Giúp công nhân thoát bẫy “tín dụng đen”
Hoạt động hiệu quả của CEP đã góp phần giải quyết khó khăn của người lao động, giúp họ vươn lên trong cuộc sống
“Giúp công nhân (CN) hiểu được những hệ lụy khi vướng vào tín dụng đen, đồng thời giúp họ tiếp cận nguồn vốn tốt cũng như tạo ra các sản phẩm tiết kiệm phù hợp là cách hiệu quả nhất để đẩy lùi tín dụng đen” – ông Nguyễn Tấn Đạt, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Tài chính vi mô CEP (CEP), nhấn mạnh.
Phóng viên: Là cánh tay nối dài của tổ chức Công đoàn (CĐ), những năm qua, CEP đang hướng mạnh đến phục vụ đối tượng là đoàn viên và người lao động (NLĐ). Ông có thể cho biết về các dịch vụ CEP hướng đến đối tượng này?
- Ông NGUYỄN TẤN ĐẠT: CEP là tổ chức xã hội phi lợi nhuận được LĐLĐ TP HCM thành lập từ năm 1991. Suốt quá trình phát triển, CEP luôn kiên trì mục tiêu đồng hành với NLĐ nghèo. Qua 29 năm hoạt động, CEP đã đưa vốn đến 4,49 triệu lượt hộ CN, NLĐ nghèo với tổng số tiền trên 57.260 tỉ đồng, tạo ý thức tiết kiệm trong cộng đồng dân cư nghèo.
Hiện nay, CEP đang có 35 chi nhánh tại 9 tỉnh, TP và đang phục vụ 336.452 khách hàng với tổng dư nợ trên 4.500 tỉ đồng. Trong đó, CEP đang hợp tác với 5.266 CĐ cơ sở để đưa các dịch vụ đến tay hàng trăm ngàn CN. NLĐ có thể tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của CEP như tiết kiệm đoàn viên và các gói tín dụng như tín dụng nhỏ tự tạo việc làm, tăng thu nhập; sản phẩm tín dụng sửa chữa nhà; sản phẩm tín dụng học nghề… Hạn mức vay tối đa 50 triệu đồng, lãi suất bình quân từ 0,5%-0,65%/tháng, khoản vay được hoàn trả dần hằng tháng. Song song đó là nhiều chương trình hướng về thành viên và cộng đồng như Mái nhà CEP, Học bổng CEP, tặng thẻ BHYT, hỗ trợ khẩn cấp giúp họ thoát khỏi khó khăn, cải thiện và vươn lên trong cuộc sống.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của đoàn viên, NLĐ. Lợi dụng tình hình này, tín dụng đen có dấu hiệu hoành hành trở lại trong CN. CEP có những chương trình hỗ trợ cụ thể nào để giúp NLĐ?
Video đang HOT
- Để hỗ trợ NLĐ, CEP đang có các dịch vụ liên quan đến tín dụng và tiết kiệm. Trong đó, các sản phẩm tiết kiệm là công cụ tốt để tạo thói quen tích lũy, tiết kiệm cho CN để khi nào gặp khó khăn, họ có thể sử dụng, không bị mắc bẫy tín dụng đen. Đó là một trong các lý do mà CEP triển khai các dịch vụ gửi tiết kiệm trong đoàn viên, NLĐ. Cụ thể, các khách hàng của CEP sẽ thực hiện tiết kiệm trong thời gian hoàn trả. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có gửi tiết kiệm với những khoản nhỏ và rất nhỏ, đôi khi chỉ là 5.000 đồng, 10.000 đồng hay 100.000 đồng. Hiện trong tổng tài sản của CEP có đến 1.400 tỉ đồng là tiết kiệm của khách hàng, bình quân mỗi khách hàng vay vốn CEP có khoản tiết kiệm 4,2 triệu đồng. Trong trường hợp gặp phải khó khăn cần nguồn vốn để giải quyết, CEP có thể cung cấp các dịch vụ về tín dụng như đã nêu trên. Trong trường hợp vay vốn đang hoàn trả mà khách hàng gặp phải khó khăn đột xuất như thiên tai, dịch bệnh… thì họ vẫn có thể vay thêm gói vay khẩn cấp từ CEP với khoản vay tối đa 15 triệu đồng và lãi suất 0,5%/tháng.
