Giữa vòng xoáy bất ổn, Mỹ đứng trước những “cơn bão” lớn

Theo dõi VGT trên

Vào những ngày nước rút cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống lần thứ thứ 47, nước Mỹ bất ngờ rơi vào tình thế địa chính trị nan giải chưa từng có kể từ sau Thế chiến thứ hai đến nay.

Giữa vòng xoáy bất ổn, Mỹ đứng trước những cơn bão lớn - Hình 1

Washington đang phải căng mình đối phó với những vấn đề quốc tế nghiêm trọng trên ba khu vực chiến lược: châu Âu, Trung Đông và châu Á. Các đối thủ chính như Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên đang ngày càng cứng rắn, tạo ra những thách thức lớn cho Mỹ.

Trong bối cảnh nguồn lực của Mỹ có giới hạn, Washington cần tính toán kỹ lưỡng để điều chỉnh chiến lược quan trọng. Dù vẫn là siêu cường duy nhất, Mỹ đang phải đối mặt với sự giảm sút tương đối trong một số lĩnh vực so với các đối thủ cạnh tranh.

Nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế cùng lúc

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quan hệ quốc tế, đây là lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ hai, Washington phải đồng thời đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng và phức tạp như vậy.

Giáo sư John Mearsheimer của Đại học Chicago nhận định: “Chúng ta đang chứng kiến một thời điểm đặc biệt trong lịch sử ngoại giao của Mỹ, khi các thách thức không chỉ đến từ nhiều hướng mà còn có tính chất phức tạp và đan xen chưa từng thấy”.

Tại châu Âu, cuộc chiến Nga – Ukraine đã kéo dài gần 3 năm với những diễn biến ngày càng phức tạp. Nga, không như kỳ vọng của Mỹ và phương Tây, vẫn trụ vững về cả kinh tế, chính trị và ngoại giao. GDP đã vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ tư thế giới, còn trong cuộc chiến với Ukraine, Nga ngày càng giành được nhiều lợi thế quan trọng trên chiến trường.

Mỹ, với tư cách là trụ cột của NATO, đã phải nỗ lực tổng động viên toàn bộ khối NATO và các nước đồng minh trên toàn thế giới và trực tiếp đổ một lượng lớn nguồn lực chưa từng có để hỗ trợ Kiev.

Tính đến tháng 10/2024, Washington đã viện trợ cho Ukraine tổng cộng hơn 75 tỷ USD.

Trong khi đó, các nước NATO châu Âu cũng đã tăng cường đáng kể ngân sách quốc phòng, với Đức cam kết chi tiêu 2% GDP cho quốc phòng, trong khi Pháp và Anh đẩy mạnh phát triển năng lực quân sự độc lập.

Cuộc chiến ở Ukraine và xung đột giữa Nga với Mỹ và phương Tây đã làm thay đổi mạnh mẽ cục diện an ninh châu Âu từ sau chiến tranh lạnh đến nay. NATO đã được mở rộng với sự gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển, đồng thời tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự ở sườn phía Đông.

Tình hình nóng bỏng ở Trung Đông sau sự kiện Hamas tấn công vào Israel ngày 10/7/2023 và các hành động trả đũa của Israel đã trở thành mối quan ngại hàng đầu của Washington. Nguy cơ lan rộng chiến tranh ra toàn khu vực Trung Đông ngày càng hiện hữu.

Như các nhà nghiên cứu về tình hình khu vực đã chỉ rõ, tuy Israel đã có những thành công đáng kể trong việc hạ các thủ lĩnh hàng đầu của “trục kháng chiến” và làm suy yếu đáng kể các lực lượng đang chiến đấu chống nhà nước Do Thái, đã có những dấu hiệu đáng lo ngại khi Iran đang ngày càng lý trí và quyết đoán hơn.

Video đang HOT

Các tổ chức như Hamas ở Gaza, Hezbollah ở Li Băng hay Houthi ở Yemen vẫn không khuất phục, dù đã liên tục phải gánh chịu những tổn thất rất to lớn, trong khi các nhóm vũ trang tại Iraq và Syria vẫn không ngừng có các hoạt động nhắm vào lợi ích của Mỹ ở khu vực chiến lược trọng yếu này.

