Giữa drama ViruSs và Bình Gold, rapper MCK tuyên bố muốn làm streamer, fan gửi gắm về đội Refund Gaming của Độ Mixi
Chàng rapper MCK gây ấn tượng tại Rap Việt đăng đàn muốn chuyển hướng sự nghiệp sang streamer giữa drama Bình Gold – ViruSs đang được cộng đồng quan tâm.
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng lại được phen hít hà drama dịp cuối năm. Khi “cuộc chiến bàn phím” giữa đôi bên chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì các bên thứ 3 cũng bắt đầu lên tiếng. Sau những chia sẻ của Độ Mixi, đến lượt nam rapper MCK cũng đăng đàn chia sẻ.
Cụ thể, ít giờ trước đây, MCK đã đăng tải status với nội dung đầy ẩn ý: ” Tôi không làm rapper nữa đâu, tôi làm streamer đây “. Đoạn status nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cộng đồng. Không ít fan đã để lại những comment thú vị.
Những comment người hâm mộ để lại bài đăng không kém phần “cà khịa”:
“Rapper tầm này là tầm thường, streamer mới là phi thường”.
“Về team Refund với Độ Tộc đi anh”.
“Chơi Free Fire đi anh, lửa chùa lúc nào cũng miễn phí”.
“Rapper đi làm streamer còn streamer chuyển qua làm rap”.
Fan nào là gợi ý nam rapper stream các tựa game như Free Fire, rủ rê MCK gia nhập team Refund trong khi Quốc Anh Welax thì định chiêu mộ đàn em về làm diễn viên hài. Streamer của Refund, Quang Ngọc Trinh (QNT) thì lại năn nỉ nam rapper “cho bọn anh tí đường sống với”.
Video đang HOT
Sau ánh hào quang của "Tứ hoàng" và một xu hướng nghề mới cực "xịn sò", streamer tại Việt Nam đang dần mất chất?
Tuy phát triển vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành nhưng các streamer thế hệ sau có vẻ như lại khó khăn trong việc tìm ra lối đi riêng.
Streamer ở thời điểm hiện tại đã và đang là nghề nở rộ ở trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nếu như ngày trước, hình thức giải trí này chỉ được một bộ phận giới trẻ quan tâm theo dõi thì giờ đây, người người xem stream, nhà nhà xem stream.
Không chỉ tăng về mặt lượt xem, những người sáng tạo nội dung này cũng tăng theo thời gian. Nói về công việc đặc biệt này, thời gian xuất hiện của nó tại Việt Nam khá muộn so với thế giới. Những streamer được coi là thế hệ đầu tiên của Việt Nam như Dũng CT, Độ Mixi, ViruSs, PewPew... bắt đầu làm nội dung stream từ khoảng những năm 2015, 2016... Kể từ đó đến nay, đã có rất nhiều streamer mới được sinh ra, được gọi là các thế hệ F2 và F3.
Thế hệ 1, ăn quả đắng để nhận trái ngọt
Nói về thiệt thòi nhất của lứa streamer đầu tiên chính là tài chính. Mấy năm trước, chẳng ai mặn mà gì với khái niệm xem stream cả. Thời điểm đó, YouTuber vẫn là lựa chọn hàng đầu nếu muốn làm nội dung giải trí số. Hàng loạt kênh đăng tải video về chủ đề gaming thời đó ra đời nhưng hầu như chẳng có nổi một kênh chuyên về làm stream đã cho thấy rõ điều đó.
Người xem đã ít nên cũng hiếm quảng cáo cũng chẳng có donate (tiền ủng hộ). YouTube Gaming cũng là sản phẩm không mấy thành công của Google nên khoản thu nhập của các streamer cũng chẳng thấm vào đâu. Vậy nên, các streamer thường chỉ coi việc stream làm thú vui bên cạnh công việc chính.
Với PewPew là nhân viên tại Nvidia, Độ Mixi làm cho công ty du lịch, Xemesis làm việc chuỗi cửa hàng xe máy của gia đình... Mãi sau này, những nền tảng stream mới du nhập về Việt Nam, các streamer "thuần" mới đỡ khổ hơn về mặt tài chính.
