Giữa sóng gió với Mỹ, loạt đối tượng nào lọt vào diện ưu tiên của Trung Quốc?
Trung Quốc đang ưu tiên quan hệ ngoại giao với châu Âu, một quan chức chính sách đối ngoại hàng đầu của Trung Quốc cho biết.
Quan chức này cũng nhấn mạnh những nỗ lực của Bắc Kinh để trở nên ít phụ thuộc hơn vào Hoa Kỳ sau nhiều tháng căng thẳng thương mại.
“Chúng tôi thấy châu Âu là một đối tác hợp tác quan trọng và là ưu tiên trong chương trình nghị sự ngoại giao của chúng tôi”, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết hôm thứ Hai trong chuyến thăm châu Âu, theo Tân Hoa Xã.
Ông Vương Nghị phát biểu tại châu Âu. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Trung Quốc đang tăng cường nỗ lực cải thiện quan hệ với Liên minh châu Âu và các nước như Nga và Nhật Bản – động thái diễn ra khi quan hệ thương mại và chính trị với Hoa Kỳ đã xấu đi.
Nhận xét của ông Vương Nghị về chuyến đi tới châu Âu, bao gồm cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao châu Á – châu Âu tại Tây Ban Nha, diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh và Washington đồng ý về một thỏa thuận thương mại sơ bộ.
Video đang HOT
Sức mạnh quân sự Trung Quốc đang ở đâu?
Theo Thỏa thuận được gọi là Giai đoạn 1 này, Mỹ đã đình chỉ một đợt thuế quan đối với 156 tỷ USD hàng xuất khẩu của Trung Quốc, dự kiến có hiệu lực vào Chủ nhật vừa qua. Tuy nhiên, trong khi các quan chức Hoa Kỳ dành nhiều lời có cánh cho thỏa thuận này, các quan chức Trung Quốc đã thận trọng hơn, nhấn mạnh rằng tranh chấp thương mại chưa được giải quyết hoàn toàn.
Phát biểu tại một tổ chức tham vấn ở Brussels, ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc không phải là đối thủ kinh tế của Liên minh châu Âu và không nên bị đối xử như vậy.
“Trên thực tế, bất kỳ người nào có cái đầu đầu lạnh và có cái nhìn khách quan sẽ thấy rằng, đối với Trung Quốc và EU, sự hợp tác vượt xa cạnh tranh và các lĩnh vực đồng thuận của chúng tôi vượt xa sự khác biệt. Chúng tôi là đối tác, không phải là đối thủ”, ông nói.
Tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao ở Tây Ban Nha, ông Vương Nghị cho biết Trung Quốc phản đối việc “phong tỏa công nghệ và bá quyền kỹ thuật số”.
“Trung Quốc cũng chống lại việc tạo ra sự chia rẽ trong công nghệ”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Vương Nghị.
Chính phủ Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen một số công ty công nghệ Trung Quốc trong những tháng gần đây và đã tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế về việc áp đặt lệnh cấm đối với công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei Technologies với lý do rủi ro về an ninh. Công ty hoàn toàn phủ nhận cáo buộc như vậy.
Theo toquoc.vn
Ngoại trưởng Trung Quốc lên tiếng về bầu cử Hong Kong
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói dù kết quả bầu cử thế nào, Hong Kong vẫn là một phần của Trung Quốc và nỗ lực phá hoại sẽ thất bại.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trả lời phóng viên ở Tokyo, Nhật Bản hôm nay. Ảnh: Reuters.
Đây chưa phải là kết quả kiểm phiếu cuối cùng. Chúng ta hãy chờ kết quả cuối cùng, được chứ? Tuy nhiên, rõ ràng là dù chuyện gì xảy ra, Hong Kong vẫn là một phần của Trung Quốc và là đặc khu hành chính của Trung Quốc", Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trả lời phóng viên tại Tokyo, Nhật Bản hôm nay. Ông Vương đang ở Nhật để dự hội nghị ngoại trưởng nhóm các nền kinh tế lớn G20.