Trong khi đó, sự xích lại gần nhau giữa Moscow và Bắc Kinh cùng sự phát triển liên tục của nhóm nước mới nổi BRICS đang tạo ra một thách thức chưa từng có đối với vị thế dẫn đầu của Mỹ trong các vấn đề toàn cầu và trật tự thế giới do Mỹ dẫn dắt trong nhiều thập niên qua.

Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga – Trung phát triển cả về lượng và chất, đặc biệt là qua kim ngạch thương mại song phương đạt 200 tỷ USD vào năm 2023, các dự án năng lượng trị giá hơn 100 tỷ USD, và thỏa thuận sử dụng đồng nội tệ trong rất nhiều thanh toán song phương.

Không chỉ vậy, 2 nước đã tăng cường tập trận chung, chuyển giao công nghệ quốc phòng và tăng cường phối hợp chiến lược trong các vấn đề quốc tế. Trong khi đó, BRICS liên tục được mở rộng đang dần trở thành một cực đối trọng với phương Tây với 45% dân số thế giới, 30% GDP toàn cầu và 35% thương mại quốc tế.

Tình hình căng thẳng mới tại Đông Bắc Á là điều Washington ít mong đợi nhất lúc này khi cả Bình Nhưỡng lẫn Seoul liên tục có những động thái cực đoan thù địch chống nhau.

Đặc biệt, việc Bình Nhưỡng cho nổ mìn cắt đứt tuyến đường sắt lẫn tuyến đường bộ nối liền hai miền – biểu tượng của tiến trình hòa bình thống nhất trên bán đảo Triều Tiên suốt 20 năm qua, đã đẩy căng thẳng giữa 2 bên lên mức cao nhất trong 70 năm qua.

Theo một số đánh giá của giới nghiên cứu quốc tế, số vụ phóng tên lửa của Triều Tiên năm 2024 đã tăng 300% so với cùng kỳ năm trước, còn các hoạt động quân sự ở gần Khu phi quân sự tăng 200%.

Mỹ vẫn duy trì vị thế siêu cường

Giữa vòng xoáy bất ổn, Mỹ đứng trước những cơn bão lớn - Hình 2

Bà Harris và ông Trump sẽ đối đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới (Ảnh: Reuters).

Mặc dù đang phải đối mặt với những thách thức nội tại nghiêm trọng như nợ công tăng cao (trên 30 nghìn tỷ USD), chia rẽ chính trị sâu sắc và nguồn lực có hạn để duy trì cam kết toàn cầu, nước Mỹ vẫn duy trì vị thế siêu cường với những lợi thế vượt trội trong nhiều lĩnh vực.

Về quân sự, ngân sách quốc phòng năm 2024 lên tới 886 tỷ USD, với 800 căn cứ quân sự trên toàn cầu, 11 tàu sân bay hạt nhân và công nghệ quân sự tiên tiến nhất thế giới. Về kinh tế, GDP năm 2024 ước tính đạt 25.500 tỷ USD, đồng USD vẫn chiếm 60% dự trữ ngoại hối toàn cầu, và Mỹ tiếp tục dẫn đầu về công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Để đối phó, Washington một mặt duy trì đối thoại chiến lược với Trung Quốc, mặt khác vẫn kiên định trong các vấn đề cốt lõi và tiếp tục hạn chế Trung Quốc tiếp cận các công nghệ cao, tăng cường quan hệ nhiều mặt với các đối tác then chốt trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và các nước ASEAN, tập trung thúc đẩy các sáng kiến như AUKUS về công nghệ hạt nhân, QUAD về an ninh hàng hải và các khuôn khổ hợp tác kinh tế mới như Khuôn khổi hợp tác kinh tế Ấn Độ dương – Thái Bình dương (Indo-Pacific Economic Framework).

Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ ngày càng gay gắt, Mỹ đã đẩy mạnh đầu tư vào các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử và chip bán dẫn thế hệ mới, không chỉ nhằm củng cố vị thế dẫn đầu của Mỹ mà còn có thể làm thay đổi căn bản cán cân quyền lực toàn cầu trong tương lai.

Với Nga, Washington tiếp tục các biện pháp bao vây, cấm vận và trừng phạt, đồng thời cam kết hỗ trợ Ukraine, nhưng tránh những hành động có thể đưa đến đối đầu trực tiếp giữa hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới.

