích nông thôn mới vào cuối năm 2020, ông Trần Văn Nết – Chủ tịch UBND xã Măng Cành nhấn mạnh, để đạt mục tiêu đến cuối năm nay về đích nông thôn mới, chính quyền xã đang triển khai nhiều giải pháp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các nguồn khác để giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn xã. Đặc biệt, xã sẽ tuyên truyền đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, giúp nông dân thoát nghèo vươn lên làm giàu hiệu quả.
Một mô hình mới được xã Măng Cành triển khai, đặt hy vọng có thể nâng cao thu nhập của người dân chính là mô hình trồng bí Nhật. Đến nay mô hình đã phát triển được 12 hộ dân ở các thôn khác tham gia. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên qua 3 mùa vụ sản xuất, cây bí Nhật cho sản lượng và mang lại lợi nhuận cao cho các hộ dân. Xã đang vận động, khuyến khích nhân dân phát triển mô hình này để tăng thu nhập. Ngoài ra, để hỗ trợ các hộ dân phát triển sản xuất, xã phối hợp Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Nam bộ (tỉnh Bình Dương) triển khai mô hình trồng cây lan kim tuyến dưới tán rừng trên tổng diện tích 1ha với sự tham gia của 20 hộ dân…
Diện tích sâm dây cũng sắp cho thu hoạch củ
“Song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã sẽ vận động nhân dân tham gia vào mô hình HTX, bao tiêu nông sản, doanh nghiệp sẽ cam kết bao tiêu sản phẩm nông sản với người dân khi tới mùa vụ. Bên cạnh đó, xã sẽ tập trung thu hút các doanh nghiệp góp vốn vào HTX, tạo ra các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực; tạo chuỗi giá trị, gia tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, xã đã có đề xuất ban chỉ đạo NTM tỉnh, huyện chỉ đạo các phòng ban làm cầu nối tiêu thụ nông sản, góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân”, ông Nết cho biết thêm.
Cần Giờ sẵn sàng về đích nông thôn mới
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã có chuyến công tác kiểm tra tiến độ thực hiện nông thôn mới (NTM) tại huyện Cần Giờ, nhất là xây dựng cơ sở giáo dục, để đốc thúc huyện này về đích NTM vào cuối năm nay.
Theo Văn phòng Điều phối NTM thành phố, hiện huyện Cần Giờ đã sẵn sàng về đích huyện NTM khi 9/9 tiêu chí cơ bản đã hoàn thành. 6/6 xã xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã hoàn thành 19/19 tiêu chí và được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.
Cơ sở giáo dục đáng mơ ước
Trong chuyến kiểm tra này, ông Lê Thanh Liêm đã chọn đến thăm Trường THPT Cần Thạnh, một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia vừa đưa vào khai giảng trong năm học 2020-2021. Ông Liêm đánh giá khá cao sự hoàn thiện của ngôi trường, cũng như trang bị cơ sở vật chất hiện đại.
Nuôi trồng thủy sản tại Cần Giờ. Ảnh: T.Đ
Ông Lê Thanh Liêm đánh giá cao nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân Cần Giờ thực hiện xây dựng NTM trong những năm qua. Ông Liêm đề nghị huyện Cần Giờ cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM trình thành phố vào cuối tháng 10 này.
Theo Hiệu trưởng Trường THPT Cần Thạnh Lương Văn Minh, ngôi trường có diện tích 25.000m2 này được hoàn thành nâng cấp với vốn đầu tư là 154 tỷ đồng. Hiện trường có 24 phòng học và chức năng. Ngoài ngôi trường này, Cần Giờ còn nâng cấp đưa vào khai thác thêm 2 trường THPT nữa cũng đạt chuẩn quốc gia là Bình Khánh và An Nghĩa.
Trước đó, Đoàn thẩm tra mức độ đạt tiêu chí tại các huyện xây dựng NTM thành phố tiến hành thẩm tra kết quả thực hiện tiêu chí huyện NTM Cần Giờ. Theo đó, Sở GDĐT đánh giá, Cần Giờ chưa đạt nội dung tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Nguyên nhân, trên địa bàn huyện Cần Giờ có 3 trường THPT thì cả 3 đều không đạt tiêu chuẩn về cơ sở vật chất.
Theo ông Nguyễn Văn Hồng - Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, sau khi nhận được đánh giá thẩm định của Sở GDĐT, UBND huyện Cần Giờ chỉ đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện, Phòng GDĐT phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu 3 trường THPT nói trên khẩn trương hoàn thiện các hạng mục dự án và bổ sung cơ sở vật chất theo kiến nghị của đoàn đánh giá.
Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM TP.HCM Thái Quốc Dân cho biết, hiện thành phố có 4 trường THPT đạt chuẩn quốc gia, thì Cần Giờ có 3 trường.
Sẵn sàng về đích
Theo UBND huyện Cần Giờ, trong 10 năm qua, thành phố đã phân bổ kinh phí cho huyện hơn 739.500 triệu đồng. Huyện đã triển khai đầu tư 464 công trình hạ tầng kinh tế - xã hội theo đề án xây dựng NTM các xã. Trong đó, có 267 công trình giao thông, 108 công trình thủy lợi, 54 công trình văn hóa, 27 công trình giáo dục - y tế, 4 công trình nhà ở dân cư, 2 công trình điện.
Hiện, hệ thống đường giao thông do huyện quản lý được duy tu, sửa chữa, đồng thời thực hiện đảm bảo an toàn cho nhân dân khi tham gia giao thông; đáp ứng nhu cầu giao thông, vận chuyển hàng hóa và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Cụ thể, có 5.635km đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hóa, bêtông hóa; 1.048km đường trục ấp, liên ấp được cứng hóa; 10.549km đường hẻm tổ, tổ sạch và không lầy lội vào mùa mưa, 61,64km đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện.
Huyện cũng đầu tư xây dựng 25 công trình trường học. Đến nay, toàn huyện có 38 trường học các cấp với 3 trường THPT, 7 trường THCS, 1 THCS-THPT, 16 trường tiểu học, 11 trường mầm non. Trong đó, có 37 trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, 27 trường đạt chuẩn quốc gia các cấp độ (9 trường mầm non, 12 trường tiểu học, 6 trường THCS).
Huyện đã triển khai thực hiện "Đề án phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân" và "Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2016 - 2020"; kế hoạch phát triển mỗi xã một sản phẩm chủ lực; phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển các loại hình du lịch; đồng thời giải quyết việc làm cho lao động, giúp cho người lao động nâng cao tay nghề, tiếp cận việc làm, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập người dân.
Đến cuối năm 2019, thu nhập của người dân Cần Giờ đạt hơn 58 triệu đồng/người/năm, tăng 3,9 lần so với năm 2010.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, tiểu khu ở Đảng bộ huyện Nga Sơn Đảng bộ huyện Nga Sơn hiện có 8.438 đảng viên thuộc 45 tổ chức cơ sở đảng (24 đảng bộ xã, thị trấn; 11 đảng bộ và 10 chi bộ cơ quan, ngành), trong đó có 168 chi bộ nông thôn/365 chi bộ trực thuộc. Từ sự chăm lo của đảng bộ các cấp, nhận thức của các cán bộ, đảng viên, các...