Giục chồng biếu quà Tết bố mẹ, anh ném chiếc phong bì, số tiền bên trong làm tôi sốc nặng
Tôi thật không ngờ việc thực hiện trách nhiệm của con rể lại khiến anh khó chịu như thế.
Lấy nhau 3 năm, năm nào sau khi ăn Tết nhà chồng, vợ chồng con cái chúng tôi mới đưa nhau về ăn Tết nhà ngoại. Nói gì thì nói, gia đình nhà ngoại vẫn luôn đứng sau nhà nội vậy nên tôi cũng chấp nhận ngày mùng 3 Tết mới về quê. Thấu hiểu điều đó nên năm nào tôi cũng nói chồng gửi về quê một khoản tiền để biếu bố mẹ vì đợi đến ngày mùng 3 Tết thì đã quá muộn.
Năm nay việc về quê trước Tết cũng khó khăn, nhà cách hơn 100km, tôi có nói với chồng gửi tiền về biếu bố mẹ. Thật sự tôi quá sốc vì thái độ của chồng. Anh nói cứ từ từ, làm gì mà vội nhưng gần Tết, nếu không biếu bố mẹ sớm thì lại thất lễ.
Thực sự sớm hay muộn vài ngày cũng không quá quan trọng, chi bằng biếu sớm lại vẹn cả đôi đường. Nhưng chồng cứ lần này đến lần khác không hài lòng, tỏ thái độ khiến tôi chán nản. Tôi sợ anh lại nghĩ tôi chỉ nghĩ đến nhà mình rồi còn mang chuyện tiền nong ra so sánh.
Mọi năm, mỗi bên gia đình nội ngoại đều được biếu như nhau. Bố mẹ chồng 5 triệu, gia đình nhà ngoại 5 triệu. Năm nay khó khăn hơn thì tôi nói tùy ý anh… Nhưng lúc tôi giục, anh đã ném vào mặt tôi chiếc phong bì bảo là gửi về biếu nhà ngoại, năm nay chỉ có thế khiến tôi sốc. Một là sốc vì thái độ ném phong bì vào mặt vợ của chồng, 2 là sốc vì số tiền bên trong. Khi tôi bóc phong bì ra, số tiền bên trong vỏn vẹn chỉ có 500 nghìn đồng.
Tôi trừng mắt nhìn anh hỏi sao lại có từng đó tiền thì anh nhìn lại tôi, đầy hậm hực: “Năm nay kinh tế khó khăn, thế là nhiều rồi. Ông bà ở quê cũng chẳng phải sắm Tết, như này thì đi đâu nữa, ở nhà thôi nên chẳng tiêu gì tiền. Coi đó là tiền mừng tuổi ông bà đi, hạch sách cái gì?”.
Video đang HOT
Nghe câu anh nói mà tôi tức sôi máu. Tôi thực sự không tin nổi sao anh lại có thái độ đó với bố mẹ vợ của mình. Làm con rể phải có trách nhiệm với gia đình mình và gia đình vợ, nhưng anh lại phân biệt đối xử còn coi thường bố mẹ tôi. Trong khi ở nhà chồng chúng tôi đã sắm sửa tất cả, làm lụng vất vả, lo cho cái tết sum vầy, không thiếu cái gì còn biếu thêm bố mẹ tiền. Vậy mà…
Sau trận đó, tôi và chồng cãi nhau nảy lửa. Tôi cũng có cái nhìn khác về chồng. Hóa ra, bấy lâu nay anh ki bo, tính toán, còn nghĩ tôi không an phận, hay mang tiền về biếu bố mẹ. Bao năm rồi anh “tức nước vỡ bờ” nên đã nói ra những lời trong lòng. Vậy là bấy lâu nay chồng vẫn luôn hậm hực vì phải biếu quà Tết cho bố mẹ vợ.
Làm người đàn ông như vậy thực sự không thể là chỗ dựa dẫm để tôi yên tâm. Tôi đã nghĩ đến việc tích cóp quỹ đen, tự lo cho mình chứ người chồng như anh, sau này chắc chẳng thể nào nương tựa. Bố mẹ tôi cũng khó được nhờ người con rể như anh…
Đêm đầu tiên sau cưới, chồng dốc thùng tiền cưới tuyên bố: 'Phong bì ai người ấy giữ', vợ chỉ phản pháo vài câu khiến anh 'thông suốt'
Trước câu nói của chồng, vợ liền đáp lại: 'Vậy anh tự kiểm đi, phong bì nào của anh thì anh giữ, còn lại cứ để đó cho tôi. Tối anh ngủ phòng này, tôi sang phòng bên nằm'.
Sau khi "về chung nhà" đa phần các ông chồng đều giao cho vợ giữ "tay hòm chìa khóa". Tuy nhiên, không phải cặp đôi nào cũng vậy.
Mới đây, một cô dâu mới lên mạng tâm sự về chuyện chồng đòi "tiền ai nấy giữ" ngay trong đêm tân hôn. Cô viết: "Lúc yêu, em tôn trọng quan điểm: Tài chính phân minh, ái tình song phẳng. Nhưng đó là chuyện khi yêu, còn một khi đã là gia đình rồi, tiền nong phải dồn 1 mối. Chồng hay vợ quản không quan trọng, ai giữ tiền tốt hơn người ấy cầm kinh tế. Vậy mà ngay đêm tân hôn, chồng đã giội cho em gáo nước lạnh tới tim.
Nói chung ngay lúc yêu em đã biết lão có tính rạch ròi. Được thời gian đầu theo đuổi thì đi ăn đi chơi lão ấy bỏ tiền. Sau khi hai đứa chính thức yêu thì đi ăn bữa nào cưa đôi tiền bữa đó, hoặc nay anh trả, mai em trả.