PewPew ngày xưa với mái tóc xẹp lép, làm việc tại Nvidia, anh chỉ coi stream chỉ là thú vui, đam mê
Căn nhà nhỏ với phòng stream bé tẹo gắn liền với Độ Mixi suốt những năm đầu sự nghiệp
Thiếu tiền ngoài việc khó có thể trang trải cuộc sống thì họ cũng thiếu mất một thứ đó chính là thiết bị. Đúng bản chất ban đầu là "stream cho vui" nên máy móc không được đầu tư quá kỹ lưỡng.
Độ Mixi từng chia sẻ rằng " Thời ấy có bộ máy chục triệu để stream là quý hơn vàng rồi. Còn có thời tôi phải dùng màn hình TV để bắn CS:GO cơ mà ". Những người theo dõi stream lâu năm đều biết rằng vào những năm đó, gương mặt Độ Mixi hay PewPew khi lên sóng mờ nhòe như thế nào.
"Làm game thủ hay cả streamer ngày xưa cái gì cũng thiếu, nhất là thiếu.. tiền", ViruSs nói trong một video của anh
Tuy nhiên, họ không vì thế mà bỏ được đam mê. Cũng vì lý do đó nên người xem cảm thấy gắn bó và họ trở thành những nhân vật không thể thiếu với cộng đồng. Chính vì xuất phát điểm là "làm cho vui, vì đam mê chứ lời lãi gì" nên họ cũng làm streamer với "cả tâm hồn". Từng cảm xúc tự nhiên, từng nét độc đáo, duyên dáng hay độ gắt mà chỉ tìm thấy từ họ là thứ khiến cộng đồng cảm mến, gắn bó.
Ở thời điểm đó, muốn làm streamer "công nghiệp" cũng chẳng được vì làm gì có "nhà máy" nào chịu sản xuất đâu. Do vậy, nếu nhìn trên bản đồ streamer hiện tại, những con người của thế hệ F1 vẫn còn hoạt động đến giờ là lứa thành công nhất.
Cụ thể, Dũng CT, Độ Mixi, PewPew, ViruSs, MisThy, Linh Ngọc Đàm... là những streamer có lượng fan rất đông đảo và có cuộc sống ổn định.
Thế hệ streamer 2, mọi thứ dần được cải thiện
Đến với thế hệ streamer thứ 2 (F2), đây là khi các nền tảng stream bắt đầu chú tâm tới thị trường Việt Nam. Nhiều người cũng bắt đầu tham gia làm streamer hơn trước. Những vấn đề trước kia như tài chính, máy móc thiết bị cũng dần được khắc phục.
Ở thời điểm này, các nền tảng stream luôn săn đón nhân tài. Nhiều YouTuber về game cũng bắt đầu chú ý đến mảng này hơn. Nếu như trước họ chỉ coi stream là phần "ăn kèm" trong tổng thể nội sáng tạo thì đến nay, đó được coi là nguồn thu nhập chính.
Những cái tên có thể nói tới ở đây chính là Quang Cuốn, Nam Blue, đội "Boy 1 Champ", Rip113... Nhìn chung, ở thời điểm này, họ không phải chịu quá nhiều áp lực kinh tế như thời trước nữa, đồng thời cũng tự phát triển được các thương hiệu riêng cho bản thân.
Quang Cuốn - một trong những streamer thành công bậc nhất hiện nay
Đa phần những streamer này đều có xuất phát điểm là YouTuber nên phần nào họ cũng có đam mê với công việc, từ đó mà sinh ra cá tính riêng, nét độc đáo mà chẳng ở đâu có. Họ vẫn có những chất riêng, thứ thu hút người xem về mình, có được thu nhập tương đối tốt dựa vào các nền tảng stream.
Thế hệ streamer 3, công nghiệp hóa streamer là có thật?
Dần tới thời điểm hiện tại nhất chính là thế hệ streamer 3 (F3). Nếu như thế hệ 2 trước, các streamer vẫn có những điểm riêng khác biệt, chất so với phần còn lại, thì đáng buồn thế hệ này lại không như vậy.
