Giữa đại dịch, tinh thần khởi nghiệp kinh doanh luôn là điểm sáng
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công khẳng định, trong bối cảnh khó khăn của đại dịch COVID-19, sức sống của doanh nghiệp và tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của người dân vẫn luôn là điểm sáng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành phát động Chương trình khởi nghiệp quốc gia 2022.
Chia sẻ tại Fesstival Khởi nghiệp 2022 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức phát động ngày 19/1, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, mặc dù trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng vẫn luôn có những điểm sáng, nổi lên đó là sức sống của doanh nghiệp Việt Nam và tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của người dân Việt Nam.
Chủ tịch VCCI cho biết, trong năm 2021, nền kinh tế đón nhận 116.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 43.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên đến gần 160.000 doanh nghiệp.
“Khó khăn như vậy, nhưng bình quân mỗi tháng trong năm 2021 đã có 13.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, trong đó khoảng 10.000 doanh nghiệp thành lập mới, cho thấy nỗ lực tái cấu trúc và thích ứng của khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế, cũng như tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của người dân, doanh nghiệp Việt Nam vô cùng manh mẽ”, Chủ tịch VCCI khẳng định.
Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Hệ sinh thái khởi nghiệp. Việt Nam xếp hạng 59/100 quốc gia. Hệ sinh thái TP Hồ Chí Minh tăng 46 bậc, xếp vị trí 179; Hà Nội tăng 5 bậc lên vị trí 191.
Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá xếp thứ 3 trong nhóm 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Singapore. “Điều này thêm một lần nữa khẳng định, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Video đang HOT
Với Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, VCCI tự hào đã đi tiên phong trong hành trình thắp lửa khởi nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, hàng vạn thanh niên đã tham gia và hàng nghìn dự án khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo cũng như hàng nghìn nhà khởi nghiệp đã trưởng thành từ “chiếc nôi” này.
Phát biểu tại Festival Khởi nghiệp 2022, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đánh giá, những kết quả năm 2021 cho thấy, Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng khá về chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia. Điều này đã góp phần khẳng định chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng, triển khai quyết liệt của Chính phủ và các cơ quan liên quan cũng như sự tham gia tích cực của các tổ chức, trong đó có Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Chương trình Festival Khởi nghiệp do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức từ năm 2013 đến nay.
“Chương trình phát triển dự án khởi nghiệp quốc gia đã góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, thiết lập mối quan hệ hợp tác với hơn 35 tỉnh thành phố và hơn 150 trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc. Đồng thời, đóng góp nhiều ý kiến xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, kết nối với các tập đoàn trong nước, quốc tế trong việc hỗ trợ các dự án khởi nghiệp, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp”, ông Hiển nhấn mạnh.
Ông Hiển cho biết, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. đến năm 2030 phấn đấu là nước đang phát triển có mức thu nhập cao và năm 2045 trở thành nước phát triển với mức thu nhập cao.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước kỳ vọng mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức khơi dậy ý chí tự lực tự cường, trong đó phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ đột phá chiến lược. Trong thời gian tới, Ban Kinh tế Trung ương đề nghị chương trình tiếp tục đổi mới, cải thiện nội dung và hình thức, tạo ra những điểm khác biệt, bản sắc riêng, đồng thời gắn với thực tiễn góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, trước hết gắn với chiến lược phục hồi kinh tế trong thời gian tới
Đồng thời, Ban Kinh tế Trung ương cam kết đồng hành hỗ trợ chương trình, kịp thời phối hợp với Ban, Bộ ngành Trung ương kịp thời có những kiến nghị tham mưu với Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ… về các chủ trương, chính sách để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, trong đó có phát triển Chương trình do VCCI chủ trì thực hiện.
Bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú UNDP Việt Nam bày tỏ sự vui mừng về những kết quả đạt được và thành công trong hợp tác giữa Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia và Chương trình Youth Co: Lab 2021. Sự kiện đã vinh danh và trao giải cho các công ty khởi nghiệp tạo tác động xuất sắc và khởi động hành trình mới vào năm 2022.
“UNDP và các đối tác mong muốn xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tạo tác động và tạo động lực cho các doanh nhân trẻ với mục tiêu cốt lõi đơn giản là khai thông tiềm năng của các doanh nhân trẻ trong việc áp dụng và điều chỉnh các giải pháp mới, nhằm thúc đẩy quá trình đạt được các mục tiêp phát triển bền vững”, bà Caitlin cho biết.
VCCI góp ý hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi Luật Dầu khí
Phản hồi đề nghị của Bộ Công Thương về việc góp ý xây dựng dự thảo Luật sửa đổi Luật Dầu khí; đồng thời, trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dự thảo quy định: "Hợp đồng dầu khí là văn bản ký kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tổ chức, cá nhân theo quy định của luật này để tiến hành hoạt động dầu khí", mục đích là nhằm phân biệt hợp đồng dầu khí với các loại hợp đồng khác trong Bộ Luật Dân sự.
Các giàn khoan trên mỏ Bạch Hổ (PVN). Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Tuy nhiên, về nguyên tắc tất cả các hợp đồng dân sự, kinh tế sẽ tuân thủ theo quy định chung của Bộ Luật dân sự, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thêm nữa, dự thảo cũng quy định nguyên tắc áp dụng Luật Dầu khí với các luật khác có liên quan và điều ước quốc tế. Như vậy, bên cạnh Luật Dầu khí, hợp đồng dầu khí còn phải tuân thủ các luật khác có liên quan.
