Giúp đồng bào thiểu số tiếp cận, sử dụng đất hiệu quả
Đó là vấn đề được đề cập đến tại hội nghị Khởi động dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” do Helvetas Việt Nam phối hợp Liên minh Đất đai (LANDA) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng nông thôn (CCRD) tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua.
Dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu (DTTS) số” do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ, Helvetas Việt Nam và LANDA/CCRD đồng chủ trì, thực hiện trong thời gian 3 năm từ tháng 6/2020 – 31/5/2023.
Tăng cường hiệu quả sử dụng đất
Chia sẻ tại hội thảo, ông Phạm Văn Lương – Giám đốc Quốc gia Helvetas Việt Nam cho biết, mục tiêu của dự án là góp phần thúc đẩy và tăng cường hiệu quả sử dụng đất và tài nguyên rừng cho đồng bào DTTS tại Cao Bằng, Sơn La và Nghệ An. Đây là những địa phương có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao.
Đồng bào dân tộc thiểu số thu hoạch ngô trên cánh đồng thuộc huyện Mộc Châu (Sơn La). Ảnh: Trần Quang
Ông Lương cho biết thêm, dự án sẽ do CCRD làm đại diện điều phối, Helvetas chịu trách nhiệm quản lý và giám sát thực hiện dự án, LANDA/CCRD đóng vai trò hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật liên quan tới quản lý và sử dụng tài nguyên đất và rừng.
Video đang HOT
Tại hội nghị, các chuyên gia đã chia sẻ về thực trạng tiếp cận đất đai của người DTTS. TS.Nguyễn Quang Tuyến – Phó trưởng khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, cho rằng: Tiếp cận và quản lý đất đai là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả sử dụng đất, thu nhập của nhóm DTTS.
“Thậm chí tập quán quản lý và sử dụng đất theo cộng đồng có khi mâu thuẫn với quy định quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất theo hộ gia đình. Bên cạnh đó, các đặc điểm cư trú, canh tác dẫn đến sản xuất không hiệu quả, nguy cơ mất đất và đối nghèo cao… Chính vì thế, khi triển khai dự án trên cần có sự phối kết hợp các cơ quan, ban, ngành các cấp và các chuyên gia hàng đầu cùng tham gia triển khai các hoạt động mới đạt được hiệu quả cao” – TS.Tuyến chỉ rõ.
Ông Phan Văn Ngọc – Giám đốc Trung tâm CCRD cho hay, Dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào DTTS” với phương pháp tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên liên quan là phương pháp xuyên suốt trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án. “Khi thực hiện dự án cũng lồng ghép yếu tố bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong triển khai các hoạt động dự án; lồng ghép các nguyên tắc để đảm bảo tính trách nhiệm, bình đẳng, tạo quyền và tính hợp pháp của các chủ thể tham gia dự án; thúc đẩy quá trình học – hành động, xây dựng và chia sẻ kiến thức trong quá trình nâng cao nhận thức công chúng và đóng góp xây dựng chính sách…” – ông Ngọc nói.
Nâng cao thu nhập bền vững cho người dân
Cũng theo ông Ngọc, thông qua dự án, các thành viên LANDA và các ban hòa giải cơ sở sẽ được nâng cao năng lực để hỗ trợ các cộng đồng DTTS số đảm bảo quyền tiếp cận sử dụng đất và tài nguyên rừng, tham gia hiệu quả vào quy trình quản lý đất đai và góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo.
Dự kiến, các thành viên LANDA và Ban hòa giải cơ sở xây dựng được bộ tài liệu hướng dẫn về quyền tiếp cận sử dụng đất và tài nguyên rừng của người DTTS. Qua đó, tiếp cận thông tin về quyền tiếp cận sử dụng đất và tài nguyên rừng của người DTTS địa phương được cải thiện.
Là địa phương có trên 10 dân tộc anh em sinh sống, trong thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã có rất nhiều dự án được triển khai với mục tiêu giao đất, giao rừng cho bà con yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, theo ông Đậu Quang Vinh – Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Nghệ An, dù được hưởng lợi nhiều từ các chính sách của các dự án nhưng việc giảm nghèo tại các vùng đồng bào dân tộc ở Nghệ An còn chậm, thu nhập của bà con còn bấp bênh.
Chính vì thế, ông Vinh rất kỳ vọng, dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào DTTS” sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân về tư duy sản xuất, canh tác trên các diện tích đất của mình đạt hiệu quả cao hơn.
“Bên cạnh việc nâng cao năng lực cho cán bộ của dự án để hỗ trợ các cộng đồng DTTS đảm bảo quyền tiếp cận sử dụng đất và tài nguyên rừng, dự án cần mở rộng vùng thực hiện và nên chú trọng vào các giải pháp sản xuất giúp bà con có thu nhập ổn định và bền vững hơn” – ông Vinh mong muốn.
Xã hội hóa chăm sóc sức khỏe nhân dân
Ở một địa phương mà có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao như Tri Tôn, cùng với chính sách chăm lo của nhà nước và nỗ lực kêu gọi, vận động xã hội hóa của địa phương đang góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân. Qua đó, tạo động lực để người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Công ty TNHH Liên doanh Antraco tài trợ 500 triệu đồng để nâng cấp, sửa chữa Phòng khám nhân đạo huyện Tri Tôn
Doanh nghiệp nhiệt tình đóng góp
Những năm qua, Phòng Khám nhân đạo huyện Tri Tôn (thuộc Hội Chữ thập đỏ huyện Tri Tôn) đã trở thành địa chỉ tin cậy và là chỗ dựa của rất nhiều bệnh nhân nghèo. Những bệnh nhân bi di chưng sau tai biên mạch máu não, bị cao huyêt ap, bị cac bênh vê cơ xương khơp... khắp các nơi trong tỉnh, kể cả các tỉnh lân cận tìm đến đây để tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, điều trị bệnh. Do quá trình điều trị lâu dài, nhiều bệnh nhân và thân nhân lưu lại luôn tại phòng khám. Bên cạnh điều trị miễn phí, bệnh nhân và thân nhân còn được vận động hỗ trợ gạo, thực phẩm, nhu yếu phẩm để giảm bớt chi phí. Mỗi năm, có cả trăm ngàn bệnh nhân đến điều trị miễn phí, trong đó khoảng 1/3 là đồng bào DTTS Khmer khó khăn. Tổng trị giá cho hoạt động từ thiện khoảng 1 tỷ đồng/năm.