Ban đầu em cũng hơi sốc với cách hành xử này, khi lão nói em hơi ngớ người song lão giải thích: "Anh muốn tiền nong cứ rạch ròi cho thoải mái. Như thế mình không mang tiếng lợi dụng nhau".
Cũng chẳng biết có phải vì yêu quá nên em mù quáng mà thấy lão nói thế cũng có lý. Song nghĩ hẹn hò thì t hế, chứ cưới về rồi phải khác.
Ai ngờ hôm cưới, khách khứa về hết, dọn dẹp xong xuôi em mệt nhoài lê bước về phòng, tính tắm giặt rồi ngủ sớm. Thế mà vừa đẩy cửa vào, lão đã bảo: 'Em bật điện lên cho sáng để mình kiểm phong bì cưới'.
Mệt quá, em xua tay: 'Thôi để mai đi anh, nay em không đủ sức ngồi đếm tiền đâu'.
Cô vợ trẻ bị chồng "dội ngay gáo nước lạnh" trong đêm tân hôn.
Thế mà lão bảo: 'Mệt cũng phải cố chứ. Chuyện tiền nong không chần chừ được. Anh muốn rõ ràng, rành mạch ngay từ đầu. Phong bì của đứa nào đứa ấy giữ. Sau này bạn ai người ấy đi trả nợ. Trước anh cũng nói rồi đó, tiền tài phải phân minh'.
Ôi, nghe chồng nói mà em choáng hẳn. Tưởng lúc yêu mới thế, cưới rồi lão vẫn muốn tiền ai người ấy cầm, không lai dính dáng liên quan ai. Thế thì còn gì là vợ chồng. Hóa ra hôn nhân trong mắt lão chỉ là góp gạo thổi cơm chung.
Thất vọng tột độ về chồng, em tỏ thái độ luôn: 'Vậy anh tự kiểm đi, phong bì nào của anh thì anh giữ, còn lại cứ để đó cho tôi. Tối anh ngủ phòng này, tôi sang phòng bên nằm'.
Lão nghe em nói, trợn mắt: 'Ý em là sao? Đêm tân hôn lại sang phòng khác ngủ?'.
Em cười nhạt: 'Tân hôn tân hiếc gì, chẳng phải anh coi cuộc hôn nhân này chẳng qua chỉ là góp gạo thổi cơm chung đó thôi. Mà nếu đã như thế thì cứ rạch ròi hết, không chỉ tiền. Chuyện sinh hoạt ăn ở cũng phân chia rõ ràng. Ngày mai tôi với anh sẽ ngồi lại với nhau 1 ngày để lập ra từng khoản quy định. Nếu muốn ăn cơm chung thì tiền gạo tiền thức ăn chia rõ mỗi đứa bao nhiêu. Đóng theo bữa hay theo ngày. Thậm chí chuyện chăn gối vợ chồng chúng ta cũng nên xem xét xem có nên rạch ròi, trả phí cho nhau không'.
Lão ngồi trên giường nghe mà tái mặt. Em thì vẫn ba máu sáu cơn, cảm giác không còn chút mùi mẫn, rung rinh gì về tân hôn. Nói xong, em vào lấy gối ôm chăn sang phòng bên. Lão kéo tay vợ lại mà em một mạch vác chăn đi.
Khoảng hơn tiếng sau, chắc lão không ngủ được mới mò sang phòng em. Định kéo chăn nằm cùng mà em đẩy xuống đất. Biết em thái độ thật rồi, lão mới ghì vợ vào lòng thủ thỉ: 'Anh biết anh sai rồi, em đừng để bụng nhé. Đã là vợ chồng, có gì không hay không phải thì cứ thẳng thắn bảo nhau để mình cũng hoàn thiện lại bản thân cho cuộc hôn nhân của mình được hạnh phúc.
Anh yêu mới lấy em, muốn cùng em vun đắp tương lai, chứ tuyệt đối không có tính toán là góp gạo thổi cơm chung như em nghĩ. Cũng tại trước giờ anh quen sống kiểu sòng phẳng như thế nhưng nó sẽ là trước kia. Còn giờ, anh có vợ làm hậu phương, kinh tế chúng mình thu về một mối. Vợ sẽ làm tay hòm chìa khóa của anh".
Lão năn nỉ các kiểu em mới cho qua rồi hai đứa kể chuyện tới 3 giờ sáng mới đưa nhau về phòng tân hôn khi mà mọi chuyện đã thông suốt".
Gặp tình huống không lường trước nhưng cách ứng xử thông minh, dứt khoát của người vợ khiến nhiều người nể phục. Quan điểm của người vợ cũng nhận được sự đồng tình của nhiều dân mạng, nhất là hội chị em. Bởi vợ chồng sau khi "về chung nhà" đôi khi việc quá rạch ròi tài chính sẽ gây cảm giác mệt mỏi và rất dễ "lạc mất nhau" lúc nào không hay.
Đến nhà người yêu chơi, thấy nhà cửa bừa bộn bẩn thỉu tôi dọn dẹp mất cả buổi sáng, tưởng sẽ được mọi người khen ai ngờ... Tôi và anh yêu nhau đến nay được nửa năm, nhân dịp nghỉ cuối tuần, người yêu quyết định đưa tôi về ra mắt gia đình. Lần đầu tiên về quê anh ấy chơi, tôi rất mong chờ, thế nhưng về đến nhà anh mọi thứ khác xa so với tưởng tượng. Từ ngoài cổng vào đến nhà chỗ nào tôi cũng nhìn...