Giúp hộ nghèo phát triển kinh tế gia đình
Dừng tay cuốc đất để làm vụ rau mới, bà La Thị Nguyệt (ở bản Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An) nói với chúng tôi: Khi mới về đây sinh sống theo diện tái định cư, gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn, vất vả.
May nhờ có các chú ở đồn Biên phòng xuống giúp đỡ cải tạo đất, làm vườn, trồng rau, hỗ trợ bò giống, lợn giống, gia đình tôi mới có điều kiện để phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Cán bộ Đồn Biên phòng Môn Sơn hướng dẫn bà Nguyệt chăm sóc vườn rau. Ảnh: Hải Thượng
Hiện, trong khuôn viên vườn của gia đình bà Nguyệt, có các loại cây trồng như sắn, ngô, dưa chuột, rau cải, bắp cải, đậu, mướp… vừa để phục vụ gia đình, vừa cung cấp ra thị trường. Mọi công việc triển khai từ làm đất, gieo giống, chăm sóc đều có bàn tay của những người lính Đồn Biên phòng Môn Sơn.
Chúng tôi tới thăm khu vườn trồng dưa chuột của bà Nguyệt, thấy Đại úy Nguyễn Tất Khánh, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Môn Sơn đang hướng dẫn bà Nguyệt bứng những cây trồng ở chỗ quá dày đến những chỗ thưa hơn để trồng. Vừa làm, Đại úy Khánh vừa hướng dẫn và giảng giải để bà Nguyệt hiểu và biết cách làm. Anh thành thạo như một khuyến nông viên thực thụ.
Đại úy Khánh cho biết: Thực hiện chủ trương của đơn vị về giúp đỡ các hộ gia đình nghèo trên địa bàn phát triển kinh tế, qua khảo sát, đơn vị đã chọn gia đình bà Nguyệt để giúp đỡ phát triển kinh tế. Đơn vị đã cắt cử cán bộ, chiến sĩ giúp đỡ gia đình bà khai hoang cải tạo đất, lựa chọn giống, chăm sóc cây đúng kỹ thuật, mùa vụ. Mọi người đều làm việc với mong muốn giúp bà con xóa đói, giảm nghèo. “Qua đó, chúng tôi muốn các gia đình lân cận nhà bà Nguyệt học tập mô hình làm vườn này để làm theo, vươn lên thoát nghèo” – Đại úy Khánh chia sẻ.
Cùng với khai hoang, làm đất trồng cây, Đồn Biên phòng Môn Sơn còn hỗ trợ gia đình bà Nguyệt 1 con bò giống sinh sản và 3 con lợn giống. Đơn vị cử lực lượng hỗ trợ gia đình làm chuồng chăn nuôi, hướng dẫn chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc. Thượng tá Lê Văn Hải, Chính trị viên Đồn Biên phòng Môn Sơn cho biết: “Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã góp tiền, ngày công hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, với phương châm “chú trọng chất lượng, không chạy theo số lượng”. Đơn vị đã lựa chọn hộ dân cụ thể, vừa hướng dẫn, vừa hỗ trợ cây, con giống để xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình. Thành công trong mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình của bà Nguyệt là cơ sở để đơn vị nhân rộng trên địa bàn, giúp các hộ dân nghèo phát triển kinh tế”.
Video đang HOT
Cùng với triển khai giúp từng gia đình cụ thể, Đồn Biên phòng Môn Sơn cũng triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người dân như trao tặng lợn giống, bò giống, dê giống cho các hộ nghèo trên địa bàn xã Môn Sơn để người dân có nguồn vốn phát triển chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo. Đến nay, đơn vị đã trao tặng 26 con lợn giống, 17 cặp dê giống và hàng chục con bò sinh sản cho người dân xã Môn Sơn. Ghi nhận những hỗ trợ tích cực của cán bộ, chiến sĩ đồn Biên phòng, Chủ tịch UBND xã Môn Sơn, ông Lương Viết Tùng cho biết: Ngoài công tác giúp đỡ địa phương đảm bảo an ninh trật tự, Đồn Biên phòng Môn Sơn cũng rất tích cực giúp đỡ người dân, đặc biệt là đồng bào Đan Lai phát triển kinh tế; hướng dẫn, xây dựng các mô hình chăn nuôi, sản xuất ở các thôn bản vùng biên, nhất là người dân ở hai bản vùng sâu, vùng xa là Búng và Cò Phạt.
Đồn Biên phòng Môn Sơn tổ chức thực hiện thành công các mô hình kinh tế ở địa bàn biên giới đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho đồng bào, giúp họ vững tin, đầu tư phát triển sản xuất ngay trên chính mảnh đất quê hương mình, từng bước xóa đói giảm nghèo trên địa bàn biên giới.