Dù gop phân đang kê cung nganh y tê của huyện Tri Tôn trong công tac chăm soc sưc khoe nhân dân, nhât la điêu tri băng phương phap y hoc cô truyên, phuc hôi cac chưc năng khá hiệu quả nhưng do phụ thuộc vào các nguồn vận động, tài trợ, kinh phí cho việc khám, chữa bệnh miễn phí thường xuyên thiếu thốn nên nhiều hoạt động, hạng mục của Phòng khám nhân đạo huyện Tri Tôn đã xuống cấp mà không có điều kiện sửa chữa. Từ nỗ lực vận động của UBND huyện Tri Tôn, Công ty TNHH Liên doanh Antraco đã quyết định tài trợ 500 triệu đồng để nâng cấp, sửa chữa phòng khám. Đối với khu tầng trệt và khu tầng lầu, được thay gạch nền tại các vị trí hư hỏng, sụp lún; cải tạo hệ thống thoát nước; thay cửa nhà vệ sinh; làm lại mái che, dán gạch bếp ăn; vệ sinh, tẩy rửa nền hiện trạng. Phòng khám còn được xử lý chống thấm, tạo độ dốc thoát nước mặt; lợp lại vị trí giếng trời bằng tole lấy ánh sáng; lát gạch nhám các bậc thang; sơn lan can, sửa chữa lại các vị trí hư hỏng...
Nhân dịp bàn giao, đưa vào sử dụng Phòng khám nhân đạo huyện Tri Tôn sau khi nâng cấp, sửa chữa (ngày 5-6-2020), Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm đã đến dự và trao quà cho 39 bệnh nhân đang nằm điều trị lâu dài tại phòng khám. "Việc tài trợ nâng cấp, sửa chữa Phòng khám nhân đạo huyện Tri Tôn là món quà rất quý đối với những bệnh nhân nghèo, khó khăn, cần điều trị, phục hồi chức năng trong thời gian dài. Huyện rất trân trọng những đóng góp của Công ty TNHH Liên doanh Antraco cũng như các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho công tác an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân" - ông Liêm nhấn mạnh.
Nỗ lực vì nhân dân
Cặp vách với Phòng khám nhân đạo huyện Tri Tôn là Bệnh viện Đa khoa Tri Tôn. Đây là địa chỉ có rất đông bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh. Ngoài người dân huyện Tri Tôn và các khu vực lân cận, nhiều bệnh nhân bên nước bạn Campuchia cũng sang đây khám, chữa bệnh. Đối với những người dân ở xa, hoàn cảnh khó khăn, nỗi lo lớn nhất là vấn đề lưu trú của bệnh nhân và thân nhân trong thời gian điều trị.
Để tạo thuận lợi cho người dân, UBND huyện Tri Tôn đã kêu gọi xã hội hóa đầu tư khu nhà lưu trú người nuôi bệnh trong khuôn viên bệnh viện. Là 1 doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Tri Tôn, luôn hết lòng với công tác xã hội - từ thiện, Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến đá An Giang đã quyết định tài trợ kinh phí 605 triệu đồng. Thế là khu nhà lưu trú rộng 340m2 đã hình thành, được trang bị đầy đủ 50 giường nghỉ, có quạt gió, nhà vệ sinh... phục vụ miễn phí cho người nhà và bệnh nhân điều trị ngoại trú, điều kiện nhà ở xa. Do khu nhà lưu trú được bố trí ngay trong khuôn viên bệnh viện nên rất thuận tiện cho việc đi lại của thân nhân, giúp họ nắm rõ thông tin về người bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viện hoặc sau khi hoàn thành cas mổ, không phải ngồi chờ đợi, giảm căng thẳng và áp lực cho người thân trong khi phẫu thuật. Dịp này, UBND huyện Tri Tôn đã kết hợp đầu tư xây dựng, sửa chữa khuôn viên trước và trong Trung tâm Y tế; trang bị thêm giường nghỉ cho thân nhân, nâng tổng trị giá công trình 720 triệu đồng.
Việc vận động nâng cấp Phòng Khám nhân đạo cũng như xây dựng khu nhà lưu trú trong khuôn viên Bệnh viện Đa khoa Tri Tôn là những công trình rất thiết thực, góp phần giảm bớt khó khăn cho người bệnh, hộ nghèo, cận nghèo. Đối với thân nhân người bệnh, sau thời gian mệt mỏi chăm sóc người thân, cần có nơi nghỉ ngơi yên tĩnh và thuận tiện. Khu nhà lưu trú giúp khắc phục tình trạng người thân ngồi ngoài hành lang, tụ tập đông người gây ồn ào, dễ xảy ra nguy cơ lây nhiễm, gây mất an ninh trật tự bệnh viện.
Làm du lịch vài ngày bằng làm nông cả tháng Đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 sẽ là cơ hội to lớn giúp thay đổi đời sống của người dân nhưng các đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án cần đầu tư có trọng điểm, ưu tiên phát triển...