Giữa thời khủng hoảng lợn: Gia cầm, lợn lần lượt… xuất ngoại
Thị trường nội địa đã quá chật hẹp, ngành chăn nuôi muốn tồn tại chỉ còn cách tìm hướng xuất khẩu. Đang có làn sóng các doanh nghiệp bắt tay với người chăn nuôi xây dựng chuỗi liên kết, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để xuất ngoại…
Nhìn về một hướng!
Công ty TNHH SX-TM Trại Việt (Vietfarm) vừa ký hợp đồng xuất khẩu 20 container trứng vịt muối sang thị trường Singapore. Dự kiến, lô hàng đầu tiên sẽ được đóng gói, rời cảng trong tuần này. Để có được số trứng muối đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Singapore, ngoài một trang trại tự nuôi vịt gần 40.000 con của công ty ở Tây Ninh, doanh nghiệp này còn phải liên kết với các trang trại chăn nuôi vịt đẻ ở khu vực Bà Rịa – Vùng Tàu, số lượng đàn lên đến nửa triệu con. Theo ông Đàm Văn Hoạt, CEO Vietfarm, các trại liên kết phải cam kết quy trình chăn nuôi theo hướng đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, chủ trại phải sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, cho ăn thức ăn công nghiệp, kiểm soát triệt để các dư lượng thuốc thú y, dư lượng chất cấm và đặc biệt, nguồn nước đảm bảo sạch, không tồn dư hoá chất.
Để có được số trứng muối đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Singapore, ngoài một trang trại tự nuôi vịt gần 40.000 con của Vietfarm ở Tây Ninh, doanh nghiệp này còn phải liên kết với các trang trại chăn nuôi vịt đẻ ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu.
“Thị trường trứng vịt muối Singapore rất nhạy cảm với chất sudan, do đó, công ty phải yêu cầu các trại ký cam kết không trộn vào nguyên liệu thức ăn, nguồn nước cũng phải đảm bảo sạch để tránh rủi ro. Trước khi xuất khẩu, chúng tôi phải lấy mẫu kiểm tra, nếu đạt sẽ thu mua hết sản phẩm, đảm bảo người nuôi có lời!”, ông Hoạt nói.
Ngày 1.7 vừa qua, liên doanh De Heus (Hà Lan), BELGA (Bỉ) cũng vừa ký kết xây dựng chuỗi chăn nuôi gà xuất khẩu sang thị trường Nhật và EU. Chuỗi này được hình thành dựa trên nguyên tắc “cùng nhìn về một hướng” – chia sẻ lợi ích, trách nhiệm để thực hiện cam kết nuôi gà theo chuẩn GlobalGAP nhằm tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước đó, công ty Koyu & Unitek, một liên doanh khác cũng thành công trong việc xây dựng chuỗi chăn nuôi gà để xuất khẩu sang thị trường Nhật. Các chủ trại gà ở các tỉnh miền Đông Nam bộ được Koyu & Unitek ký cam kết bao tiêu sản phẩm, trước đó họ được liên doanh này giới thiệu nhà cung cấp con giống, thức ăn có uy tín để xây dựng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, một trong ba trại gà nằm trong chuỗi của De Heus và BELGA,đánh giá mặc dù ngành chăn nuôi đang gặp khủng hoảng đầu ra, nhưng việc “bắt tay” với các doanh nghiệp xây dựng mối liên kết vẫn mang lại nhiều cơ hội dành cho người chăn nuôi. “Xây dựng chuỗi liên kết giúp ngành chăn nuôi có trình độ sản xuất hiện đại, văn minh hơn. Trước đây, chúng tôi chỉ nghĩ đến hiệu quả, còn nay, phải hướng thêm đến phúc lợi cho các đối tượng trong chuỗi, đó là cách làm khác biệt”, ông Ngọc tâm sự.
Video đang HOT
Đầu ra rộng lớn
Singapore có hơn 5,5 triệu dân cả gốc lẫn lưu trú và 80% số này là người gốc Hoa, nên nhu cầu trứng vịt muối rất lớn. Hiện, Singapore đang nhập trứng muối từ Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam… lên tới 10 container/ngày. Ông Hoạt cho rằng, nếu tổ chức sản xuất tốt, thị trường láng giềng này là cơ hội lớn.
