Giữa tâm bão sai phạm, VEAM vẫn đề nghị được niêm yết cổ phiếu lên sàn
Giữa lúc doanh nghiệp bị kết luận mắc nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, VEAM vẫn đề nghị niêm yết hơn 1,3 tỷ cổ phần VEA trên HoSE.
Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-HĐQT ngày 24/5/2019 của HĐQT về việc điều chỉnh thời gian tổ chức họp ĐHCĐ, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM, mã chứng khoán: VEA) sẽ tổ chức ĐHCĐ năm 2019 vào ngày 30/6 thay cho lịch tổ chức cũ là ngày 31/5. Thời gian chốt danh sách cổ đông dự họp là 13/6.
Lý do việc thay đổi thời gian tổ chức ĐHCĐ để VEAM có đủ thời gian chuẩn bị các nội dung liên quan đến việc phân phối lợi nhuận năm 2018 và hồ sơ liên quan đến bầu bổ sung thành viên HĐQT.
Giữa tâm bão sai phạm, VEAM vẫn đề nghị được niêm yết cổ phiếu lên sàn
Theo tài liệu ĐHCĐ đã công bố trước đó, hội đồng quản trị VEAM đã gửi tờ trình xin cổ đông việc niêm yết hơn 1,3 tỷ cổ phần VEA trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).
Trước đó, năm 2018, VEAM cũng đã có tờ trình xin ý kiến về việc lên sàn chứng khoán nhưng bị HoSE từ chối do chưa do chưa đạp ứng được yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán TP HCM.
Mục đích của việc niêm yết số cổ phiếu lần này, theo Hội đồng quản trị VEAM, là để tiếp tục triển khai việc niêm yết cổ phiếu, nhầm nâng cao tính minh bạch hiệu quả trong hoạt động và quản trị, tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu VEAM trên thị trường.
Hiện cổ phiếu của công ty đang giao dịch trên Upcom với thị giá xoay quanh ngưỡng 51.000 đồng, tương ứng với vốn hóa thị trường đạt gần 70.000 tỷ đồng.
Cũng theo tài liệu trình cổ đông, năm 2019, VEAM dự kiến doanh thu khoảng 2.398 tỷ đồng, giảm 18% so 2018 nhưng lợi nhuận tăng trưởng 23%, lên 6.402 tỷ đồng.
Thời điểm hiện tại, VEAM vẫn tồn tại nhiều vấn đề về quản lý tài sản và công tác cán bộ. Cụ thể, theo kết luận mới được Thanh tra Bộ Công Thương công bố, giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6/2018, kết quả kinh doanh hợp nhất của VEAM hằng năm đều có lãi, song thu nhập chủ yếu do lợi nhuận từ các công ty liên doanh (Toyota, Honda…) mang lại.
Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều đơn vị thuộc VEAM không đạt hiệu quả, thậm chí thua lỗ. Quá trình quản lý, điều hành tại VEAM và một số đơn vị thành viên còn tồn tại nhiều sai phạm, thiếu sót. Cụ thể, có nhiều sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, công nợ… gây thiệt hại, lãng phí tài sản của nhà nước.
Video đang HOT
Bộ Công Thương đã yêu cầu VEAM, các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các nội dung Kết luận Thanh tra. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã tiếp tục chuyển một số vụ việc sang Bộ Công an để làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý kinh tế.
Trước đó, ngày 10/12/2018, Bộ Công Thương đã có Công văn số 1042/BCT-TCCB chuyển một số vụ việc sang Bộ Công an để làm rõ, xử lý trách nhiệm theo quy định. Hiện nay, Bộ Công an đang thực hiện việc điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định.
Cùng thời điểm này, VEAM công bố thông tin lên Ủy ban chứng khoán nhà nước về việc Hội đồng quản trị có nghị quyết bãi nhiệm chức danh Tổng giám đốc VEAM với ông Trần Ngọc Hà.