Chính vì 2 thế hệ đầu rất thành công, dẫn đến sinh ra trong cộng đồng một tâm niệm mới rằng "streamer là một nghề rất giàu". Vậy là, người người nhà nhà đều "xách máy lên và stream", lớn bé già trẻ đều stream.
Những kênh stream nhiều nhan nhản nhưng chất lượng không được chú trọng
Tất cả đều với mục đích kiếm tiền càng nhiều càng tốt, chứ ít vì đam mê hay sở thích chơi game và giao lưu với người xem như thế hệ trước. Từ những bạn học sinh, sinh viên hay đến cả game thủ chuyên nghiệp đều thi nhau stream. Số lượng và chất lượng thì khó có thể đi song song với nhau được.
Nhiều tuyển thủ chuyên nghiệp cuối cùng cũng bỏ con đường thi đấu đỉnh cao và làm streamer. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tài năng giao tiếp với khán giả trên stream.
Vì lẽ đó nên chất riêng của họ là không có hoặc rất ít, mức độ thú vị thì lại càng thê thảm. Những streamer này nếu nói một cách nặng nề có thể gọi là "công nghiệp". Thay vì stream một cách vui vẻ, tự nhiên thì không, họ phải có kịch bản, những chỉ số KPI bắt buộc phải theo.
Không phải tuyển thủ chuyên nghiệp nào cũng có năng khiếu stream như Optimus, QTV
Tuy họ về bản chất là không hề xấu, nhưng chính vì xuất hiện ồ ạt như nấm sau mưa nên "miếng bánh" cũng dần nhỏ lại. Chất lượng các streamer cũng vì vậy mà bị kéo xuống, khó hấp dẫn những người xem mới.
Trên stream của Độ Mixi, người xem thường xuyên bắt gặp câu hỏi " có nên làm streamer vào thời điểm hiện tại không ". Chia sẻ về vấn đề này, Độ Mixi cho rằng là không nên.
" Streamer bây giờ nó bão hòa lắm rồi các bạn ạ. Những cái thằng hay được lên báo khoe đồ hiệu xe sang các kiểu này nọ nó đã có cái móng quá chắc rồi. Mà đó là trên đỉnh thôi, biết bao nhiêu ông streamer bây giờ đang chết đói kia kìa. Nên là thôi cứ học rồi làm cái gì thì làm đi nhé các ông ".
Đó cũng là để cho thấy rằng thị trường streamer đã và đang bắt đầu có dấu hiệu "công nghiệp hoá". Lý giải cho hiện tượng này có lẽ là do các nền tảng stream đầu tư quá mạnh tay, khiến tạo ra một cơn sốt nghề nghiệp trong giới trẻ.
Nếu như ngày trước, các nền tảng này phải đi mời gọi các streamer gia nhập vào tổ chức của mình thì giờ thời thế ngược lại. Chính các nền tảng này lại "sản xuất", đào tạo ra lứa streamer cho mình. Sự rập khuôn đã và đang kéo chất lượng mặt bằng chung của các streamer một cách rõ nét.
Kết lại, sự phát triển của ngành công nghiệp stream là không thể ngăn cản. Số lượng streamer đang ngày càng một nhân lên, tuy kéo theo đó chính là sự đánh đổi của chất lượng mặt bằng chung các streamer. Thế nhưng nó cũng có mặt tốt là tạo nhiều công ăn việc làm cũng như động lực cạnh tranh, đổi mới giữa các streamer với nhau.
Tứ hoàng streamer tái ngộ "ngày ấy - bây giờ": Độ Mixi vẫn rất phong độ, riêng ViruSs luôn là "người đặc biệt nhất" Đẳng cấp là mãi mãi, chỉ xuất hiện cùng nhau trong một tấm hình thôi mà Tứ hoàng streamer cũng khiến cộng đồng mạng xôn xao. "Tứ hoàng streamer" là biệt danh mà cộng đồng mạng ưu ái đặt cho nhóm bạn streamer "tay to" của làng game Việt, bao gồm Độ Mixi, PewPew, ViruSs và Xemesis. Có thể nói, họ đã đi...