Về vấn đề Triều Tiên, Mỹ theo đuổi chính sách kiềm chế và ngăn ngừa leo thang nhưng tăng cường các hình thức trực tiếp hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc đề phòng tình huống xấu nhất xảy ra.

Trong khi các đồng minh như Hàn Quốc và Nhật Bản đã tăng ngân sách quốc phòng lên trên 15%, Mỹ cũng đã nhanh chóng có các hành động phối hợp với các nước này để đối phó. Mới nhất là việc thành lập liên minh 11 nước giám sát Triều Tiên thay thế cơ chế cũ của Hội đồng Bảo an đã bị Nga phủ quyết không được gia hạn, cũng như tiếp tục tập trận với quân đội Hàn Quốc để răn đe Triều Tiên.

Riêng ở khu vực Trung Cận Đông, Mỹ chủ trương kiềm chế ngăn chặn bùng nổ chiến tranh nóng giữa các bên nhưng vẫn cương quyết bảo vệ Israel trước những đe dọa mới nhất từ phía Tehran và “Trục kháng chiến”.

Nước này nhanh chóng điều động hai nhóm tàu sân bay USS Gerald R. Ford và USS Dwight D. Eisenhower, tăng cường hiện diện quân sự tại các căn cứ ở Qatar, UAE và Iraq, đồng thời triển khai thêm hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot trong khu vực.

Các chuyên gia dự báo trong vòng từ 6 tới 12 tháng tới, xung đột Ukraine sẽ tiếp tục căng thẳng, tình hình Trung Đông khó có thể sớm ổn định và không loại trừ khả năng Triều Tiên có thể có thêm các động thái gây căng thẳng hơn nữa với Hàn Quốc… Tuy nhiên, trước mắt, ít nhất là cho đến khi kết thúc bầu cử tổng thống Mỹ, Washington sẽ cố gắng tối đa để kiểm soát tình hình, tránh những diễn biến bất ngờ có thể nổ ra.

Về lâu dài, Mỹ sẽ phải xây dựng một chiến lược ngoại giao toàn diện hơn để đối phó với những diễn biến mới trong một thế giới đa cực, cân bằng giữa các cam kết quốc tế và nhu cầu trong nước, đồng thời đổi mới cách tiếp cận với các thách thức an ninh phi truyền thống.

Giáo sư Đại học Harvard Joseph Nye đã nhận định, sức mạnh thực sự của Mỹ không chỉ nằm ở khả năng quân sự hay kinh tế, mà còn ở khả năng thích ứng và đổi mới trước những thách thức mới, kể cả các những thách thức an ninh phi truyền thống, và phải tìm được cách tiếp cận cân bằng và bền vững trong một thế giới ngày càng phức tạp.

Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra, có thể thấy cách thức Washington đối phó với các thách thức hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến vị thế toàn cầu của Mỹ còn cả trật tự thế giới trong những thập niên tới, không chỉ tác động trực tiếp đến kết quả cuộc bầu cử tổng thống lần này mà còn tới cả tương lai chính trị nước Mỹ trong những năm tới.

Thực tế thì quan điểm và xử lý của chính quyền Biden-Harris về các vấn đề quốc tế nổi bật thời gian qua đã ít nhiều làm mất ưu thế của Phó Tổng thống Harris trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang rất sít sao hiện nay, nhất là trong vấn đề xung đột Israel – Palestine/Ả-rập.

Nếu để tình hình tuột khỏi kiểm soát, đấy rất có thể sẽ là yếu tố mới quyết định ngăn cản bà Harris trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ.

Điều đó đòi hỏi sự linh hoạt, khôn khéo trong điều hành chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ trong thời gian trước mắt nhằm đảm bảo được những lợi ích chiến lược của quốc gia nói chung, lợi ích của đảng Dân chủ và cá nhân ứng cử viên Harris nói riêng.

Với sự xuất hiện của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán lượng tử (quantum computing), cùng với những thay đổi trong cấu trúc liên minh toàn cầu, những quyết định của Washington trong giai đoạn này sẽ còn có ý nghĩa đối với việc định hình lại trật tự thế giới trong nhiều thập niên tới.

Iran và Israel cùng thách thức chính sách Trung Đông của Mỹ?

Chính quyền Biden đang phải đối mặt với những thách thức trong việc kiểm soát tình hình ở Trung Đông, khi Israel có khả năng rơi vào một cuộc xung đột đa mặt trận với Hezbollah và Iran.

