Giữa thương chiến, Trung Quốc vẫn bổ sung 100 tấn vàng
Trong năm 2019 này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bổ sung thêm 100 tấn vào kho dự trữ vàng bất chấp những khó khăn do chiến tranh thương mại với Mỹ.
Đối với các nhà đầu tư, vàng thường là lựa chọn an toàn ở thời điểm thị trường nhiều biến động. Ảnh: Reuters
Kênh RT (Nga) cho biết trong tháng 8, dự trữ vàng của Trung Quốc là 1.951 tấn và đến tháng 9 đã đạt mức 1.957 tấn.
Tính đến tháng 9, dự trữ vàng của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong hơn 6 năm. Các nhà đầu tư quan tâm hơn đến vàng khi kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm do chiến tranh thương mại với Mỹ.
Nhà kinh tế học Howie Lee tại Singapore chia sẻ với kênh Bloomberg (Mỹ): “Trước mối quan hệ xấu đi với Mỹ, Trung Quốc cần một bảo đảm bởi vẫn nắm giữ lượng lớn đồng USD và vàng là lựa chọn hợp lý”.
Video đang HOT
Nhà phân tích Suki Cooper tại Ngân hàng Standard Chartered cho biết nhu cầu về vàng dự kiến tiếp tục tăng bởi chính sách bảo hộ và lo ngại về địa chính trị.
Trung Quốc tăng dự trữ vàng trong thời điểm vẫn diễn ra chiến tranh thương mại với Mỹ và kinh tế nước này tăng trưởng chậm. Vòng đàm phán thương mại tiếp theo giữa Mỹ-Trung Quốc sẽ được nối lại tại Washington vào 10/10. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông tự tin hai quốc gia sẽ đạt được một thỏa thuận. Trong khi đó, các quan chức Trung Quốc lại thể hiện miễn cưỡng về thỏa thuận thương mại rộng hơn.
Nhiều ngân hàng trung ương trên toàn cầu cũng đẩy mạnh việc mua vàng trước thực trạng thị trường bất ổn định và chiến tranh thương mại mang lại nhiều tác động. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, trong 6 tháng đầu năm, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã mua 374,1 tấn vàng, góp phần đẩy nhu cầu về vàng lên mức cao nhất trong 3 năm qua. Ngoài Trung Quốc, Nga cũng tích cực mua lượng lớn vàng.
Hà Linh/Báo Tin tức
IMF cảnh báo tranh chấp thương mại đang làm suy yếu kinh tế toàn cầu
Theo bà Georgieva, xung đột thương mại đang gây ra những tổn thất lan rộng, kéo dài và có thể thu hẹp GDP toàn cầu 0,8%, tương đương 700 tỷ USD.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva. (Nguồn: Reuters)
Trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva ngày 8/10 cảnh báo tranh chấp thương mại đang làm suy yếu kinh tế toàn cầu, vốn đang hướng đến mức tăng trưởng thấp nhất trong gần một thập kỷ.
Theo bà Georgieva, xung đột thương mại đang gây ra những tổn thất lan rộng, kéo dài và có thể thu hẹp GDP toàn cầu 0,8%, tương đương 700 tỷ USD.
Bà nhận định kinh tế thế giới đang đồng loạt giảm tốc, với gần 90% các nước trên thế giới dự kiến tăng trưởng chậm lại trong năm nay.
Trước tình hình trên, bà Georgieva kêu gọi các nước như Đức, Hàn Quốc và Hà Lan tăng cường chi tiêu để kích thích tăng trưởng kinh tế.
[Thách thức đang đón chờ tân Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva]
Ngoài vấn đề về thương mại, bà Georgieva còn phát biểu rằng để giải quyết những vấn đề về biến đổi khí hậu, cần một sự thay đổi trong hệ thống thuế quốc gia với việc tăng mạnh thuế khí thải.
Bà nhấn mạnh biến đổi khí hậu là một cuộc khủng hoảng và mọi người phải có trách nhiệm hành động. Bà nói thêm rằng "chìa khóa" để giải quyết vấn đề là thay đổi hệ thống thuế, chứ không chỉ đơn giản là thêm một loại thuế mới.
Nhà kinh tế người Bulgaria Kristalina Georgieva ngày 25/9 đã được phê chuẩn làm Tổng Giám đốc mới của IMF.
Nhiệm kỳ của bà Georgieva tại IMF có thời hạn 5 năm, bắt đầu từ ngày 1/10. Bà Georgieva là Tổng Giám đốc IMF đầu tiên đến từ các nền kinh tế mới nổi.
Theo đánh giá của các nhà quan sát, bà Georgieva sẽ phải đối mặt với một loạt các thách thức với tư cách là người đứng đầu IMF, bao gồm cả sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu trước những căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cùng với mức nợ cao trong lịch sử.
Bà Georgieva (66 tuổi) thừa nhận tín hiệu cảnh báo đang được phát đi và IMF cần phải sẵn sàng để đối mặt với mọi thách thức./.
Trà My (TTXVN/Vietnam )
Người Nga đang lãi hàng tỷ USD nhờ mua gom vàng trong thời gian gần đây? Dự trữ vàng của Nga hiện đang ở mức hơn 2.200 tấn, cao thứ 5 trên thế giới. Vàng hiện chiếm khoảng 20,7% tổng dự trữ của Nga. Người Nga đặt kỳ vọng vào sự tăng giá của vàng, và dường như họ đang đúng. Trong thập kỷ qua, Nga đã tăng cường mua vàng bổ sung vào dự trữ trong nỗ lực...