Giúp công nhân an tâm gắn bó
Trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp tại TP Hà Nội vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, từ đó bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động
Công ty TNHH Esoft Việt Nam (quận Hai Bà Trưng) có khoảng 800 lao động, trong đó hơn 90 trường hợp là người khuyết tật. Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến doanh số sụt giảm nghiêm trọng. Thế nhưng, lãnh đạo công ty vẫn quyết tâm tìm kiếm giải pháp duy trì việc làm, giữ chân người lao động (NLĐ).
Duy trì việc làm, thu nhập
Ông Vũ Nam – Trưởng Phòng sản xuất, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Esoft Việt Nam – cho biết trong điều kiện thành phố thực hiện giãn cách, ban giám đốc công ty đã cho NLĐ mượn trang thiết bị để làm việc từ xa. Đối với NLĐ không có việc, công ty vẫn duy trì mức lương 60%-70%. “Mặc dù năng suất khi làm việc tại nhà thấp hơn nhưng thực hiện nghiêm chỉ thị giãn cách xã hội, công ty đã tìm thêm khách hàng mới để duy trì việc làm cho NLĐ. Nhờ hướng đi đúng này mà thu nhập NLĐ vẫn ổn định trong ngay thời điểm khó khăn nhất” – ông Nam nói.
Cùng với đó, Công đoàn công ty cũng chủ động đề xuất với Công đoàn cấp trên hỗ trợ 150 “ Túi An sinh Công đoàn”, mỗi túi trị giá 200.000 đồng, gồm các nhu yếu phẩm như gạo, dầu ăn, muối, lạc… cho đoàn viên, NLĐ khó khăn. Chị Trần Thị Thắm, một lao động khuyết tật tại công ty, cho biết công việc của chị là chỉnh sửa ảnh. Khi chưa có dịch bệnh, thu nhập của chị khoảng 6-7 triệu đồng/tháng. Từ khi dịch bùng phát, chị Thắm cùng nhiều lao động khác phải làm việc tại nhà. “Chúng tôi được công ty cho mượn máy tính, lắp đặt mạng tại nhà trọ để làm việc từ xa… Vì thế, dù dịch bệnh nhưng thu nhập của tôi vẫn được khoảng 5 triệu đồng/tháng, không giảm nhiều so với trước đây”. Còn anh Tuấn Anh, một lập trình viên ở công ty, cho biết trong đợt dịch này, thu nhập vẫn ổn định khoảng 10 triệu đồng/tháng. Ngoài việc hỗ trợ thiết bị làm việc, hằng tháng, công ty còn hỗ trợ thêm tiền điện cho NLĐ.
Dịch bệnh kéo dài cũng khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Cơ khí Huy Hùng (KCN Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì) bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, với lĩnh vực sản xuất các linh kiện biến áp, trạm điện, máy phát điện, các thiết bị phục vụ y tế – những mặt hàng thiết yếu – nên hoạt động sản xuất của công ty bắt buộc phải duy trì. Để động viên, giữ chân NLĐ gắn bó với dây chuyền sản xuất, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, công ty đã nhanh chóng triển khai phương án sản xuất kinh doanh “3 tại chỗ”. Theo ông Đỗ Văn Đức, Phó Chủ tịch Công đoàn công ty, để thực hiện “3 tại chỗ” được hiệu quả, công ty đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất từ nơi nghỉ, bếp ăn giãn cách và tiến hành khử khuẩn toàn bộ công ty. Để bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, nhân viên, NLĐ, công ty thực hiện test Covid-19 3 ngày/lần cho tất cả mọi người. Công đoàn và ban giám đốc phối hợp chặt chẽ trong việc bảo đảm thu nhập, tiền lương và các chế độ chính sách cho NLĐ. Mức lương của NLĐ bình quân từ 7-8 triệu đồng/người/tháng. NLĐ làm việc “3 tại chỗ” được hỗ trợ 3 bữa ăn/ngày với mức 35.000 đồng/bữa, bảo đảm dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Video đang HOT
Công nhân Xí nghiệp Quản lý Cụm công trình đầu mối Yên Sở làm việc trong những ngày dịch Covid-19 diễn biến phức tạp
Chăm lo bữa ăn cho NLĐ
Xí nghiệp (XN) Quản lý Cụm công trình đầu mối Yên Sở (quận Hoàng Mai) có khoảng 200 CN, duy trì sản xuất “3 tại chỗ” kể từ khi dịch bùng phát nhằm giữ tuyệt đối an toàn các trạm bơm, bảo đảm tiêu thoát nước kịp thời cho TP Hà Nội.