Nhân viên tín dụng CEP trao vốn cho công nhân. Ảnh: THANH NGA
Ngoài ra, đồng hành với NLĐ gặp khó khăn do dịch bệnh, CEP cũng thực hiện chương trình CEP – Chia sẻ yêu thương với các hoạt động hỗ trợ cộng đồng như giảm lãi, giãn nợ, khoanh vùng nhóm nợ, hỗ trợ nhu yếu phẩm… với tổng kinh phí lên đến 7,6 tỉ đồng. CEP cũng trao tặng 175 sổ tiết kiệm, trị giá 1,75 tỉ đồng, cho những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
NLĐ có thể tiếp cận với CEP thông qua những hình thức nào, thưa ông?
- CEP phục vụ CN nghèo đồng thời tại nơi làm việc hoặc nơi ở của họ tại cộng đồng và không thu bất kỳ khoản phí nào. Đối với CNVC-LĐ đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp (DN), CEP cung cấp dịch vụ đến nơi làm việc thông qua việc phối hợp chặt chẽ với CĐ cơ sở. CĐ cơ sở chỉ cần giới thiệu CN có nhu cầu vay vốn, xác nhận tình hình việc làm của họ và CEP sẽ giao vốn đến tận tay. NLĐ có thể lựa chọn tiếp cận CEP sao cho thuận tiện với họ.
Có thể nói rằng trong suốt gần 30 năm qua, hoạt động của CEP hiệu quả trước hết vì CEP xây dựng hệ thống chân rết đến tận cơ sở doanh nghiệp và cộng đồng. Bên cạnh đó, dịch vụ của CEP cũng phù hợp với điều kiện của CN nghèo, các khoản vay vừa phải với thủ tục vay vốn và hoàn trả đơn giản. Nhờ vậy mà ở nhiều cộng đồng CEP đang phục vụ, tình trạng vay tín dụng đen đã giảm, địa bàn quận 8 là một điển hình. Nhiều CN tại đây đã nhờ vào đồng vốn hiệu quả và kịp thời của CEP mà thoát khỏi tín dụng đen.
Theo ông, để đẩy lùi tín dụng đen trong CN thì cần thực hiện những giải pháp nào?
- Tín dụng đen đã len lỏi vào từng ngõ hẻm, thậm chí vào trong doanh nghiệp. Vì vậy, theo tôi, muốn đẩy lùi tín dụng đen, trước hết phải nâng cao nhận thức của NLĐ, giúp họ hiểu được các hệ lụy khi vướng vào tín dụng đen đồng thời hỗ trợ CN tiếp cận được những nguồn vốn tốt như CEP khi họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Về phía CEP, trong các buổi họp cụm hoặc tiếp xúc với NLĐ tại cộng đồng dân cư, CEP luôn lồng ghép tuyên truyền về tác hại của tín dụng đen đồng thời hướng dẫn khách hàng quản lý chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả trong gia đình. Bởi chỉ có chi tiêu hợp lý và có tiết kiệm thì họ mới không bị rơi vào hoàn cảnh phải vay mượn và mắc bẫy tín dụng đen.
Vốn ưu đãi chính sách giúp đẩy lùi tín dụng đen
Nhờ nguồn vốn chính sách có lãi suất thấp, thời gian vay dài, các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, đồng thời tránh rủi ro khi phải vay vốn bên ngoài.
Nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội vừa giúp người nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vừa đẩy lùi tín dụng đen.
Theo Ngân hàng Nhà nước, ngành ngân hàng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất - kinh doanh và nhu cầu đời sống của người dân, doanh nghiệp, góp phần cùng với Bộ Công an nỗ lực đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen.