Do đó, để bảo đảm tính thống nhất của văn bản, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo sửa quy định lại nội dung nói trên theo hướng bổ sung. Cụ thể là, về các quy định mang tính định tính, dự thảo định nghĩa về lô, mỏ đặc biệt ưu đãi đầu tư dầu khí là: "lô, mỏ dầu khí do điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, quy mô không thuận lợi (nước sâu, xa bờ, địa chất phức tạp), hiệu quả kinh tế rất hạn chế. Hoặc, các mỏ dầu khí phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật ngoài các biện pháp kỹ thuật thông thường để gia tăng hệ số thu hồi dầu, cần áp dụng các điều kiện đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định tại luật này".
Theo VCCI, định nghĩa về ưu đãi đầu tư như trên có một số điểm chưa thực sự hợp lý. Theo đó, nội dung: "là lô, mỏ dầu khí do điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, quy mô không thuận lợi (nước sâu, xa bờ, địa chất phức tạp)" là những ví dụ về điều kiện tự nhiên rất chung, không có giá trị phân biệt trường hợp nào cần ưu đãi đầu tư. Tiêu chí "không thuận lợi" cũng khó đánh giá khi việc khai thác dầu khí vốn đã là hoạt động phức tạp, đòi hỏi phải đáp ứng nhiều yếu tố.
Thêm nữa, quy định phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật ngoài các biện pháp kỹ thuật thông thường cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá của từng dự án và sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở từng thời điểm. Điều này cũng có thể gây ra khó khăn trong việc bảo đảm tính khả thi. Quy định, "cần áp dụng các điều kiện đặc biệt ưu đãi đầu tư..." rất dễ hiểu đây cũng là một tiêu chí. Tuy nhiên, xét tính logic thì việc quy định như vậy là không hợp lý.
Hay như thời hạn hợp đồng dầu khí, dự thảo quy định: "Trong trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng an ninh, điều kiện địa chất dầu khí phức tạp, điều kiện thực địa triển khai hoạt động dầu khí có những khó khăn rất đặc thù, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho phép tiếp tục gia hạn thời hạn hợp đồng dầu khí và thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí vượt các thời hạn quy định tại điều này."
Theo VCCI, các thuật ngữ "phức tạp, khó khăn rất đặc thù" đều không được quy định tiêu chí hoặc dẫn chiếu tới quy định cụ thể nào khác sẽ có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, làm giảm tính thống nhất trong thực thi, có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định cụ thể hơn, giảm tối đa các quy định có tính chất định tính tương tự khác trong dự thảo để làm cơ sở cho việc hiểu và áp dụng quy định một cách chính xác, thống nhất, minh bạch.
Liên quan tới sự cố dầu khí, Luật Dầu khí hiện hành và dự thảo luật không có điều khoản riêng quy định về sự cố dầu khí mà chỉ nêu một số quy định yêu cầu về kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố nói chung hoặc sự cố môi trường. Hiện tại, các quy định về xử lý sự cố tràn dầu được quy định tại Quyết định số 12/2021/QD-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ứng phó sự cố tràn dầu và quy định về xử lý sự cố cháy nổ giàn khoan, đường dẫn ống dầu, khí được thực hiện theo Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ về quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Tuy nhiên, qua tham khảo pháp luật về khai thác, vận hành dầu khí của một số quốc gia trên thế giới cho thấy trong văn bản quản lý hoạt động dầu khí của các quốc gia này đều có ít nhất một quy định riêng về sự cố dầu khí. Đó có thể là định nghĩa như Luật về kho chứa xăng dầu và khí nhà kính ngoài trời của Australia hoặc dẫn chiếu tới văn bản quy định riêng về sự cố dầu khí theo Luật Dầu khí của Canada, hoặc quy định cụ thể ngay tại Luật khí của Singapore, Luật khí của New Zealand...
VCCI cho rằng, việc quy định như vậy là thực sự cần thiết và nên áp dụng vào chính sách dầu khí ở Việt Nam. Sự cố dầu khí, khi xảy ra, thường là rất nghiêm trọng, để xử lý cần có sự tham gia của nhiều bên, những kỹ thuật và chuyên môn đặc thù. Kế hoạch ứng phó sự cố dầu khí là một nội dung quan trọng trong hoạt động dầu khí. Thực tế các vụ việc cháy nổ giàn khoan, kho chứa, sự cố tràn dầu trên thế giới cho thấy tầm quan trọng của chế định về phòng ngừa, xử lý sự cố tràn dầu trong hệ thống chính sách về dầu khí. Phòng chống rủi ro luôn là một công tác đặc biệt quan trọng trong hoạt động dầu khí của các doanh nghiệp và cả cấp quốc gia.
Từ những ý kiến trên đây, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung một điều về phòng chống, xử lý sự cố dầu khí vào dự thảo, bên cạnh các quy định rải rác khác để bảo đảm chế định này có vị trí tương xứng, làm cơ sở cho việc quy định cụ thể ở các cấp văn bản thấp hơn.
Đối thoại cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng Sáng 26/11 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị: "Đối thoại doanh nghiệp: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan - Giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế". Nội dung của...