Giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thương mại
Trong những năm gần đây, khi các tranh chấp thương mại xảy ra ở mức độ phức tạp và thường xuyên hơn, đặc biệt là trong các tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì các doanh nghiệp đều có mong muốn sử dụng kết hợp nhiều phương thức để giải quyết các tranh chấp thay vì chỉ sử dụng riêng trọng tài hoặc hòa giải.
Giới thiệu “Mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm điều theo công nghệ mới” tại Công ty Cổ phần công nghệ chế biến hạt điều Việt Nam. Ảnh minh họa: K GỬIH/TTXVN
Theo Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), thực tế cho thấy, việc sử dụng các mô hình giải quyết tranh chấp thay thế kết hợp đang là một xu hướng phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới bởi tính hiệu quả mà nó mang lại.
Hiểu rõ được điều đó, VIAC và Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) đã nghiên cứu để phát triển các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp nhằm cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất đem lại kết quả (giải quyết triệt để tranh chấp và đảm bảo khả năng thực thi), tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn so với chỉ sử dụng trọng tài hoặc hòa giải độc lập.
Để thích ứng với tình hình dịch bệnh trong thời gian qua, VIAC và VMC đã nhanh chóng thực hiện các điều chỉnh phù hợp với bối cảnh và thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia tố tụng trọng tài; đảm bảo quy trình tố tụng trọng tài không chậm trễ và việc nhận và gửi các văn thư, thông báo được thực hiện đúng quy trình, thủ tục.
Video đang HOT
VIAC và VMC cũng tăng cường tổ chức các phiên xử trực tuyến qua hình thức hội nghị trực tuyến (videoconference). Hình thức này cũng được các Hội đồng Trọng tài khuyến nghị đến các bên để xử lý kịp thời, tránh kéo dài thời gian vụ tranh chấp. Các vấn đề về thủ tục, trang thiết bị cũng đã được VIAC chuẩn hóa nhằm hỗ trợ các bên và Hội đồng Trọng tài giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả nhất.
Tại Việt Nam, với ảnh hưởng kéo dài của đại dịch COVID-19 thời gian qua, đã có không ít doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thậm chí có những doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản, giải thể.
Với những thách thức này, doanh nghiệp đã và đang gấp rút tìm kiếm cho mình giải pháp để trụ vững, tồn tại và hồi phục. Trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tranh chấp. Tranh chấp có thể phát sinh ở bất kỳ thời điểm nào, điều này xuất phát từ nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Theo ghi nhận của VIAC, trong giai đoạn dịch bệnh đã cho thấy sự gia tăng đối với nhóm tranh chấp phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (giao hàng không đúng thời hạn, thực hiện công trình không đúng theo tiến độ hợp đồng, không thanh toán hoặc chậm thanh toán…).
Theo đó, doanh nghiệp khởi kiện ra VIAC phần nhiều nhằm mục đích yêu cầu bên vi phạm thanh toán, bồi thường thiệt hại, buộc thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng… VIAC/VMC là một trong số ít tổ chức giải quyết tranh chấp bằng các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADRs) trên thế giới và là tổ chức duy nhất tại Việt Nam đưa vào áp dụng cơ chế phí hỗ trợ.
Với vai trò là đơn vị có chức năng giải quyết tranh chấp, VIAC/VMC hy vọng các doanh nghiệp sẽ bền bỉ để giữ vững, duy trì hoạt động trong thời gian này để từ đó có cơ sở khôi phục và phát triển trong tương lai.
Lương tăng không bằng thuế giảm
Từ 1.7 lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6%, thế nhưng thông tin này không mang lại niềm vui cho đa số người lao động bởi so với mức tăng của hàng hóa tiêu dùng thì thu nhập của họ trên thực tế đã giảm khá mạnh.