Bình luận của ông Vương được đưa ra sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố một phần cho thấy phe dân chủ ở Hong Kong đã thắng lớn trong cuộc bầu cử hội đồng quận diễn ra hôm 24/11. Theo ước tính của truyền thông, phe dân chủ đã giành được 333/452 ghế, chiến thắng 17/18 hội đồng quận của thành phố.
Việc kiểm phiếu vẫn đang diễn ra, song một số suy đoán cho rằng phe dân chủ có khả năng giành chiến thắng ở toàn bộ 18 hội đồng quận. Với chiến thắng này, phe dân chủ nhiều khả năng sẽ giành được 117 ghế trong ủy ban bầu chọn trưởng đặc khu Hong Kong. Phe dân chủ hiện đã kiểm soát 1/4 số ghế trong ủy ban bầu cử.
"Bất kỳ nỗ lực nào để gây rối Hong Kong, hoặc thậm chí hủy hoại sự thịnh vượng và ổn định của thành phố, đều sẽ không thành công", Ngoại trưởng Trung Quốc nói thêm.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trả lời phóng viên ở Tokyo, Nhật Bản hôm nay. Ảnh: Reuters.
Phản ứng về kết quả bầu cử, Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam nói rằng chính quyền tôn trọng kết quả bầu cử và cam kết lắng nghe quan điểm của công chúng với "tâm trí cởi mở". Bà cũng hy vọng thành phố tiếp tục duy trì sự yên bình, an ninh và trật tự.
Bầu cử hội đồng quận được tổ chức 4 năm một lần để cử tri Hong Kong trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình trong các hội đồng quận. Ủy viên hội đồng quận là đại diện địa phương tại 18 hội đồng quận của Hong Kong, đóng vai trò là cơ quan tư vấn cho chính quyền quận, nên không có nhiều quyền lực. Các ủy viên này có thể cố vấn cho chính quyền về các vấn đề cộng đồng như sử dụng công trình và dịch vụ công cộng, thực hiện các chương trình phúc lợi của quận, phân bổ nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động cộng đồng.
Ủy viên hội đồng quận có thể phụ trách các dự án như cải thiện môi trường, thúc đẩy các hoạt động giải trí, văn hóa và cộng đồng trong quận của mình. Tuy nhiên, họ thường không tham gia vào quá trình thảo luận chính sách hay trực tiếp phân bổ ngân sách và các quyết định của họ cũng không mang tính bắt buộc với chính quyền.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử vẫn có vai trò quan trọng do các ủy viên hội đồng quận chiếm 117 ghế trong ủy ban bầu cử lãnh đạo đặc khu gồm 1.200 thành viên. Ngoài ra, 5 trong số 70 ghế của Hội đồng Lập pháp Hong Kong cũng được dành cho các ủy viên hội đồng quận.
Bầu cử hội đồng quận diễn ra khi biểu tình ở Hong Kong đã diễn ra gần 6 tháng. Biểu tình ban đầu để phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa nghi phạm đến các khu vực tài phán mà đặc khu chưa ký hiệp ước dẫn độ, bao gồm cả Trung Quốc đại lục. Sau khi chính quyền Hong Kong tuyên bố rút dự luật, người biểu tình vẫn xuống đường đưa ra các yêu cầu khác, trong đó có điều tra hành động sử dụng vũ lực của cảnh sát, tổ chức bầu cử dân chủ và Trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức.
Căng thẳng leo thang khi hàng nghìn người biểu tình tập trung trong Đại học Bách khoa Hong Kong (PolyU) từ 17/11 để đối đầu với cảnh sát. Sau vài ngày cố thủ, phần lớn người biểu tình đã rời khỏi PolyU, trong đó khoảng 1.100 người đã bị bắt.
Theo Huyền Lê (VnExpress)
Trung Quốc dự tính hạn chế cấp thị thực cho công dân Mỹ Reuters dẫn nguồn thạo tin tiết lộ giới chức Bắc Kinh đang lên kế hoạch hạn chế cấp thị thực cho đối tượng công dân Mỹ có liên hệ với những nhóm mang tư tưởng chống Trung Quốc. Căng thẳng Mỹ - Trung đang leo thang - Ảnh: Reuters Bộ Công an Trung Quốc nhiều tháng qua đã tập trung xây dựng một...