Nhiều năm nay, có một số doanh nghiệp đã, đang xuất khẩu mặt hàng trứng vịt muối sang Singapore, nhưng theo ông Bạch Đức Lữu, giám đốc trung tâm Thú y vùng 6, trứng vịt muối của Việt Nam hay bị trả về do nhiễm sudan. Để khắc phục tình trạng này, công ty Vietfarm, phải liên kết với các trang trại nuôi vịt như Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc Tây Ninh, nơi có lợi thế nuôi vịt khô chứ không phải vịt chạy đồng. “Vịt chạy đồng rủi ro cao hơn vì khó kiểm soát quy trình nuôi, hơn nữa chất sudan có thể tồn dư trong nguồn nước sản xuất lúa!”, ông Hoạt phân tích.
Với con gà con heo, ông Gabor Fluit, tổng giám đốc De Heus châu Á, đánh giá cơ hội xuất khẩu đang trở nên sáng sủa nếu chúng ta biết cách liên kết sản xuất theo chuỗi. Chẳng hạn như con gà, thị trường Nhật Bản mỗi năm nhập khẩu hơn 1 triệu tấn thịt, trong đó Brazil nhiều nhất với 420.000 tấn năm 2016, Thái Lan 320.000 và Trung Quốc 165.000. Sắp tới, lần đầu tiên liên doanh Koyu & Unitek sẽ xuất được thịt gà chế biến của Việt Nam vào đây. Theo ông Fluit, ngành chăn nuôi gà, heo của Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh được do trình độ, giá thành nhân công, chế biến đang rẻ hơn các nước. Sở dĩ Thái Lan xuất được gà sang Nhật là họ biết cách tổ chức sản xuất theo chuỗi. Việt Nam bắt đầu làm được.
Ngoài ra Việt Nam cũng có thể xuất sang châu Âu. Các nước bên đó cũng lệ thuộc nhập đậu nành, bắp, lúa mì như Việt Nam nhưng năm ngoái, khu vực này vẫn xuất xuất khẩu được gần 1,3 triệu tấn thịt gia cầm. Dù xuất số lượng lớn như vậy, nhưng mỗi năm, châu Âu cũng nhập khẩu gần 800.000 tấn ức gà. Lý do họ thích ăn ức gà, họ xuất chủ yếu cánh, đùi, chân. Trong khi chúng ta coi ức gà là khó xử lý, giá trị không cao bằng nước ngoài. Như vậy, trên lý thuyết, thì EU và Việt Nam bắt tay làm được.
“Châu Âu cũng đang nhập khẩu thịt gà từ Thái Lan, nhưng khi tôi gặp họ thì họ có nhã ý mua thêm một phần từ Việt Nam nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn. Hiện nay, thuế xuất gà từ Việt Nam sang EU cũng thấp hơn từ Thái Lan, do Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với EU”, ông Fluit khẳng định. Sắp tới, ngoài con gà, De Heus sẽ làm thêm chuỗi chăn nuôi heo GlobalGAP để xuất khẩu.
Ông Bạch Đức Lữu, giám đốc cơ quan Thú y vùng 6, cho biết cơ quan này đã tổ chức và chứng nhận cho hơn 400cơ sở chăn nuôi heo an toàn dịch bệnh tại khu vực phía Nam. Các cơ sở này, hoàn toàn đủ điều kiện xuất khẩu.
Theo Bảo Ngọc ( Thế Giới Tiếp Thị)
Mỗi ngày xuất được 2.000 con heo sang Campuchia
Sau thời gian un ứ và khủng hoảng giá trong nước, một số công ty Việt Nam bắt đầu xuất heo sang Campuchia - một lối thoát khả dĩ sau khi thị trường Trung Quốc đóng cửa.
Theo ông Nguyễn Văn Mấy - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Tây Ninh, hiện mỗi ngày trên địa bàn tỉnh tiêu thụ hơn 2.000 con heo thịt (sản lượng đạt trên 200 tấn). Trong đó, một nửa số lượng heo xuất sang thị trường Campuchia bằng đường tiểu ngạch, trọng lượng 100 - 103 kg/con.