Hải Thượng
Theo Biên phòng
Cây này không chỉ lợp mái nhà mà ra quả rất ngon, bán chạy vèo vèo
Vào mùa đông, ở nhiều địa bàn miền Tây Nghệ An người dân đang bước vào mùa thu hoạch quả cọ. Đây cũng là công việc giúp người miền núi kiếm thêm nguồn thu nhập, nhất là thời điểm giá trái cây đặc sản này tăng gấp đôi.
Cọ thường được người miền núi trồng thành từng vườn, trồng quanh nhà hoặc trên đồi với mục đích dùng lá cọ lợp mái nhà. Tuy nhiên, quả cọ cũng là thức ăn ưa thích vào mùa lạnh ở những bản làng người Thái. Ngoài việc giúp cho người dân có thu nhập từ việc bán lá cọ, thì nay người dân Con Cuông lại đang có thêm nguồn thu từ quả cọ. Ảnh: Bá Hậu
Gia đình anh Lô Huỳnh Lan ở bản Khe Rạn, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, có diện tích đất rừng được giao khoán 1,5 ha. Ngoài việc trồng các cây lâu năm, anh đã trồng xen 150 cây cọ. Đến nay, diện tích cọ đã cho quả là 100 cây.
Anh Lan cho biết, năm nay do thời tiết thuận lợi nên cọ được mùa, trung bình mỗi cây được 10 - 20 kg quả, tùy vào từng cây, thời điểm này một số cây cọ đã chín, do cọ đầu mùa đang ít nên bán cũng được giá, mỗi cân 30 ngàn đồng. Đây là mức giá khá cao so với thời điểm này của năm 2017 (chỉ có 10 - 15 ngàn đồng/kg).
Cọ được người dân Con Cuông trồng nhiều ở các xã Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê... Hộ trồng nhiều có trên 2 ha. Ảnh: Hữu Vi
Theo ước tính của anh Lan, nếu thu hoạch cả mùa được trên 1 tấn quả, cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Đối với một hộ dân miền núi thì khoản thu như vậy là đáng kể.
Cọ là cây dễ trồng, ít công chăm sóc lại phù hợp với đất đai, khí hậu miền núi nên được coi là một cây giúp cải thiện thu nhập của nhiều hộ dân nơi đây.
Người dân bản Khe Rạn, xã Bồng Khê (Con Cuông) thu hoạch quả cọ. Ảnh: Bá Hậu
Gia đình chị Lương Thị Hoa, bản Nưa, xã Yên Khê, gia đình có 10 cây cọ, đến nay đang cho thu hoạch quả.
Chị Hoa cho biết, năm nay ở bản Yên Khê, năng suất quả cọ thấp hơn so với năm trước nhưng bù lại được giá nên cũng có nguồn thu khá từ bán quả cọ. Ngoài ra, người dân còn hái lá cọ để bán.
Gần đây, quả cọ trở thành mặt hàng giúp chị em phụ nữ trong các bản làng kiếm thêm thu nhâp. Ảnh: Hữu Vi
Khe Rạn xã Bồng Khê là bản nằm bên phía tả ngạn sông Lam, có 100% là đồng bào dân tộc Thái. Ngoài phát triển các cây trồng chủ lực như mét, keo thì bản Khe Rạn còn được biết là địa phương có diện tích trồng cây cọ lớn nhất huyện Con Cuông.
Ông Lô Văn Thắng - Trưởng bản Khe Rạn cho biết: Toàn bản hiện có 160 hộ thì hầu hết các hộ đều trồng cây cọ với tổng diện tích 150 ha. Cọ là cây có nguồn thu nhập kép từ quả và lá nên đã giúp nhiều hộ dân trong bản cải thiện được đời sống hàng ngày.
Quả cọ om là món ăn đặc trưng vào mùa đông của người Thái ở các địa bàn miền núi. Ảnh: Hữu Vi
Cứ vào mùa cọ, anh Nguyễn Văn Thọ trú ở xã Tường Sơn (Anh Sơn) lại cất công đi lùng tìm mua để bán sỉ cho các địa bàn miền xuôi. Anh Thọ cho biết, hiện tại nhu cầu thị trường về thứ trái cây miền núi này đang tăng. Mỗi ngày anh có thể bán ra khoảng nửa tấn quả. Lá cọ cũng như quả cọ đang là mặt hàng bán rất chạy và rất dễ bán, các thương lái thường trực tiếp thu mua tại nhà. Tuy nhiên, lượng cung thường không đáp ứng được cầu.
Theo Bá Hậu - Hữu Vi (Báo Nghệ An)
Cán bộ xã lên Facebook rao bán động vật hoang dã Ngày 16-11, kiểm lâm Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) đã ra quyết định xử phạt hành chính 6 triệu đồng đối với bà Kha Thị Hoa (33 tuổi, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Lạng Kê, huyện Con Cuông, Nghệ An) về các hành vi mua và vận chuyển động vật hoang...