Ông Phạm Ngọc Toàn, Giám đốc XN, cho biết khi thực hiện “3 tại chỗ”, XN đã xây dựng các phương án dự phòng, chuẩn bị sẵn bếp ăn, kho lương thực, thực phẩm, chỗ ngủ, test nhanh Covid-19 thường xuyên và đăng ký tiêm vắc-xin cho NLĐ. Cùng với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, XN cố gắng bảo đảm lương và chế độ hỗ trợ cho NLĐ. Cùng đó, XN còn hỗ trợ NLĐ 3 bữa ăn/ngày và thêm các khoản phụ cấp khác. Ông Trịnh Văn Toản, công nhân (CN) XN Quản lý Cụm Công trình đầu mối Yên Sở, cho biết mình và các đồng nghiệp rất hài lòng với chính sách chăm lo của ban giám đốc và sự quan tâm của tổ chức Công đoàn. Công ty TNHH Minh Trí ở Khu Công nghiệp Vĩnh Tuy (quận Hoàng Mai) có hơn 300 CN. Thời gian qua, công ty đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh, trong đó vấn đề bảo đảm an toàn tại khu vực bếp ăn tập thể đặc biệt được chú trọng. Theo ông Nguyễn Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn công ty, nếu như trước kia có 2 ca ăn, thì nay công ty đã chia thành 4 ca. Trước đây, CN thường ngồi 6 người ăn/bàn, nay ngồi ăn riêng để hạn chế việc tiếp xúc.
Để bảo đảm vệ sinh và an toàn phòng dịch cho bữa ăn của NLĐ, Công ty CP Thú Y Xanh Việt Nam (quận Nam Từ Liêm) cũng làm những vách ngăn tại các bàn ăn. Bàn ăn, ghế ngồi được khử khuẩn sạch sẽ. Bát đũa, dụng cụ nấu bếp được khử trùng với nước sôi. Công ty quy định không phục vụ cùng lúc quá đông người, giờ ăn ca được tổ chức lại thành 4 ca, mỗi ca 15 phút. Không chỉ vậy, toàn bộ khuôn viên nhà ăn bao gồm cả hành lang, lối đi được vệ sinh trước và sau khi ăn. Tại Công ty CP Hãng Sơn Đông Á (huyện Gia Lâm), bữa ăn của NLĐ cũng được nâng từ 25.000 đồng lên 35.000 đồng để bảo đảm sức khỏe cho NLĐ.
Nhiều DN gặp không ít khó khăn nhưng vẫn tìm mọi cách để duy trì việc làm, bảo đảm thu nhập, đặc biệt là xây dựng môi trường làm việc an toàn, chăm lo sức khỏe cho NLĐ. Nỗ lực này của DN đã giúp NLĐ cảm nhận được giá trị của tinh thần sẻ chia, qua đó an tâm gắn bó lâu dài với nơi làm việc ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất”.
Phục hồi chế biến, xuất khẩu nông sản sau giãn cách
Trong 2 tháng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg tại 19 tỉnh, thành khu vực phía Nam do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hoạt động sản xuất, chế biến nông sản bị tác động nặng nề, kéo theo kết quả xuất khẩu giảm mạnh tại khu vực Nam bộ.
Đứt gãy chuỗi cung ứng, thiếu hụt nhân lực
Ở thời điểm hiện tại, quá trình phục hồi sản xuất của doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng rất lớn. Cụ thể, chuỗi cung ứng nguyên vật liệu hiện đã bắt đầu bị đứt gãy, doanh nghiệp bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng. Đặc biệt, lực lượng lao động khó có thể tập trung lại như ban đầu do công nhân chưa được tiêm vaccine nên chưa thể đến cơ sở sản xuất, đã về quê, cách ly, hay đang điều trị COVID-19...
