Giữa mùa nắng, nhưng Nam bộ vẫn sáng nắng chiều mưa, còn kéo dài bao lâu?
Từ đầu tuần đến nay, TP.HCM và các tỉnh Nam bộ hình thái thời tiết phổ biến vẫn là sáng nắng trưa và chiều trời nhiều mây có mưa và dông sét.
Ths Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia khí tượng cho biết: Những ngày qua, không khí lạnh ở miền Bắc khuếch tán xuống phía nam làm cho nhiệt độ Nam bộ cũng giảm nhẹ 1 – 2 độ C. Mặt khác, rãnh thấp xích đạo dịch chuyển lên phía trên và đi ngang qua quần đảo Trường Sa. Các rãnh thấp thường chứa nhiều ổ mây. Hai hình thái thời tiết này cộng thêm gió mùa đông bắc phát triển mạnh kéo mây dông từ ngoài biển vào đất liền gây mưa dông ở nhiều nơi trên khu vực Nam bộ. Phổ biến nhất là các địa phương ven biển và các nơi dọc biên giới Việt Nam – Campuchia.
Mưa trái mùa sẽ kết thúc trong tuần này và từ tuần sau TP.HCM sẽ là kiểu thời tiết nắng nóng gay gắt. Ảnh CHÍ NHÂN
Hiện tại đợt lạnh mới tăng cường ở các tỉnh phía bắc vẫn còn nhưng mức độ lạnh đang giảm dần. Các ổ mây dông gây mưa cũng giảm dần. Chính vì vậy mà hình thái thời tiết sáng nắng chiều mưa sẽ còn trong chiều ngày hôm nay và ngày mai. Từ tuần sau, Nam bộ sẽ trở lại đúng kiểu thời tiết mùa nắng là nắng nóng gay gắt.
Mưa trái mùa năm nay xuất hiện nhiều hơn các năm trước là do chúng vẫn chịu ảnh hưởng của La Nina, đang dần sang trạng thái trung tính. Do đó vào thời gian này rãnh áp thấp mới nằm trên vùng biển các tỉnh phía nam, còn không nó nằm tận phía dưới Indonesia. Chính vì vậy mà năm nay mưa trái mùa nhiều hơn các năm trước. Mưa trái mùa về cơ bản là lượng sẽ không lớn và thời gian không kéo dài. Nhưng nó làm thay đổi nhiệt độ đột ngột ở một số nơi. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, người dân nên cẩn trọng đề phòng và giữ gìn sức khỏe cho người già và trẻ nhỏ.
Cảnh báo gió mạnh và sóng lớn trên biển. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của lưỡi áp cao lục địa có cường độ suy yếu chậm nên ngày và đêm nay (25.2), ở khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Bình Định đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động, sóng biển cao từ 2,5 – 4,5 m. Khu vực giữa Biển Đông, phía tây của khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 – 8, biển động, sóng biển cao từ 2 – 4 m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển mức cấp 2.
Gia tăng các đợt không khí lạnh trong tháng 1/2022
Trong tháng 1/2022, các đợt không khí lạnh tiếp tục hoạt động và gia tăng nhưng cường độ và tần suất không mạnh như thời kỳ này hàng năm.
Từ ngày 1-10/1/2022, không khí lạnh liên tục được tăng cường nhưng cường độ yếu. Ảnh minh họa: TTXVN
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, trong 10 ngày đầu tháng 1/2022, MJO (Madden-Julian Oscillation, là một dao động nội mùa trong khu vực nhiệt đới) ít tác động tới thời tiết khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, trong tháng 1/2022, các đợt không khí lạnh tiếp tục hoạt động và gia tăng nhưng cường độ và tần suất không mạnh như thời kỳ này hàng năm. Khoảng nửa cuối tháng 1/2022, có khả năng rãnh áp thấp trong đới gió Tây trên 5.000m thiết lập kết hợp hoạt động của không khí lạnh, gây mưa, mưa rào tập trung tại khu vực vùng núi Bắc Bộ, nền nhiệt giảm so với thời kỳ nửa đầu tháng. Trong thời kỳ nửa đầu tháng, khu vực Trung và Nam Trung Bộ tiếp tục có mưa, mưa rào, sau mưa giảm dần, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ít mưa, ngày nắng, riêng vùng ven biển Nam Bộ khả năng xuất hiện mưa trái mùa cục bộ.
Thời kỳ 10 ngày đầu tháng từ ngày 1-10/1/2022, không khí lạnh liên tục được tăng cường nhưng cường độ yếu, trong tuần đầu tháng 1/2022 thời tiết phổ biến ít mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, riêng khu vực ven biển, từ ngày 1-2/1 và từ ngày 5-7/1, đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù, trưa chiều hửng nắng. Bắc Bộ trời rét, vùng núi có rét đậm trong ngày, sau rét tập trung vào đêm và sáng.
Do ảnh hưởng đới gió Đông Bắc của không khí lạnh, khu vực Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to; khu vực Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế trời rét, từ ngày 3/1 nhiệt độ có xu hướng tăng. Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ít mưa, ngày nắng, riêng ven biển Nam Bộ có mưa rào cục bộ. Tổng lượng mưa tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến dưới 15mm; khu vực Trung và Nam Trung Bộ từ 40-70mm, có nơi cao hơn; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến dưới 15mm, riêng ven biển Nam Bộ có nơi 20-30mm. Nhiệt độ tại Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế phổ biến cao hơn từ 0,5-1,5 độ C, khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận cao hơn từ 0,5-1 độ C, các khu vực còn lại phổ biến ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm.
Thời kỳ 10 ngày giữa tháng từ ngày 11-20/11/2022, nhiệt độ trung bình tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến cao hơn khoảng 0,5-1 độ C so với trung bình nhiều năm, các nơi khác xấp xỉ trung bình nhiều năm. Tổng lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ từ10-20mm, riêng vùng núi có nơi cao hơn; khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến dưới 15mm, Trung và Nam Trung Bộ từ 20-40mm, có nơi cao hơn; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến dưới 10mm.
Thời kỳ 11 ngày cuối tháng từ ngày 21-31/1/2022, nhiệt độ trung bình tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến cao hơn khoảng 0,5-1 độ C, các nơi khác cao hơn khoảng 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm. Tổng lượng mưa tại Bắc Bộ phổ biến dưới 15mm, vùng núi phía Bắc từ 15-30mm; khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến dưới 15mm, Trung và Nam Trung Bộ từ 20-40mm, có nơi cao hơn; khu vực Tây Nguyên - Nam Bộ phổ biến dưới 10mm.
Vì sao TPHCM liên tục mưa trái mùa? Chuyên gia thời tiết cho biết, trong những ngày tới, TPHCM sẽ liên tục xuất hiện những cơn mưa trái mùa. Mưa xuất hiện vào chiều tối, lượng mưa không đáng kể. Trong 2 ngày qua, toàn địa bàn TPHCM liên tục xuất hiện những đợt mưa trái mùa, đặc biệt vào thời điểm chiều tối. Theo dự báo, hình thái thời tiết...