Iran và Israel cùng thách thức chính sách Trung Đông của Mỹ? - Hình 1
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại cuộc gặp ở Tel Aviv ngày 18/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Mới đây, Hussein Ibish, học giả cao cấp tại Viện Các quốc gia vùng Vịnh Arab và là chuyên gia về các vấn đề Mỹ cho tờ The National (UAE) nhận định rằng, chính sách của Mỹ tại Trung Đông đang gặp khó khăn nghiêm trọng, đặc biệt sau các sự kiện xảy ra vào ngày 7/10/2023.

Các hành động quyết đoán từ cả hai phía: đối tác thân cận nhất của Mỹ, Israel, và đối thủ chính, Iran, đang làm lung lay mục tiêu kiềm chế xung đột ở Gaza mà Washington đã đặt ra.

Cả Iran và Israel dường như đều đang thúc đẩy khu vực này hướng tới một cuộc xung đột đa mặt trận, điều mà Tổng thống Joe Biden đã nỗ lực ngăn chặn.

Sau ngày 7/10, chính quyền Biden đã xác định rằng lợi ích của Mỹ có thể chịu đựng những hậu quả phát sinh từ cuộc chiến ở Gaza. Tuy nhiên, Washington lo ngại rằng việc bị kéo vào một cuộc xung đột toàn diện sẽ mang lại nhiều rủi ro không thể lường trước.

Để kiềm chế sự leo thang của xung đột, Tổng thống Biden đã dành sự ủng hộ cho việc Israel tự do hành động ở Gaza, với hy vọng rằng điều này sẽ giúp họ giữ ổn định tại Liban. Trong thời gian từ tháng 8/2024 trở về trước, chính sách này dường như đã có hiệu quả. Mặc dù xuất hiện nhiều điểm nóng ở Syria, Iraq, và các vụ tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ từ lực lượng Houthi ở Yemen, Israel vẫn chủ yếu tập trung vào Gaza mà không làm gia tăng xung đột tại Liban.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy thách thức lớn nhất đối với chiến lược của Mỹ lại đến từ chính Israel. Ngay sau các cuộc tấn công ngày 7/10, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã kêu gọi một cuộc tấn công lớn chống Hezbollah, bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Biden kêu gọi Thủ tướng Netanyahu tập trung vào Hamas. Israel và Iran đều nhận thấy rằng Tehran đã hưởng lợi từ tình hình tại Gaza, trong khi Israel đang cần một chiến thắng để phục hồi uy tín của các cơ quan an ninh quốc gia.

Để đạt được các mục tiêu này, Israel dường như cho rằng việc tập trung vào Hezbollah, lực lượng quân sự hùng mạnh thân Iran, sẽ mang lại cơ hội cao hơn. Trước đó, Israel đã có những hành động thận trọng nhằm gia tăng áp lực lên Hezbollah, làm cho Washington cảm thấy lo ngại nhưng không dám can thiệp mạnh mẽ. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, sự chú ý của Israel đã chuyển hướng trở lại phía Bắc, nhắm trực diện vào Hezbollah.

Cụ thể hôm 30/9 vừa qua, Israel đã tiến hành một cuộc tấn công trên bộ qua biên giới phía Nam của Liban, nhằm đánh bật Hezbollah ra xa khỏi khu vực biên giới. Các quan chức Israel mô tả cuộc tấn công này là giới hạn về quy mô, nói rằng sẽ không có chiếm đóng lâu dài, mặc dù các quan chức đã từ chối tiết lộ binh sĩ Israel sẽ tiến sâu vào Liban đến đâu hoặc chiến dịch này sẽ kéo dài bao lâu.

Trước đó, cả Israel và Hezbollah đều không thực sự quan tâm đến các thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ đề xuất. Israel yêu cầu Hezbollah rút quân khỏi biên giới, trong khi Hezbollah yêu cầu một lệnh ngừng bắn tại Gaza. Để tăng cường sức ép, Israel đã liên tục tấn công các vị trí của Hezbollah và Iran ở Syria.