Thế nên, rất nhiều người được hỏi cho rằng thay vì tăng lương, hãy giảm thuế cho xăng dầu. Bởi thị trường lao động hiện rất cạnh tranh, đa số doanh nghiệp trả lương theo thỏa thuận, cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu quy định nên lần tăng lương này sẽ không làm thay đổi thu nhập của họ. Trong khi đổ xăng chỉ tính từ đầu năm tới nay, đã tăng gần gấp đôi. Mà xăng đâu chỉ tăng một mình. Là mặt hàng thiết yếu đầu vào của hầu hết các ngành, xăng dầu tăng như vũ bão kéo theo giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng theo.
Rồi nguyên vật liệu từ xây dựng, nội thất, chăn nuôi, trồng trọt... đều tăng, chi phí sản xuất đội lên trời, tất cả đổ vào giá thành sản phẩm và người mua gánh chịu. Bão giá càn quét khắp ngõ ngách cuộc sống khiến người lao động ngày càng chật vật để "co cho đủ ấm". Đặt để trong bối cảnh đó mới thấy nỗi niềm lương tăng nhưng chưa dám vui của họ. Không hẳn chỉ vì mức tăng quá thấp. Ở thời điểm hiện tại, một vài ngàn đối với họ cũng quý. Nhưng lương tăng mà chi phí sinh hoạt tăng mạnh hơn thì cũng quá tội.
Vì vậy, tốt nhất và hiệu quả nhất là giảm giá xăng dầu, thông qua việc giảm thuế, phí. Đây cũng là cách mà nhiều nước, kể cả những nước giàu trên thế giới đang áp dụng để hỗ trợ người dân cũng như kiểm soát lạm phát. Tại VN, theo tính toán, các loại thuế - phí vẫn đang chiếm hơn 30% trong cơ cấu giá xăng dầu hiện nay. Nếu giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường... giá xăng sẽ giảm được gần 10.000 đồng/lít.
Xăng dầu giảm, tốc độ tăng giá hàng hóa trên thị trường sẽ giảm tốc, áp lực lạm phát cũng giảm theo, cuộc sống của người dân dễ thở hơn, hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi hơn và nhờ thế, có thể đóng góp cho ngân sách nhiều hơn. Nói đơn giản là "bỏ con săn sắt, bắt con cá rô" chứ cũng không mất đi đâu. Mà ngay cả trong trường hợp ngân sách có hụt đi một khoản thì cũng là điều nên làm. Hoàn cảnh đặc biệt, bối cảnh đặc biệt thì cũng cần có những chính sách đặc biệt để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn thay vì cứ nâng lên đặt xuống mãi như cách mà các bộ, ngành có thẩm quyền đang làm hiện nay.
Bên cạnh giảm thuế, phí cho xăng dầu, một việc quan trọng không kém là kiểm soát giá cả các hàng hóa, dịch vụ công. Kiểm soát tình trạng tát giá theo lương, theo xăng. Chúng ta đã từng chứng kiến, cứ mỗi lần lương tăng là hàng hóa trên thị trường cũng rục rịch tăng theo. Đây cũng là một trong những lý do khiến người lao động thường có tâm lý lo lắng nhiều hơn vui mừng trước thời điểm lương tăng.
Thu nhập ngày càng teo tóp khiến người lao động thắt lưng buộc bụng, sức mua trên thị trường giảm sẽ kéo theo sản xuất trì trệ, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Thế nên, giải pháp gì thì mục tiêu cuối cùng vẫn phải là làm tăng thu nhập, giảm chi phí cuộc sống, từ đó mới kích thích tiêu dùng, kích hoạt sản xuất và nền kinh tế mới có thể phục hồi.
Chủ tịch UBND TP HCM trăn trở về chương trình phát triển nhà ở "Nếu chúng ta kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước mà để nhà trên, ven kênh rạch nhiều như hiện nay thì chúng ta chưa hoàn thành nhiệm vụ..." - ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM, nói. Phát biểu tại buổi giám sát việc thực hiện chương trình phát triển nhà ở TP HCM...