Giúp dân vùng cao lọc nước sạch
Bằng những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, nhóm tình nguyện Cỏ Ba Lá đã sáng tạo mô hình lọc nước sạch độc đáo và chuyển giao cho người dân miền núi.
Đưa kiến thức vào đời sống
Gần 2 năm nay, thành viên nhóm tình nguyện Cỏ Ba Lá kiên trì thử nghiệm dự án giúp người dân tại xã Pá Hu, H.Trạm Tấu, Yên Bái tiếp cận sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày. Trước khi triển khai dự án nước sạch, Cỏ Ba Lá từng có nhiều hoạt động tình nguyện giúp người dân địa phương ở xã miền núi này. Ngoài việc trông chờ vào nguồn nước mưa, người dân thường dùng tre, nứa làm máng dẫn nước từ các khe suối về nhà để ăn uống, sinh hoạt.
Học sinh ở Pá Hu học cách rửa tay với xà bông, nước sạch trong hoạt động ngoại khóa do
Cỏ Ba Lá tổ chức – Ảnh: Hoàng Phan
Video đang HOT
Sau mỗi cơn mưa, nước suối đục ngầu, có cả phù sa và tạp chất. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên do Cỏ Ba Lá tiến hành cho thấy, chỉ 12/105 hộ gia đình có ý thức lọc nước phục vụ ăn uống. Nước suối ô nhiễm là tác nhân chính khiến tỷ lệ người dân mắc các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, da liễu tăng vọt khi vào mùa mưa lũ.
Mô hình lọc nước triển khai tại xã Pá Hu hiện có sự phối kết hợp, sử dụng thành quả nghiên cứu từ nhiều công trình khoa học khác nhau. Trên lý thuyết, mô hình vận dụng kết quả đề tài khoa học: Kiến thức thực hành về số yếu tố liên quan trong sử dụng nước sạch cho mục đích ăn uống, do Đào Thị Quỳnh Trang và nhóm sinh viên Trường ĐH Y tế cộng đồng thực hiện. Đề tài này đã được chứng nhận và được Bộ Y tế trao giải ba các công trình nghiên cứu khoa học do sinh viên theo học ngành y khoa năm 2011 thực hiện. Các vật liệu, phương pháp lọc nước đã có sự kiểm nghiệm, khuyến cáo từ nhiều công trình nghiên cứu khoa học do Trường ĐH Tài nguyên môi trường tiến hành.
Mô hình đơn giản, dễ làm
Theo thống kê của nhóm tình nguyện Cỏ Ba Lá, thí điểm mô hình từ tháng 7.2011 tại các trường tiểu học, trung học xen kẽ với dự án Nâng bước chân miền núi, giáo dục học sinh có thói quen rửa tay bằng xà phòng, toàn xã Pá Hua hiện có khoảng 20 hộ dân đăng ký tư vấn, lắp đặt hệ thống lọc nước sạch.
Mô hình lọc nước sạch dành cho người dân tại khu vực miền núi có thiết kế đơn giản và rất dễ làm, chỉ cần 2 chiếc thùng nhựa cỡ lớn. Thùng trên cùng được rải các lớp cát, than củi và đá cuội để cản giữ cặn bẩn, loại bỏ các chất sắt, asen có trong nước. Nước chảy qua hỗn hợp này tiếp tục được thẩm thấu qua màng lọc ngăn cách giữa hai thùng, tiếp tục lưu trữ lắng cặn ở phía dưới, trước khi chảy tràn qua bể trữ thứ ba. Qua tính toán, lượng nước thu hồi trong cùng đơn vị thời gian đạt hiệu suất khoảng 30% so với khối lượng nước dẫn vào bể lọc, hỗn hợp đặt trong bể lọc có thể dùng liên tục trong 6 tháng mới cần thay thế.
Chia sẻ khó khăn trong thời gian thí điểm dự án, trưởng nhóm điều hành Đào Thị Quỳnh Trang, cho biết thời gian đầu tiếp cận, phần lớn người dân không tin tưởng. Sau mỗi cơn mưa, tình nguyện viên trong nhóm chọn ra vài gia đình, làm thực nghiệm trực tiếp, rồi lấy xô nước sạch đặt cạnh xô nước đục ngầu dẫn từ suối về, thấy có sự chênh lệch về độ trong, màu nước người dân mới tin. “Ngoài đầu tư hệ thống thùng trữ nước, hỗn hợp đặt trong bể lọc gồm cát, đá cuội và than củi đều là nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Người dân hào hứng với dự án này bởi chi phí đầu tư hệ thống lọc nước chỉ tốn vài ba trăm nghìn”, Trang cho biết.
Mô hình lọc nước này từng nhận giải thưởng Chim én cho những dự án tình nguyện xuất sắc dành cho cộng đồng. Nhóm đã dùng toàn bộ số tiền thưởng để mua đồ dùng lọc nước tặng các điểm trường tại xã Pá Hu. Dự kiến trong 2 năm tới, Cỏ Ba Lá đặt mục tiêu vận động, hỗ trợ toàn bộ các hộ dân xã Pá Hu đầu tư hệ thống lọc nước và có thói quen sử dụng nước sạch trong ăn uống hằng ngày.
Theo TNO
Vỡ đường ống, nước phun lênh láng khắp phố
Giữa những ngày hè oi bức, việc tiết kiệm nước sinh hoạt là điều rất cần thiết, tuy nhiên ngay tại một ngã tư (TP Quảng Ngãi) lại xảy ra tình trạng "rửa đường" bằng nước máy.
Nơi xảy ra sự cố đường ống nước
Đề nghị cơ quan chức năng sửa chữa và giải quyết dứt điểm đoạn đường ống trên, tránh gây thất thoát và lãng phí nguồn nước sạch.
Theo ANTD
Tan hoang rốn lũ sau vỡ đê ở Thanh Hóa Tính tới thời điểm sáng 12/09, khi PV đặt chân tới xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, một trong 2 xã bị ảnh hưởng nặng nề của vụ vỡ đê sông Cầu Chày đêm 6/9, cuộc sống của người dân vẫn vô cùng khó khăn, giao thông bị cô lập hoàn toàn. Chỉ sau một đêm, tất cả tài sản sau bao năm...