Hành động không kích của Israel đã làm suy yếu nghiêm trọng khả năng quân sự của Hezbollah, đồng thời gây ra thiệt hại nặng nề cho cơ sở hạ tầng và các thiết bị quân sự quan trọng của Iran. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Washington hiểu rằng những cuộc phiêu lưu quân sự như vậy dễ bắt đầu nhưng khó có thể kết thúc. Tehran cuối cùng cũng đã phản ứng lại bằng cách thực hiện một cuộc tấn công quy mô lớn vào Israel đêm 1/10 vừa qua. Dù được cho là không thành công, nhưng Israel có khả năng sẽ không dễ dàng chấp nhận lời kêu gọi kiềm chế từ Mỹ và tuyên bố có hành động đáp trả.

Rõ ràng là, Mỹ hiện đang bị mắc kẹt giữa việc muốn kiểm soát Israel và nguy cơ bị kéo vào cuộc xung đột với Iran. Nếu Israel tiếp tục các hành động quyết liệt và Iran cũng không nhượng bộ, cơn ác mộng về một cuộc chiến tranh khu vực đa mặt trận có thể xảy ra, buộc Washington phải can thiệp để bảo vệ Israel.

Tình hình leo thang này đang tạo ra một thách thức nghiêm trọng đối với lợi ích và mục tiêu của Mỹ, đồng thời có thể làm sụp đổ hoàn toàn chính sách của chính quyền Biden đối với cuộc khủng hoảng ở Gaza.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Trump ra lệnh sa thải toàn bộ công tố viên dưới thời ông BidenTổng thống Trump ra lệnh sa thải toàn bộ công tố viên dưới thời ông Biden
06:19:15 20/02/2025
Tổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân MỹTổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân Mỹ
13:27:54 20/02/2025
Mỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với NgaMỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
10:49:24 21/02/2025
Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
23:55:19 20/02/2025
Đảo quốc nhỏ bán hộ chiếu để đối phó biến đổi khí hậuĐảo quốc nhỏ bán hộ chiếu để đối phó biến đổi khí hậu
05:44:38 20/02/2025
Thủ tướng Hun Manet lên tiếng sau cuộc đối đầu giữa binh sĩ Campuchia và Thái LanThủ tướng Hun Manet lên tiếng sau cuộc đối đầu giữa binh sĩ Campuchia và Thái Lan
14:29:24 20/02/2025
Mỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhânMỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhân
10:56:00 21/02/2025
Chuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèoChuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèo
10:39:29 21/02/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?
18:22:35 21/02/2025
Lúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụpLúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụp
17:34:58 21/02/2025
Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"
17:16:27 21/02/2025
Bức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil LêBức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil Lê
19:33:40 21/02/2025
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợTừ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ
17:13:54 21/02/2025
Sốc: "Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah tuyên bố cắt đứt quan hệ với bố mẹSốc: "Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah tuyên bố cắt đứt quan hệ với bố mẹ
17:11:22 21/02/2025
Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"
19:27:16 21/02/2025
Nữ ca sĩ lấy chồng là ông chủ: "Nhân viên gửi scandal để ngăn chồng quen tôi"Nữ ca sĩ lấy chồng là ông chủ: "Nhân viên gửi scandal để ngăn chồng quen tôi"
17:01:26 21/02/2025

Tin mới nhất

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga

00:19:40 22/02/2025
Quốc gia Liên Xô cũ Georgia từng nhận được đề nghị từ phương Tây về việc mở mặt trận thứ 2 chống Nga, theo lãnh đạo đảng cầm quyền nước này.
Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng

Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng

00:17:25 22/02/2025
Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cuộc họp giữa ông với đặc phái viên Keith Kellogg đã giúp khôi phục hy vọng nhưng phía Mỹ đưa ra rất ít thông tin chi tiết.
Sụt giảm oxy nghiêm trọng sẽ đe dọa sự sống trên Trái Đất

Sụt giảm oxy nghiêm trọng sẽ đe dọa sự sống trên Trái Đất

00:15:09 22/02/2025
Hiện tại, sự sống đang phát triển mạnh mẽ trong điều kiện giàu oxy, nhưng theo dự báo, khí quyển Trái Đất sẽ trở nên đầy methane và thiếu oxy.
Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine

Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine

00:08:07 22/02/2025
Phái đoàn của Nga và Mỹ được cho là đã bí mật đàm phán về cuộc chiến Ukraine vài tháng gần đây tại Thụy Sĩ, nguồn thạo tin cho hay.
Ông Trump làm thế giới "rung chuyển" trong tháng đầu nhiệm kỳ