Thu mua heo tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
Chữa cháy!
Trong khi đó, theo Sở Công thương tỉnh Đồng Nai, trung bình mỗi tuần Đồng Nai tiêu thụ gần 70.000 con heo. Ngoài thị trường chính là TP.HCM, Đồng Nai còn xuất heo sang một số tỉnh của Campuchia, trung bình mỗi ngày xuất khoảng 2.000 con heo.
Theo đánh giá chung của ngành nông nghiệp các tỉnh có heo sang thị trường Camphuchia, lượng heo xuất sang Campuchia chủ yếu từ các công ty thu mua ở các trang trại chăn nuôi heo theo hướng an toàn, heo từ các hộ nhỏ lẻ... không có cửa chen chân vào thị trường này. Mặc khác, việc xuất heo sang thị trường Campuchia cũng chỉ mang tính thời vụ, nên chưa thu hút được nhiều công ty, thương lái tham gia.
Ông Phan Khắc Dũng - một thương lái thu mua heo tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, năm nay số lượng heo xuất sang thị trường Campuchia tương đối nhiều. "Thật ra, hàng năm heo Việt Nam cũng có xuất đi Campuchia, nhưng một năm chỉ được vài tháng, số lượng rất khiêm tốn và giá bán chỉ ở mức thấp, lợi nhuận không đáng kể nên đã lâu rồi tôi không tham gia thu mua heo xuất sang thị trường này", ông đánh giá.
Kênh tiêu thụ đáng kể
Đánh giá của Chi cuc Chăn nuôi - thu y Đông Nai cho thấy, tuy thị trường Campuchia là thị trường nhỏ nhưng sắp tới sẽ là kênh tiêu thụ rất đáng quan tâm trong giai đoạn khó khăn về đầu ra trong chăn nuôi như hiện nay. Tuy nhiên, sau thời gian xuất heo sang thị trường Campuchia vừa qua, có thể thấy rằng, không chỉ thị trường Trung Quốc mà cả thị trường Campuchia cũng ưu tiên chọn heo từ các công ty lớn, đảm bảo về chất lượng an toàn.
Theo ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, hiện các trại chăn nuôi tư nhân nhỏ lẻ hầu như chưa tham gia vào thị trường xuất heo đi Campuchia. Có thể thấy, ngoài việc lợi nhuận còn khiêm tốn, thì chất lượng heo đã khiến một số công ty thu mua heo ngán ngại heo của nông hộ. Sắp tới thị trường xuất khẩu heo sẽ siết chặt hơn về tiêu chuẩn. Trong đó, heo có thương hiệu về uy tín chất lượng sẽ có nhiều ưu thế hơn trong việc cạnh tranh.
Cũng theo ông Đoán, trong giai đoạn chăn nuôi khó khăn này, người chăn nuôi không nên lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn được xem xét đầu tiên để được tham gia vào thị trường xuất khẩu.
Hiện, ồng Nai đã xây dựng được gần 30 trang trại heo đạt chuẩn VietGAP và hơn 600 hộ chăn nuôi heo với quy mô dưới 100 con cũng đã được Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi (Lifsap) ồng Nai công nhận đạt chuẩn.
Theo ông Nguyễn Thái Sơn - Phó giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh, hiện toàn tỉnh đã có 8 trang trại chăn nuôi heo. Mỗi trang trại khoảng 2.200 con được công nhận cơ sở an toàn vệ sinh dịch bệnh. 10 trang trại được cấp giấy chứng nhận VietGap. Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh sẽ có 30 trang trại được công nhận VietGap. Đây là điều kiện thuận lợi để các cơ sở chăn nuôi heo chứng minh được nguồn gốc, sản phẩm sạch, hướng tới mở rộng xuất khẩu sang thị trường Campuchia.
Theo Danviet
Nghịch lý: Thực phẩm sạch khó bán Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sạch ra nước ngoài nhưng bán trong nước lại gặp khó khăn. Gần đây, người tiêu dùng hoang mang trước thông tin về thịt heo, cá nhiễm chất cấm; gà nhuộm chất vàng ô... Vì vậy để mua được thực phẩm sạch, an toàn trở thành nhu cầu cấp thiết. Nắm bắt...