Giúp mẹ tẩy giun cho bé bằng rau củ
Những bài thuốc tẩy giun cho trẻ trong dân gian đã phát huy hiệu quả, mẹ hãy giúp bé tẩy giun an toàn bằng rau củ quả quanh nhà nhé!
Hạt bí ngô
Ít ai biết được rằng hạt bí ngô có tác dụng chữa sán, giun móc, giun kim rất triệt để. Các mẹ có thể dùng bí ngô trong các trường hợp:
- Tẩy giun đũa: hạt bí rang lên ăn vào sáng sớm và lúc đói. Trẻ em mỗi lần ăn từ 30-50g, người lớn từ 60g.
- Tẩy giun móc: dùng khoảng 120g hạt bí và hạt cau nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng, chiều lúc đói, uống liền trong 3-4 ngày.
- Tẩy giun kim: dùng khoảng 30-50g hạt bí giã nát. Ngày uống 2 lần với nhiều nước, liên tục trong 7 ngày, lúc đói.
- Tẩy giun sán: dùng hạt bí bóc vỏ, nghiền nát, thêm nước và trộn với mật hoặc đường khi uống. Người lớn dùng 100g, trẻ em 3-4 tuổi dùng 30g, trẻ 5-7 tuổi dùng 50g, 7-10 tuổi dùng 75g. Uống vào sáng sớm, lúc đói.
Lá mơ lông
Nếu trẻ bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.
Rau sam
Rau sam là &’vị thuốc’ trị giun kim rất hiệu quả mà ít người biết.
Cách làm: khi trẻ có dấu hiệu bị giun, mẹ chỉ cần lấy khoảng 50g rau sam tươi (đã rửa sạch), sau đó thêm ít muối vào giã nát rồi vắt lấy nước. Để bé dễ uống hơn, mẹ có thể thêm vào ít đường (nhưng đừng quá ngọt). Cho bé uống liền trong 3-5 ngày.
Video đang HOT
Tỏi
Lấy tỏi đã bóc võ, giã nát. Sau đó, cho tỏi vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1/10, ngâm trong 1-2 giờ. Tiếp theo, lấy nước cốt ngâm tỏi qua gạc lọc. Cuối cùng, trộn đều nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng gà.
Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim cho trẻ.
Cà rốt
Cà rốt có công năng tẩy giun (nhờ chứa lưu huỳnh), hơi nhuận tràng (giúp thải loại giun) và bổ dưỡng nhờ rất giàu vitamin (A, C, B6), khoáng chất, kali, thiamine, folic acid và măng-gan để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, loại quả này cũng trị bệnh viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy.
Hạt trâm bầu
Tác dụng tẩy giun của hạt trâm bầu tới 70% so với dùng thuốc lại an toàn, không hại sức khỏe. Cách làm: Dùng hạt trâm bầu nghiền trộn với lá mơ tam thể, hấp chín tới và cho trẻ ăn vào buổi sáng sớm khi đói. Ăn liên tục từ 3-5 ngày.
Cây sư tử quân
Cây sư tử quân có tên khoa học là Quisqualis indica L, trong dân gian còn gọi là cây quả giun, dây giun, quả nấc, có tác dụng tẩy được giun đũa. Nghiền thành bột hạt quả sử quân, cho trẻ em uống từ 5-10 g. Uống liên tục trong 3 ngày vào buổi sáng.
Theo VNE
Những nguy hiểm tiềm ẩn từ nội tạng động vật
Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.
Bộ phận nội tạng được định nghĩa là ruột và cơ quan nội tạng của động vật bị xẻ thịt. Từ này không đề cập đến một danh sách cụ thể của các cơ quan, nhưng bao gồm các cơ quan bên trong khác của động vật ngoài bắp cơ và xương.
Giá trị dinh dưỡng
Tùy vào bối cảnh văn hóa ở các vùng miền, khu vực khác nhau của khắp các châu lục trên thế giới, bộ phận nội tạng có thể được coi là chất thải phải vứt bỏ, hoặc như món ăn ngon đặc sản cho vùng miền hoặc là vị thuốc có giá trị trong y học cổ truyền Trung Hoa và các nước có nền y học phương đông khác.
Bộ phận nội tạng không sử dụng trực tiếp cho con người hoặc động vật thì thường được xử lý trong nhà máy sản xuất phân bón, hoặc nhiên liệu. Một số món ăn từ bộ phận nội tạng có tiếng như gan ngỗng, pa tê gan và lá lách. Ruột được sử dụng làm vỏ bọc cho xúc xích...
Nội tạng là các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày... có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc (từ 100-150 calo mỗi 100 gram), chúng có cùng hàm lượng protein (khoảng 16-22% trọng lượng, trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo tương tự (trung bình từ 5-7%) chủ yếu là chất béo bão hòa & lượng cholesterol rất cao, muối vô cơ hay vitamin đều rất phong phú. Các Vitamin tan trong chất béo chỉ có ở trong gan, thận. Một điểm chung ở gan, thận, tim, não có nhiều cholesterol và photphatit. Gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương.