Ông Trump làm thế giới "rung chuyển" trong tháng đầu nhiệm kỳ

00:05:35 22/02/2025
Những sắc lệnh ban hành trong tháng đầu tiên nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cho thấy ảnh hưởng lớn đến thế giới.
Tỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky

Tỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky

23:24:25 21/02/2025
Vị đồng minh thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng cuộc khảo sát mới về việc ông Zelensky được lòng người dân Ukraine đã bị thao túng.
Chiến thuật của ông Putin nhằm tối đa hóa nhượng bộ từ Mỹ

Chiến thuật của ông Putin nhằm tối đa hóa nhượng bộ từ Mỹ

22:52:16 21/02/2025
Việc lựa chọn thành phần phái đoàn hội đàm với Mỹ cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn tối đa nhượng bộ từ Washington trong vấn đề Ukraine và những vấn đề song phương.
Tổng thống Trump quyết tâm chấm dứt xung đột Ukraine

Tổng thống Trump quyết tâm chấm dứt xung đột Ukraine

22:41:17 21/02/2025
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Mike Waltz ngày 20/2 tuyên bố Tổng thống Donald Trump quyết tâm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
Ukraine dự đoán sắp ngừng bắn với Nga

Ukraine dự đoán sắp ngừng bắn với Nga

22:24:01 21/02/2025
Người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Ukraine tin rằng hiện đã có hầu hết yếu tố để Ukraine và Nga đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong năm nay.
Nga công phá dữ dội, đánh sập huyết mạch hậu cần Ukraine ở Kursk

Nga công phá dữ dội, đánh sập huyết mạch hậu cần Ukraine ở Kursk

22:21:07 21/02/2025
DeepState, chương trình phân tích quân sự của Ukraine, đưa tin lực lượng Nga đang tích cực nhắm vào các tuyến hậu cần từ Ukraine vào tỉnh Kursk của Nga, tiến hành các cuộc tấn công hỏa lực vào mọi hoạt động theo hướng này từ tỉnh Sumy c...
Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

22:01:38 21/02/2025
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?
Ông Trump nói Nga "có nhiều lợi thế" trong đàm phán về Ukraine

Ông Trump nói Nga "có nhiều lợi thế" trong đàm phán về Ukraine

21:52:39 21/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Nga có nhiều quân bài trong bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội

Pháp luật

00:32:07 22/02/2025
TAND TP Hà Nội vừa ra quyết định sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ thổi đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2 xảy ra cách đây 3 tháng ở huyện Sóc Sơn.
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tin nổi bật

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Góc tâm tình

00:10:12 22/02/2025
Tôi lớn tuổi rồi, muốn một lần được sống vui vẻ, thoải mái. Tôi nhận lỗi về mình, đưa ra nhiều điều kiện để bù đắp nhưng vợ nhất quyết không ly hôn.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

Sáng tạo

23:54:57 21/02/2025
Bức ảnh tưởng bình thường nhưng khi phơi bày sự thật thì ai cũng rùng mình Dù giàu đến đâu cũng đừng rước 7 thứ này về nhà, tỉ lệ hối hận là 100% Đây là 9 mẹo tiết kiệm giúp mẹ 2 con ở Hà Nội không bao giờ cạn ví ngay cả khi đã cuối thá...
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Hậu trường phim

23:38:49 21/02/2025
Ngay ngày khởi chiếu chính thức đầu tiên (ngày 21/2), Dark Nuns đã vươn lên đứng thứ 2 phòng vé Việt, chỉ xếp sau Nhà Gia Tiên.
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim châu á

23:34:06 21/02/2025
Được kỳ vọng rất nhiều trước khi lên sóng, thế nhưng lúc này chất lượng nội dung của phim ngôn tình Khó Dỗ Dành lại đang gây tranh cãi khắp MXH.
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz

Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz

Sao châu á

23:25:07 21/02/2025
Khán giả bất ngờ khi thấy thân hình quá khổ của Hoa hậu Hong Kong 1996, đồng thời nghe cô chia sẻ về những năm tháng trốn tránh mọi người.
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

Sao việt

23:04:47 21/02/2025
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe. NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Cục NTBD NSND Xuân Bắc.