Giữa mùa dịch, trung tâm ngoại ngữ Ichigo vẫn hoạt động
Giữa mùa dịch Covid-19, học viên của Trung tâm ngoại ngữ Ichigo ở cơ sở thứ 3 (đường 3/2, quận 11) vẫn đi học bình thường.
Ngày 27/2/2020, một người dân cung cấp thông tin cho phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam biết, đang giữa mùa dịch Covid – 19, học viên của Trung tâm ngoại ngữ Ichigo ở cơ sở 3 (đặt tại đường 3/2, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh) vẫn đi học, dù thành phố trước đó đã có đề nghị ngưng hoạt động dạy và học trong giai đoạn này.
Tối cùng ngày, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có mặt tại địa chỉ nói trên, và ghi nhận trung tâm vẫn sáng đèn hoạt động.
Vào thời điểm 19h30, vẫn có một nhân viên tư vấn ngồi làm việc. Phòng học số 1 vẫn sáng đèn. Vẫn có một vài học viên đi ra từ ngôi nhà này, khi kết thúc giờ học.
Phòng học số 1 của cơ sở 3 Trung tâm ngoại ngữ Ichigo vẫn sáng đèn, bên ngoài có rất nhiều dép (ảnh chụp tối 27/2)
Trung tâm ngoại ngữ Ichigo có 3 cơ sở hoạt động tại đường Cộng Hòa (quận Tân Bình), đường Trần Quốc Toản (quận 3) và đường 3/2 (quận 11).
Ngày 28/2, trong vai một học viên cần tìm lớp học tiếng Nhật, phóng viên đến cơ sở 2, đã được một nhân viên tư vấn giới thiệu về một lớp học sẽ khai giảng vào ngày 9/3, với đầy đủ các thông tin về học phí, thời gian học…
Video đang HOT
Nhân viên tư vấn này nói, một số lớp ở cơ sở tại quận 3 được chuyển sang học tại cơ sở ở quận 11, sợ học viên nghỉ học lâu quá, bị ảnh hưởng. Một lớp thường chỉ 6 – 8 học viên.
Ngày 29/2/2020, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đến cơ sở 1 của trung tâm này, gặp lãnh đạo để tìm hiểu lý do vẫn để một cơ sở hoạt động trong mùa dịch bệnh.
Một người phụ nữ nói tên là Linh, vai trò là Quản lý của trung tâm (đứng sau Giám đốc), nói rằng, do mọi người có nhu cầu học, là người cung cấp dịch vụ, làm theo yêu cầu của khách hàng.
“Khách hàng yêu cầu thì bên em làm thôi. Bên em sống bằng yêu cầu của khách hàng. Văn bản yêu cầu thì em làm thôi, chỉ đề nghị chứ không cấm” – người phụ nữ xưng tên Linh nói.
Đồng thời, bà Linh cũng nói, trong các văn bản, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, của thành phố đều dùng từ là “đề nghị”, chứ không có từ nào gọi là “yêu cầu” hay “cấm” hoạt động trong giai đoạn này, nên có nghĩa là không bắt buộc.
Cơ sở 3 (quận 11) của Trung tâm ngoại ngữ Ichigo (ảnh chụp tối ngày 27/2, P.L)
Tối ngày 29/2, ông Trần Minh Tú – Chủ đầu tư của Trung tâm ngoại ngữ Ichigo nói qua điện thoại với phóng viên rằng, có thể có một số học viên nghỉ học lâu quá, muốn học kèm thì trung tâm kèm thôi, chứ chưa mở lớp mà.
Cùng ngày, ông Hồ Phú Bạc – Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trung tâm này có giấy phép hoạt động.
Dù vậy, sau khi nghe thông tin do phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cung cấp, ông Hồ Phú Bạc nói đã có yêu cầu trung tâm tạm ngưng hoạt động của những lớp nói trên (nếu có).
Theo ông Hồ Phú Bạc, Sở sẽ mời chủ đầu tư của trung tâm lên để làm việc về vấn đề này.
Phương Linh
Theo giaoduc.net
Học sinh THPT, giáo dục thường xuyên đi học trở lại từ ngày 2-3
Sáng 28-2, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng chống dịch Covid-19, chủ trì cuộc họp giao ban, để định hướng công tác phòng, chống dịch và bàn phương án thống nhất cho học sinh (HS) đi học trở lại.
* Học sinh mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS nghỉ thêm 1 tuần
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng Giám đốc Sở GD- ĐT Trần Thị Ngọc Diễm, kiểm tra công tác phòng, chống dịch ở Trường Tiểu học Nguyễn Du (TP. Long Xuyên)
Theo đó, bậc THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3; HS mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, Trung tâm ngoại ngữ học lại từ 9-3.
Đến nay, dịch bệnh Covid-19 lây lan hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 82.395 người mắc bệnh, 2.805 người tử vong. Các nước có nhiều người mắc bệnh, như: Trung Quốc (78.514 người mắc, 2.744 người tử vong), Hàn Quốc (1.766 người mắc, 13 người tử vong), Ý (453 người mắc, 12 người tử vong, Nhật Bản (207 người mắc, 4 người tử vong)... Tại Việt Nam, có 16 người mắc và đã được cách ly, điều trị khỏi bệnh.
Ở An Giang, chưa ghi nhận trường hợp nghi nhiễm Covid-19. Có 19 trường hợp trở về từ nước ngoài được theo dõi sức khỏe tại nhà (1 người Trung Quốc, 18 người Hàn Quốc, không có người từ khu vực Daegu và khu bắc Gyeongsang của Hàn Quốc). Các lao động người Trung Quốc tại Khu công nghiệp Bình Hòa đã qua thời gian theo dõi sức khỏe và tất cả đều ổn định.
Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Trần Thị Ngọc Diễm, cho biết: ngành triển khai cho giáo viên và HS dạy học qua mạng internet, ôn tập cho HS lớp 9 và lớp 12 trên sóng truyền hình (trong thời gian tạm nghỉ để phòng dịch). Duy trì liên lạc với phụ huynh, tăng cường hướng dẫn cho HS cách phòng chống dịch bệnh Covid-19, 638 trường tổ chức phun thuốc khử trùng và nhiều trường vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng. Các huyện tổ chức kiểm tra 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn, Sở GD-ĐT thực hiện 3 đợt kiểm tra các trường trực thuộc. Trang bị 394 dụng cụ đo thân nhiệt cầm tay, còn lại trang bị nhiệt kế thông thường tại phòng y tế các trường học. Tăng cường trang bị bồn rửa tay, dung dịch sát khuẩn, nước sạch, nước uống... Phân phối 2.000 áp phích và 250.000 tờ rơi tuyên truyền, tập trung các trường khu vực biên giới. Toàn tỉnh có 42 trường học các cấp có HS qua lại biên giới (hoặc cha mẹ qua lại biên giới) với 1.517 HS.
Tin, ảnh: HỮU HUYNH
Theo baoangiang
Lúng túng dạy học trực tuyến: Nhiều băn khoăn từ phía phụ huynh Trong thời gian học sinh nghỉ học, nhiều trường phổ thông, trung tâm ngoại ngữ đã chuyển sang hình thức học trực tuyến. Tuy nhiên, xung quanh cách học này của một số cơ sở giáo dục cũng khiến nhiều phụ huynh ý kiến. Học sinh tham gia một giờ học trực tuyến - Ảnh: Ngọc Dương Học trực tuyến sao đóng tiền...