Việc ông Trần Ngọc Hà bị đình chỉ chức vụ tổng giám đốc liên quan tới việc cuối năm 2017, ông này tự quyết định và giao Giám đốc nhà máy ôtô VEAM mua 3.000 bộ linh kiện ô tô trị giá khoảng 1.600 tỷ đồng, mà không thông qua Hội đồng quản trị.
Trong các văn bản giải trình sau đó, VEAM cho rằng việc ông Hà đồng ý để Giám đốc Nhà máy ôtô VEAM ký hợp đồng mua mà không có văn bản, ý kiến ủy quyền là có thiếu sót về thủ tục hành chính và cần được nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Sau khi ông Hà bị bãi nhiệm, ông Ngô Văn Tuyển, thành viên hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc được bổ nhiệm thay thế, là người đại diện pháp luật của VEAM.
Khánh Linh
Theo antt.vn
VEAM dự tính trích 5.161 tỷ đồng chia cổ tức, "lên sàn" HOSE trong năm 2019
Bên cạnh kế hoạch chia cổ tức "khủng", năm 2019, HĐQT VEAM sẽ tập trung triển khai thực hiện các hoạt động tái cơ cấu, thực hiện đăng ký công ty đại chúng, đăng ký giao dịch cho một số công ty thành viên, chuyển niêm yết cổ phiếu VEA trên sàn HOSE và tiếp tục thúc đẩy quá trình thoái vốn nhà nước.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
CTCP Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM - Mã CK: VEA) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2019 trên cổng thông tin Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Theo đó, Hội đồng quản trị (HĐQT) trình kế hoạch doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty mẹ VEAM chỉ bằng 82% so với thực hiện năm 2018 đạt 2.398 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu tài chính được đặt kế hoạch ở mức 7.243 tỷ đồng, tăng 32% so với năm trước.
Bên cạnh đó, mục tiêu lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ VEAM năm 2019 cũng được đặt ở mức 6.402 tỷ đồng, tăng 23% so với năm trước, tương ứng với tỷ suất lợi nhuận đạt 48,2%.
Được biết, năm 2018, cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên đã thông qua kế hoạch doanh thu cho Công ty mẹ VEAM ở mức 3.539 tỷ đồng đối với doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và 5.137 tỷ đồng từ doanh thu tài chính.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, Công ty mẹ VEAM mới chỉ hoàn thành được 82% kế hoạch doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá trị lũy kế đạt 2.927 tỷ đồng. Ở chiều hướng ngược lại, doanh thu từ hoạt động tài chính trong năm 2018 lại vượt 7% kế hoạch đề ra, đạt 5.495 tỷ đồng. Điều này giúp cho lợi nhuận sau thuế năm 2018 của Công ty mẹ VEAM đạt tới 5.224 tỷ đồng, vượt 6% so với kế hoạch.
VEAM cho biết nguyên nhân doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không đạt mục tiêu kế hoạch do nhà máy ô tô tiêu thụ sản phẩm xe tải có tiêu chuẩn khí thải Euro 2 không đạt kế hoạch, sản phẩm có tiêu chuẩn khí thải Euro 4 chưa kịp phát triển trong năm đầu tiên sản xuất.
Lợi nhuận vượt kế hoạch đến từ doanh thu tài chính khi các công ty mà VEAM tham gia góp vốn có kết quả hoạt động tốt. Trong đó, đáng chú ý là các khoản góp vốn của VEA vào Công ty Honda Việt Nam (30%; vốn điều lệ 1.190,8 tỷ đồng) và Công ty Toyota Việt Nam (20%; vốn điều lệ 746,5 tỷ đồng).
Về kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2018, sau khi trích lập các quỹ, Công ty mẹ VEAM dự kiến sẽ thực hiện chi trả cổ tức tỷ lệ 39,3%, tương đương với số tiền lên tới 5.161 tỷ đồng.
Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2019 của Công ty mẹ VEAM (Nguồn: VEA)
Bầu bổ sung TVHĐQT độc lập, chuyển sàn HOSE
Ban lãnh đạo VEAM cũng trình cổ đông thông qua việc bầu bổ sung 1 thành viên độc lập nhiệm kỳ 2017 - 2022 để đảm bảo các quy định của pháp luật.
Về việc chuyển sàn giao dịch, HĐQT cũng trình cổ đông xem xét thông qua thực hiện niêm yết cổ phiếu VEA trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HOSE). Thời gian dự kiến là trong năm 2019.
Cũng trong năm nay, HĐQT VEAM sẽ thực hiện tập trung vào kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong đó, HĐQT đặt mục tiêu hoàn chỉnh hồ sơ thực hiện bàn giao giữa công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần đối với công ty mẹ.
Bên cạnh đó, VEAM cho biết sẽ thực hiện đăng ký công ty địa chúng, đăng ký giao dịch UPCoM hoặc niêm yết đối với các công ty con đủ điều kiện gồm Matexim, Cơ khí An Giang. Đồng thời, VEAM cũng lên kế hoạch tăng vốn tại một số công ty cổ phần như Matexim, Fomeco cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển.
Ở chiều hướng ngược lại, VEAM cũng sẽ thoái vốn tại một số đơn vị hoạt động không hiệu quả hoặc không nằm trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp này. HĐQT VEAM cũng sẽ tiếp tục khắc phục tình trạng sở hữu chéo giữa các đơn vị như FUTU1 và Cơ Khí Vinh; DISOCO và Matexim.
Ngoài ra, HĐQT VEAM cũng sẽ phối hợp với các bộ phận đại diện vốn nhà nước tại VEAM thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước theo Quyết định 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ./.
Thoái vốn nhà nước tại VEAM gặp khó vì thỏa thuận với Honda và Toyota?
Vào đầu tháng 3/2019, chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư, đại diện VEAM thông báo kế hoạch thoái vốn của nhà nước hiện vẫn chưa rõ ràng.
Theo đó, Bộ Công Thương - tổ chức đại diện vốn Nhà nước - dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu tại đây từ 88,5% xuống còn 36%, nhưng mới phát sinh những vấn đề cần thảo luận về thời gian thoái vốn liên quan đến thỏa thuận giữa VEAM và liên doanh Honda, Toyota.
Cụ thể, VEAM và Toyota thống nhất thành lập Toyota Việt Nam vào năm 1995 và hợp tác sẽ chấm dứt vào năm 2035. Trong đó, Toyota có điều khoản liên quan việc mua lại cổ phần của VEAM tại doanh nghiệp này nếu nhà nước giảm tỷ lệ sở hữu tại đây xuống dưới 51%.
Trong khi đó, Honda Việt Nam được thành lập sau một năm và thỏa thuận cũng kéo dài 40 năm (VEAM sở hữu 30%, Honda Motor Thái Lan nắm 28% và Honda Motor Nhật Bản nắm 42% vốn điều lệ). Dù không quy định việc mua lại cổ phần, nếu đối tượng thực hiện là một doanh nghiệp cùng ngành và xuất hiện mối đe dọa tiềm ẩn với hoạt động kinh doanh của Honda Việt Nam thì điều khoản này có thể được kích hoạt.
Điều này có thể khiến Bộ Công Thương cẩn trọng hơn trong việc thực hiện thoái vốn tại VEAM./.
Theo viettimes.vn
VEAM đặt kế hoạch lãi 'khủng' 6.400 tỷ đồng, dự kiến niêm yết sàn HoSE trong năm 2019 Năm 2019, Công ty mẹ VEAM đặt kế hoạch lãi ròng 6.402 tỷ đồng, tăng 23% so với năm ngoái. VEAM cũng trình kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ lên đến 38,84%, đồng thời dự kiến niêm yết sàn HoSE trong năm nay. VEAM đặt kế hoạch lãi 'khủng' 6.400 tỷ đồng, dự kiến niêm yết sàn HoSE...