Giữa đại dịch Covid-19, ngành thủy sản Việt Nam vẫn tăng trưởng cao 5,2%/năm
Trong những năm qua, ngành thủy sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Trong giai đoạn năm 2010-2020, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt tăng trưởng 5,2%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần…
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong giai đoạn năm 2010-2020, giá trị sản xuất ngành Thủy sản đạt tăng trưởng 5,2%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần…
Tăng trưởng cao
Việt Nam có chiều dài bờ biển trên 3.260 km và cứ 100 km2 đất liền thì có 1 km bờ biển, vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 rộng gấp 3 lần đất liền với trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ phân bố tập trung ở ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Trường Sa và Hoàng Sa.
Đặc biệt, biển Việt Nam nằm trong vùng có tính đa dạng sinh học cao với hơn 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện (khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.000 loài cá (trên 100 loài cá kinh tế), hơn 220 loài tôm biển và các loài rong biển, động vật phù du, thực vật ngập mặn, cỏ biển, thú biển, rùa biển và 43 loài chim nước) cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có năng suất sinh học cao.
Trong vùng nội địa, với 2.360 con sông (106 sông chính) và hệ thống suối phân bố khắp vùng núi, trung du, 12 đầm phá lớn nhỏ (tổng diện tích khoảng 458 km2), hệ thống hồ tự nhiên và 231 hồ chứa lớn (diện tích 34.600 ha); các loài thủy sản phân bố rộng, đa dạng và phong phú với nhiều nhóm loài gồm 1.438 loài vi tảo nước ngọt; hơn 800 loài động vật không xương sống; 1.027 loài cá nước ngọt trong đó có nhiều loài là nguồn lợi thủy sản quý đang được khai thác phục vụ sinh kế và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Với những đặc trưng này tạo đã nên tính đa dạng về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, là tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam cho việc phát triển ngành kinh tế biển nói chung và kinh tế thủy sản nói riêng.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết Chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biền Việt Nam diễn ra tại Hà Nội ngày 12/12 do Bộ NNPTNT phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong những năm qua, ngành thủy sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong giai đoạn năm 2010-2020, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt tăng trưởng 5,2%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần; kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trung bình 6,1%/ năm.
Năm 2019, tổng sản lượng thủy sản đạt 8,15 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác 3,77 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thủy sản đạt 8,6 tỷ USD đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy.
Video đang HOT
“Kết quả này đã đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước, cải thiện sinh kế, ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 4 triệu người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản ở các tỉnh ven biển và trong nội địa”, Thứ trưởng Bộ NNPTNT khẳng định.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng: Đa dạng sinh học biển, trọng tâm là các hệ sinh thái biển có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, bảo vệ các hệ sinh thái biển là một nhiệm vụ cấp thiết không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia, vùng lãnh thổ mà đã trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng, là nhiệm vụ chung của toàn thế giới.
Nghề thủy sản đang giúp cải thiện sinh kế, ổn định đời sống, tạo công văn việc làm cho khoảng hơn 4 triệu người dân.(Ảnh: Nhờ sản xuất hàu giống, nhiều nông dân ở Kim Sơn và các địa phương lân cận đến đây làm đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm).
Thiết lập được 12/16 khu bảo tồn biển
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Bộ NNPTNT thừa nhận, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, suy thoái các hệ sinh thái và môi trường sống của loài thủy sản; tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp vẫn còn diễn ra, sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất cấm, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản; tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cả ngoài biển và trong vùng nội địa, chịu sức ép lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế và du lịch.
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản đối với ngành thủy sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 phê duyệt Chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với mục tiêu chung là bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; góp phần phát triển kinh tế thủy sản, cải thiện sinh kế cộng đồng ngư dân các địa phương ven biển và nội đồng theo hướng bền vững và hội nhập quốc tế.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay: Trong 10 năm qua, Bộ NNPTNT đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bộ đã chỉ đạo, thực hiện lập quy hoạch chi tiết 16 khu bảo tồn biển và bàn giao cho các địa phương để thành lập theo thẩm quyền. Bộ đã chỉ đạo, triển khai hàng loạt các dự án về điều tra nguồn lợi hải sản và các hệ sinh thái cửa sông, ven biển, ven đảo, đầm phá và trong vùng nội địa, thả giống tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản đạt hơn 400 triệu con giống cá loài có giá trị kinh tế, loài bản địa (từ năm 2012 đến năm 2020) với xu hướng tăng liên tục từ năm 2010 đến nay.
Đồng thời Bộ cũng đã điều tra, xác định và ban hành danh mục 47 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn để bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống.
Sau khoảng 10 năm triển khai thực hiện 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống khu bảo tồn biển đã được thiết lập với 12/16 khu bảo tồn biển được thành lập và đã bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả, việc điều tra nguồn lợi thủy sản được thực hiện làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển, xây dựng các quy định pháp luật về khai thác, bảo vệ, bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi và môi trường sống của loài thủy sản cả ở ngoài biển và trong vùng nội đồng.
“Những kết quả đạt được đã góp phần không nhỏ duy trì, bảo vệ các hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành kinh tế thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập công đồng ngư dân, bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo quốc gia”, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.
Doanh nghiệp dịch chuyển khỏi Trung Quốc, cơ hội của ngành thủy sản
Nhờ nỗ lực chống dịch Covid-19 hiệu quả, hàng loạt cơ hội đã được ngành thủy sản nhận diện và sẵn sàng đón nhận để vực dậy sau đại dịch.
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế ngày 9/5, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, dịch Covid-19 đã lan rộng, đã tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp và nông, ngư dân trong chuỗi sản xuất thủy sản.