Một yếu tố quan trọng góp phần đẩy lùi tín dụng đen, hỗ trợ người dân có nguồn vốn kịp thời là các chương trình cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội. Hiện tại, bên cạnh nguồn vốn tín dụng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai hàng chục chương trình tín dụng ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách.
Tính đến ngày 30/9/2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 223.207 tỷ đồng, với gần 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai trên 20 chương trình tín dụng chính sách. Chất lượng tín dụng luôn được chú trọng nâng cao. Tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dưới 1%/tổng dư nợ (hiện nay là 0,7%).
Nhiều hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, thời gian vay dài để phát triển kinh tế gia đình. Chẳng hạn, gia đình ông Bùi Văn Lực (xóm Khoang, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) có 3 người con, cuộc sống gia đình rất khó khăn, thuộc hộ nghèo trong nhiều năm liền. Năm 2012, gia đình ông Lực tiếp cận vốn Ngân hàng Chính sách xã hội qua kênh vay vốn hộ nghèo, với mức vay 20 triệu đồng, gia đình mua 2 con trâu sinh sản. Sau 3 năm, đàn trâu đã giúp gia đình ông đủ tiền trang trải cho con gái lớn đi học đại học và trả được nợ vay.
Đến năm 2015, gia đình ông Lực thoát khỏi hộ nghèo và xin tiếp tục vay vốn ưu đãi theo hộ cận nghèo để trồng cây ăn quả, tận dụng vườn đất được bố mẹ để lại. Thời gian đầu, vườn cây chưa cho thu nhập, trong khi các con học đại học, học nội trú, cần nguồn vốn trang trải khá lớn cùng một lúc.
Ông Bùi Văn Lực kể: "Tôi đã nghĩ đến việc phải vay ngoài để có tiền cho các cháu ăn học, nhưng rất may, tôi được Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn hướng dẫn về thủ tục vay vốn học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để cho con đi học". Nhờ khoản vay này, các con ông Lực đều được học hành và hiện có việc làm ổn định.
Đến nay, ông Lực vẫn duy trì vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo thêm nguồn vốn cho gia đình phát triển vườn cây nhãn, với diện tích vườn cây đã lên đến 3 ha, đồng thời hướng dẫn bà con cách chăm sóc vườn cây nhãn, tạo nên thương hiệu Nhãn Xuân Thủy hiện nay.
Như nhiều hộ dân tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, ông Lực nhận thấy sự ưu việt của nguồn vốn trong việc hỗ trợ các gia đình khó khăn, như lãi suất thấp, thời hạn cho vay dài. Ông Lực mong muốn ngày càng có nhiều người nghèo tin tưởng và tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, tránh những rủi ro khi vay tiền bên ngoài.
Từ một hộ nghèo của xã thuộc vùng 135 phải lo ăn từng bữa, con cái học hành vất vả, đến nay, hộ chị Quách Thị Nhung (xóm Thao Cả, xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) đã có 7 con bò lớn bé, thầu 1 đập nước thả trên 30.000 con giống và trồng hơn 1 ha bưởi... Với nguồn thu nhập tăng thêm hàng tháng, các con được học hành đầy đủ, đời sống được cải thiện, chị Quách Thị Nhung bày tỏ sự cảm ơn Ngân hàng Chính sách xã hội đã dành nguồn vốn ưu đãi cho gia đình chị cũng như nhiều gia đình khác để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Được biết, thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng, đồng thời hạn chế tín dụng đen như nâng mức cho vay tối đa lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải đảm bảo tiền vay và nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi... Đồng thời, tăng cường công tác quản lý chất lượng tín dụng, tăng cường công tác truyền thông, phổ biến chính sách.
Bình Dương: CEP tri ân khách hàng Chiều 2-11, Tổ chức Tài chính vi mô CEP - Chi nhánh TP Thuận An, tỉnh Bình Dương đã tặng 5 sổ tiết kiệm (10 triệu đồng/sổ) cho khách hàng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và khen thưởng 2 khách hàng (5 triệu đồng/người) điển hình vượt khó, sử dụng vốn vay CEP hiệu quả. Dịp này, CEP Chi nhánh TP...