Tim có hàm lượng natri thấp và rất nhiều chất Sắt. Nó cũng chứa Selen, Kẽm, Phốt pho, Niacin, và Riboflavin.
Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Huyết động vật cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng, có Protein, Sắt và các loại Vitamin. Dạ dày bò chứa Vitamin B12 và một lượng đáng kể Protein. Lòng bò cũng thường được sử dụng trong việc đưa ra các loại thịt chế biến như xúc xích ...
Nhìn chung nội tạng động vật gồm thận, dạ dày, ruột, tim, lưỡi, và gan có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt và nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, huyết áp cao, gút..
Ảnh minh họa
Những nguy cơ tiềm ẩn từ nội tạng "bẩn"
Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.
Cục thể, ăn óc bò không rõ nguồn gốc, mô hệ thống thần kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò "bệnh bò điên" (bovine spongiform encephalopathy).
Gan động vật chăn nuôi không vệ sinh(do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao - chất có khả năng gây ung thư gan ở người.
Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng ... chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.
Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%. Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli & các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn..cho người khi ăn phải lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hoặc ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến.
Nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu..., các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe & nặng hơn có thể tử vong.
Lưu ý khi ăn nội tạng động vật
Điều duy nhất cần phải nhận thức rằng các thành phần dinh dưỡng của bộ phận nội tạng động vật chỉ cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho người ăn khi nó tuyệt đối an toàn.
Do đó, cần bảo đảm an toàn vệ sinh bao gồm nguồn gốc xuất xứ của nội tạng từ con vật khỏe mạnh, được nuôi dưỡng theo đúng quy trình thực hành chăn nuôi tốt, thực hành thú y tốt (GVP) và đảm bảo quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản lưu thông đến tay người tiêu dùng đều phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các bộ phận nội tạng của động vật có nhiều nguy cơ không an toàn cho người sử dụng bởi vì nó giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ bị nhiểm bẩn, là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng... phát triển trong quá trình giết mổ, vận chuyển, lưu thông & chế biến không đảm bảo điều kiện vệ sinh.
Ngoài ra, chất lượng VSATTP nội tạng của động vật dùng để ăn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn chăn nuôi, điều kiện vệ sinh, chữa bệnh... của con vật đó trong quá trình chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, lưu thông và chế biến tiêu dùng. Nếu một trong các khâu đó không an toàn như thức ăn chăn nuôi nhiễm hóa chất cao: thuốc trừ sâu, chì, cadimi, asen...hoặc không tuân thủ liệu trình chữa bệnh như dùng quá nhiều kháng sinh, thuốc tẩy giun sán... sẽ để lại dư lượng hóa chất, thuốc thú y cao trong thực phẩm, đặc biệt ở các nội tạng động vật. Gan, thận, dạ dày, ruột non, ruột già... là nơi tiêu hóa thức ăn và chứa đựng căn bã thức ăn, vì vậy sẽ không an toàn cho người tiêu thụ.
Vì các lý do an toàn vệ sinh của nội tạng nên hầu hết các nước phát triển đã đưa ra quy định an toàn vệ sinh chặt chẽ để kiểm soát chuỗi cung cấp các sản phẩm chế biến từ nội tạng động vật. Các sản phẩm này phải được sản xuất theo quy trình công nghiệp được kiểm soát theo hệ thống HACCP. Mặc dù vậy người tiêu dùng ở những nước này từ lâu đã hạn chế hoặc từ bỏ ăn nội tạng động vật.
Ở Việt Nam nước ta, khi các điều kiện đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ, bảo quản lưu thông... còn chưa đầy đủ, hơn nữa các nội tạng trên thị trường hầu hết không có nguồn gốc/địa chỉ tin cậy đồng thời kiến thức thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân còn nhiều hạn chế thì người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiêu thụ chúng. Một số câu hỏi gợi ý nên đặt ra cho việc cân nhắc trước khi ăn nội tạng: Làm thế nào để biết nội tạng từ con vật không bị bệnh? Ngày sản xuất từ bao giờ? Điều kiện an toàn vệ sinh trong chế biến như thế nào?...
Tóm lại, đảm bảo chắc chắn an toàn vệ sinh các thức ăn từ nội tạng động vật mới có thể tận dụng được giá trị dinh dưỡng của chúng.
Theo VNE
Rau sam giúp thanh nhiệt, giải độc Theo Đông y, rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lọc máu, nhuận trường, lợi tiểu, tẩy giun, an thần nhẹ. Tác dụng và lưu ý Ngày nay, người ta ghi nhận rau sam còn chứa axit béo omega-3, có thể ức chế cholesterol và triglycerides, dẫn đến việc giúp các tế bào nội...