Giữa dịch cúm corona, Bộ NNPTNT hối hả đi “bán” nông sản
Nhằm hướng đến cán cân thương mại hài hòa và bền vững giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cuối tháng 2/2020 Bộ NNPTNT sẽ tổ chức đoàn công tác trao đổi thương mại nông sản giữa hai nước.
Ngoài ra, Bộ cũng cử nhiều đoàn đi xúc tiến thương mại nông sản trong bối cảnh dịch cúm do virus corona ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu sang Trung Quốc.
Theo đó, đoan công tac trao đổi thương mai nông sản giưa Viêt Nam va Hoa Ky do Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh dẫn đầu sẽ đến cac bang Washington D.C., Iowa, Nebraska và California để khảo sat nguồn cung nông sản cua Hoa Ky, tập trung ưu tiên nhập khâu nông sản, công nghê tư Hoa Ky phuc vu sản xuất va tiêu dùng.
Tổ chưc cac diễn đan doanh nghiêp thúc đây thương mai cac sản phâm nông lâm thuy sản va kêt nối giao thương giưa cac doanh nghiêp hai nươc. Tim hiêu khả năng thúc đây hơp tac va chuyên giao công nghê tiên tiên trong linh vực nông nghiêp nhăm phat triên cac chuôi sản xuất trong nươc.
Lam viêc vơi cac cơ quan chưc năng cua Hoa Ky đê thao gỡ khó khăn vương mắc, tăng cường hơp tac, tao thuận lơi trong xuất nhập khâu nông lâm thuy sản giưa hai nươc.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường trao đổi với lãnh đạo địa phương và nông dân về tình hình tiêu thụ nông sản. Ảnh: Minh Huệ.
Ngoài đoàn công tác sang Hoa Kỳ tìm cơ hội trao đổi thương mại nông sản, để mở rộng thị trường cho các loại nông sản Việt Nam, Bộ NNPTNT cũng tổ chức các đoàn công tác cùng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Dubai (UAE) từ 15/2 để mở rộng thị trường Trung Đông.
Video đang HOT
Đoàn công tác do Bộ trưởng dẫn đầu cùng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Braxin trong tháng 3/2020; (tổ chức các đoàn công tác mở rộng thị trường sang Nhật Bản (tháng 3/2020).
Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT cũng sẽ bám sát Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh trao đổi, liên hệ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc thu xếp các chuyến công tác của chuyên gia Trung Quốc sang Việt Nam trong Quý I, quý II/2020 để tháo gỡ khó khăn.
Tiếp tục phối hợp với cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc triển khai các đoàn công tác xúc tiến, phát triển thị trường tại các địa phương trọng điểm của Trung Quốc tại thời điểm phù hợp nhất ngay sau khi phía Trung Quốc kiểm soát dịch viêm phổi cấp do virus corona.
Theo Danviet
Nhà nông "xót ruột" với giá thanh long, mít Thái
Do ảnh hưởng của dịch bệnh virus Corona, hạn chế giao thương nên xuất khẩu nông sản Việt Nam qua Trung Quốc đang bị ngừng trệ.
Vì vậy, một số nông sản như mít Thái, thanh long... bị rớt giá mạnh, thậm chí thương lái không thu mua khiến nông dân như ngồi trên đống lửa.
Giá mít chạm "đáy"
Anh Nguyễn Thật (ngụ xã Láng Lớn, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) có 1,2ha trồng hơn 420 gốc mít Thái. Năm nay vườn mít của anh ước thu khoảng 40 tấn trái. Trước Tết Nguyên đán, thương lái thu mua mít với giá loại 1 là 40.000 đồng/kg; loại 2 là 30.000 đồng/kg; loại 3 giá 18.000 đồng/kg và hàng chợ giá 10.000 đồng/kg.
Nếu giá mít giữ ổn định như vậy, dự kiến anh Thật thu về khoảng trên 500 triệu đồng.
Người trồng mít Thái ở huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu lao đao vì giá mít rớt xuống thấp, thương lái thu mua nhỏ giọt. Ảnh: M.Q
Thế nhưng, hiện nay giá mít Thái đột ngột rớt giá chỉ còn 7.000 đồng/kg, anh Thật nhiều lần gọi nhưng thương lái không vào vườn cắt nên anh phải tự tìm nơi tiêu thụ. Hiện vườn mít còn khoảng 5 tấn đến kỳ thu hoạch nhưng anh vẫn chưa tìm được mối nào để bán.
Tương tự, anh Phạm Quang Thanh (xã Suối Rao, huyện Châu Đức) cũng đang "khóc dở" với vườn mít hơn 1ha đến kỳ thu hoạch mà không bán được. Trước tết thương lái cũng thu mua mít nhà anh giá cao nhất 40.000 đồng/kg, loại thấp nhất cũng được 10.000 đồng/kg.