Tuy nhiên, với phương châm vừa sản xuất vừa chống dịch, ngành đã cơ bản vượt qua đại dịch, đang phục hồi nhanh, phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2020 không bị sụt giảm so năm ngoái.
Vasep đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2020 sẽ đạt 8,6 tỷ USD
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm nay sẽ đạt 8,6 tỷ USD. Trong đó, ngành tôm đạt 3,8 tỷ USD, tăng hơn 15% so cùng kỳ năm 2019 để đảm bảo cho phần thiếu hụt của xuất khẩu cá tra chỉ có thể đạt ở mức 1,6 tỷ USD. Riêng ngành hải sản khai thác có thể duy trì ở mức như năm ngoái là 3,2 tỷ USD.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Vasep cho biết, với những diễn biến nhanh trong thời gian qua, Vasep đã nhận diện được rất nhiều cơ hội để ngành có thể tận dụng tốt trong thời gian tới.
Trước hết, nỗ lực chống dịch vừa qua đã khiến niềm tin các nhà đầu tư, các tập đoàn nhập khẩu bán lẻ với Việt Nam gia tăng đáng kể. Doanh nghiệp và người dân đã tin tưởng, tiêp tục thả nuôi và tham gia sản xuất ngay trong thời gian nhằm đón bắt các cơ hội tốt hơn.
Thứ hai, các quốc gia sản xuất lớn vẫn còn đang bị kẹt trong dịch Covid-19, vì thế sẽ có độ trễ đáng kể so với Việt Nam. "Để duy trì nguồn cung thủy sản cho thế giới, sự thay thế của Việt Nam trên thị trường sẽ là cơ hội để thủy sản phát triển mạnh thời gian tới", ông Hòe nói.
Thứ ba, chuỗi cung ứng vật tư thiết yếu cho nuôi trồng, chế biến thủy hải sản hầu như không lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Các ngành hàng phụ trợ cho sản xuất thủy sản như thuốc, hóa chất, bao bì vật tư... đã có cơ hội phát triển tại Việt Nam, tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất của mình.
Thứ 4, Vasep nhận định sẽ có sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam, nhất là sau khi xảy ra chiến tranh thương mại.
Thứ 5, nhu cầu thực phẩm sau đại dịch được dự báo sẽ tăng mạnh. "Đây là 1 thực tế vì qua số liệu thì trong tháng 4, xuất khẩu thủy sản đã đạt mức hơn 720 triệu USD, cao hơn rất nhiều so với tháng 3", ông Hòe cho biết.
Xuất khẩu thủy sản tháng 4 đạt hơn 720 triệu USD, cao hơn rất nhiều so với tháng 3 dù đang là thời điểm có dịch.
Từ những cơ hội này, đại diện Vasep đề xuất đến Chính phủ và bộ ngành các giải pháp để hỗ trợ ngành thủy sản trong ngắn hạn.
Hiện tại, nhu cầu thủy sản thế giới có xu hướng chuyển sang các sản phẩm có kích thước nhỏ và giá rẻ hơn. Tuy nhiên, trong nước vẫn còn có 1 số sản phẩm nuôi đang ở cỡ lớn, không được thu mua.
Vasep đề nghị ngân hàng nhà nước nghiên cứu, lựa một doanh nghiệp ở mỗi địa phương có nhu cầu thực sự để mua được sản phẩm của nông ngư dân, dự trữ chờ bán sau dịch. Trên cơ sở đó, có chính sách tín dụng để giúp địa phương, doanh nghiệp đó có nguồn vốn hoạt động, giúp nông dân giải quyết vấn đề khó khăn.
Chính phủ và các bộ ngành tạo điều kiện hỗ trợ cho Bộ NNPTNT tuyên truyền và triển khai các hỗ trợ tối đa cho người nuôi tôm, người khai thác biển ngay từ tháng 5. Theo ông Hòe, việc này nhằm giúp nông ngư dân bắc kịp thời cơ trong tháng 7, 8 khi thị trường thế giới phục hồi, tiêu thụ tăng cao trở lại nhưng các nước cạnh tranh chưa quay lại sản xuất bình thường.
Thứ 3, cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp thu hút được nguồn lao động. Vì thực tế thiếu lao động đang là một mối lo đối với cộng đồng doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ thủy sản hiện nay.
Vasep đề xuất Chính phủ có nhiều giải pháp hỗ trợ ngắn hạn và dài hạn cho ngành thủy sản.
Thứ 4, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có điều kiện chuẩn bị hạ tầng để đón nhận các dự án đầu tư mới do sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Cụ thể như cơ chế xây dựng kho lạnh trữ hàng, điều chỉnh đánh giá rủi ro tín dụng cao với nhóm hàng thủy sản...
Về dài hạn, Vasep nhấn mạnh đến việc cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng chiến lược đầu tư cho thương mại nông thủy sản khu vực biên giới, phát triển thị trường Trung Quốc bền vững hơn nữa.
Đi kèm là cách thức tổ chức các trung tâm phân phối hàng thủy sản cùng với kho ngoại quan phía Việt Nam để cung cấp thường xuyên ổn định cho nhu cầu ở phía các tỉnh giáp biên Trung Quốc.
"Sau cùng là thúc đẩy hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nuôi trồng thủy sản, mở rộng thị trường trong bối cảnh mới và gia tăng sức cạnh tranh cho ngành sau dịch", ông Hòe đề xuất.
Hải quan Trung Quốc siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu, Bộ NNPTNT khuyến cáo doanh nghiệp cung cấp đủ thông tin phòng chống Covid-19 Trước việc cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, bao gồm cả việc lấy mẫu xét nghiệm chống Covid-19, Bộ NNPTNT vừa có công văn đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chủ động liên hệ với khách hàng chủ động cung cấp thông tin kịp thời. Theo...