Chế biến sản phẩm dứa đóng hộp tại nhà máy của Công ty CP xuất nhập khẩu nông sản An Giang. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện chỉ có 30% - 40% các doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, số doanh nghiệp còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại sản xuất. Theo tính toán của VASEP, trung bình để doanh nghiệp khôi phục được 50% công suất cần từ 3 - 6 tháng; khôi phục 70% công suất sản xuất cần từ 9 tháng đến 1 năm; khôi phục 100% công suất sản xuất cần khoảng 1,5 - 2 năm.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng trong 4 tháng đầu năm nhưng từ tháng 5 kim ngạch đã đi xuống. Đến tháng 8 là tháng thứ tư giảm liên tiếp và giảm đến 22,5%.
Tại các địa phương, dù nỗ lực hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nhưng công tác duy trì sản xuất, tiêu thụ nông sản còn ở mức rất khiêm tốn. Đơn cử như tỉnh Bến Tre, trong thời gian thực hiện giãn cách từ ngày 20/7 - 6/9, tỉnh đã tiêu thụ khoảng 7.000 tấn rau, quả các loại; gần 20 triệu quả dừa. Tuy nhiên, đây chỉ là con số rất nhỏ so với sản lượng nông sản cần tiêu thụ của Bến Tre trong 3 tháng cuối năm nay (theo dự báo là gần 55 triệu tấn rau, quả; 170 triệu quả dừa, 45.000 tấn thịt lợn, thịt bò; trên 200.000 tấn thịt gia cầm, 35.000 tấn các loại thủy sản...).
Chủ động những kịch bản ứng biến
Lý giải cho những khó khăn còn tồn tại trong tiêu thụ nông sản, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ: Thực tế, chúng ta đã có sự lúng túng nhất định ngay khi bắt đầu áp dụng Chỉ thị 16 tại các tỉnh, thành phía Nam. Sự lúng túng cho thấy chúng ta đã không kết nối không gian giữa 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như một thực thể mà lại chia cắt bằng địa giới hành chính. Đây là thử thách về tư duy liên kết vùng.
Để giải quyết bài toán đầu ra cho nông, thủy sản, giải pháp quan trọng nhất hiện nay chính là dồn sức nối lại chuỗi cung ứng, tạo điều kiện để hàng hóa nông sản được thông suốt trong tất cả các mắt xích từ thu hoạch - sơ chế - vận chuyển - chế biến, chợ đầu mối - phân phối - người tiêu dùng, xuất khẩu. Trong đó, điểm đến quan trọng hiện nay ở các tỉnh khu vực phía Nam là thị trường tiêu thụ tại TP Hồ Chí Minh và xuất khẩu qua các cảng tại TP Hồ Chí Minh.
Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai một số nhiệm vụ cấp bách bảo đảm không đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp; đồng thời rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất vụ tiếp theo, nhất là các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản ở các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nông sản cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và chế biến, xuất khẩu trong mọi tình huống, đặc biệt là các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; tổ chức liên kết hiệu quả vùng nguyên liệu với sơ chế, chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng.
Các vùng, khu vực đã khống chế được dịch COVID-19 sẽ là điểm tựa phát triển sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, bù đắp phần thiếu hụt cho các địa phương khác, nhất là các tỉnh, thành phố phía Nam. Các biện pháp hướng dẫn các địa phương đã kiểm soát dịch bệnh mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối; hỗ trợ thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp; không để ách tắc trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, nông sản cũng sẽ được thực hiện đồng loạt trong thời gian tới.
Đà Nẵng: Các doanh nghiệp FDI mong muốn sớm khôi phục toàn bộ sản xuất Mong muốn sớm được hoạt động với công suất tối đa sau khi hoàn thành việc tiêm chủng cho người lao động, đó là đề xuất của nhiều doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong Hội nghị đối thoại với chính quyền thành phố vào chiều 24/9. Lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng biểu dương các doanh nghiệp...