Với 5 tấn mít, anh Thanh thu về hơn 50 triệu đồng. Hiện, vườn của anh có khoảng 5 tấn mít đến kỳ xuất bán nhưng thương lái chỉ thu mua "nhỏ giọt" những quả to đẹp với giá còn... 4.000 đồng/kg.
Theo người dân, ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra nên nhiều thương lái Trung Quốc đã ngừng mua mít Thái. Các thương lái là mối hàng lớn trước đây cũng "bặt vô âm tín", khiến thương lái địa phương không dám mua hoặc mua cầm chừng với giá rất thấp.
Toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có khoảng 541ha trồng mít, trong đó diện tích đang cho thu hoạch khoảng 423ha. Huyện Châu Đức là địa phương trồng nhiều nhất với khoảng 348ha tập trung ở các xã như: Suối Rao, Suối Nghệ, Xà Bang, Nghĩa Thành...
Thanh long cũng lỗ nặng
Không chỉ mít Thái bị ảnh hưởng bởi dịch virus Corona mà người trồng thanh long trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cũng "khóc đứng khóc ngồi" khi giá giảm sâu, trong khi nhiều nhà vườn đang bước vào vụ thu hoạch. Nguyên nhân do đối tác nhâp khẩu phía Trung Quốc từ chối nhân đơn hàng, các cửa khẩu tạm ngừng thông quan hàng hóa.
Ông Nguyễn Văn Phúc (xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc) có gần 1ha thanh long ruột đỏ, ước gần 3 tấn trái đang đến kỳ thu hoạch. Nếu như không có dịch bệnh do virus Corona, việc xuất khẩu đi Trung Quốc thuận lợi thì trước đó từ 1 - 2 tuần là thương lái đã đến đặt cọc tiền cho gia đình ông. Tuy nhiên, đến giờ vẫn không có thương lái nào đến hỏi mua.
"Trước đó, chúng tôi bán thanh long với giá từ 35.000 - 45.000 đồng/kg. Với 1ha thanh long trái vụ, tôi tốn gần trăm triệu đồng chi phí đầu tư. Nay thương lái không mua, thanh long chín quá sẽ nứt hết vỏ, lúc đó chỉ còn cách cho dê, bò ăn" - ông Phúc buồn rầu nói.
Theo nhà vườn, vụ thanh long này là vụ chong đèn nên chi phí đầu tư mỗi kg mất hơn 10.000 đồng. Với giá bán hiện giảm còn 5.000 đồng/kg đối với thanh long ruột đỏ và 2.000 - 3.000 đồng/kg với thanh long ruột trắng, nhiều nhà vườn còn không có ai thu mua nên bà con nông dân đang lo sốt vó.
Ông Dương Thế Dũng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bông Trang cho hay, lượng thanh long không bán được và có nguy cơ đổ bỏ ở địa phương là rất nhiều. Đặc thù của thanh long là không thể "neo" trái trên cây lâu. Trái thanh long chín quá gặp mưa nắng thất thường như hiện nay sẽ bị nứt vỏ. Các cành đỡ cũng sẽ héo do bị vắt kiệt sức nuôi trái, gây ảnh hưởng đến năng suất thanh long các vụ tiếp theo.
Ước tính, toàn huyện Xuyên Mộc có khoảng 900ha trồng thanh long, tập trung tại xã Bông Trang và Bưng Riềng, sản lượng hàng năm khoảng 1.800 tấn, chủ yếu xuất bán đi Trung Quốc.
Trước tình hình trên, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Châu Đức khuyến cáo người trồng mít nên giữ nguyên diện tích mít cần chăm sóc, chờ giá tăng trở lại. Không nên thấy giá mít rớt xuống thấp mà đã vội bỏ bê vườn hoặc chặt bỏ để chuyển qua trồng loại cây khác.
"Về lâu về dài, bà con nông dân cũng nên trồng mít, thanh long theo các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP... để dễ dàng tiêu thụ đi các nước khác nhằm giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc" - ông Tuấn nói.
Theo Danviet
Ảnh hưởng dịch cúm corona, nông sản tìm về nội địa Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, không chỉ khiến giá nhiều loại trái cây xuống đáy do giao dịch đình trệ, bệnh viêm phổi cấp do virus Corona còn khiến hoạt động thương thảo xuất khẩu chính ngạch một số loại nông sản sang Trung Quốc phải tạm dừng. Nhiều hoạt động phải tạm dừng Trung Quốc là thị trường lớn...