Giữa bữa cơm, chồng đập bát quát vợ “cấm cãi mẹ” nhưng ngay sau đấy anh lại ngượng mặt với phản ứng bất ngờ của vợ
“Tới tối, cả nhà vừa ngồi vào mâm cơm, bà thở dài bảo con trai: ‘Sáng mai mày đưa mẹ ra bến bắt xe về sớm…’”, người vợ kể.
Khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân, phụ nữ phải đối diện với rất nhiều mối quan hệ, trong đó quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn khiến họ thấy áp lực, căng thẳng nhất. Vậy nên phụ nữ rất cần có sự quan tâm thấu hiểu từ chồng. Họ không yêu cầu các anh phải nghiêng hẳn về phía vợ. Cái họ cần là các anh biết lắng nghe, hiểu những mong muốn suy tư của vợ để phân biệt phải trái, đúng sai.
Người vợ trong câu chuyện dưới đây thiếu may mắn khi lấy được anh chồng không đủ tâm lý như thế. Quá mệt mỏi và thất vọng, cô đã lên diễn đàn xã hội than thở: “1 năm đầu cuộc sống hôn nhân của em cũng tạm ổn. Nhưng từ khi em sinh, chồng nhờ mẹ chồng lên chăm con đỡ thì mọi thứ bắt đầu đảo lộn. Mang tiếng nhờ bà lên chăm cháu giúp nhưng thực tình là em phải chăm bà là chính. Quan trọng hơn, mặt tinh thần em không được thoải mái tí nào.
Bài chia sẻ của người vợ
Mẹ chồng em có tính xét nét. Bà thương chiều con trai nhưng không bao giờ nghĩ tới con dâu. Em ở cữ, con quấy thức cả đêm, sáng ra vẫn phải dậy sớm nấu nướng cho cả nhà. Ban đầu chồng em còn giúp, từ hôm mẹ lên, nhìn con trai đứng bếp, bà khó chịu ra mặt bóng gió bảo bà đẻ anh ấy ra, chưa bao giờ để con trai phải cầm cái chổi quét nhà chưa chưa nói gì phải đi đeo tạp dề rửa bát, nấu cơm. Thế mà giờ lấy vợ, em bắt anh phải làm.
Chồng em lại có tính nghe mẹ, bà bảo gì anh cũng vâng dạ làm theo, chẳng phân biệt đúng sai nên em áp lực kinh khủng. Bà bảo con trai đi làm về mệt, không được ngủ cùng phòng vợ mới sinh thế là anh vác gối sang phòng khác để mình em chăm con. Bà bảo anh không được làm việc nhà, anh phó thác hết luôn việc cho vợ.
Mệt nhất là kiểu chăm cháu của bà. Con em còi, bà đổ tại sữa em nóng, bắt cai sữa sớm để cho ăn bột. Trong khi thằng bé còn chưa đầy 3 tháng. Em không đồng ý, bà mắng là thứ con dâu mất nết, ương bướng.
Sáng hôm qua, con ngủ dậy đói đòi ăn. Em rửa mặt mũi cho nó định cho bú thì mẹ chồng từ dưới bếp đi lên mang đĩa bột vào bắt em phải cho thằng bé ăn chứ không được cho bú. Em giải thích cháu nó nhỏ quá, ăn vậy hại dạ dày. Bà cau mặt mắng: ‘Chị vẽ chuyện. Ngày trước tôi nuôi mấy đứa con, cứ 2 tháng ăn bột, 4 tháng cơm nhai. Đứa nào cũng to khỏe. Chị nuôi con khoa học mà con chị như cái dãi khoai’.
Video đang HOT
Bà nói nhiều song em vẫn một mực không cho ăn. Thế là bà đặt đĩa bột xuống bàn, dỗi về phòng.
Tới tối, cả nhà vừa ngồi vào mâm cơm, bà thở dài bảo con trai: ‘Sáng mai mày đưa mẹ ra bến bắt xe về sớm. Mày bảo mẹ lên chăm cháu nhưng mẹ làm gì vợ mày cũng không ưng, không khiến thì mẹ ở làm gì cho thừa’.
Thế là chồng em tối sầm mặt, quay sang nhìn vợ. Em dù mệt mỏi vẫn nhẹ nhàng giải thích, anh đập phịch chiếc bát trên tay xuống bàn, chỉ thẳng mặt vợ quát: ‘Tôi đã nói rồi, cấm cãi lời mẹ. Mẹ nói thế nào thì cứ làm theo được rồi. Còn rắn mặt tôi tống cô về nhà đẻ đó’.
Thật sự em trước giờ cũng là đứa giỏi nhịn nhưng riêng chuyện chăm con thì nhất quyết em không nhượng bộ. Cộng thêm thái độ không biết phải trái của chồng khiến em không nhịn được hơn, liền đáp: ‘Em không cãi hay có bất cứ 1 thái độ nào hỗn xược với mẹ. Có điều, việc em chăm con theo ý mình em luôn muốn được mẹ tôn trọng. Con còn quá nhỏ, lần trước mẹ giấu em cho nó ăn bột đã nghẹn sặc 1 lần nguy hiểm lắm rồi. Em không thể để mẹ làm như vậy tiếp.
Còn nếu anh thấy việc em chăm con theo ý mình là hỗn xược, bất hiếu với mẹ anh thì em không còn gì để nói. Không cần anh phải giao trả, tự em sẽ đưa con về nhà ngoại’.
Ảnh minh họa
Mẹ chồng em ngồi đó cứ nghệt mặt. Biết con dâu tỏ thái độ gay gắt lắm rồi bà mới can không cho hai đứa lời ra tiếng vào nữa. Rồi bà cũng nhận rằng đúng là cách chăm cháu của bà có phần không hợp, bà sẽ chú ý, tôn trọng em hơn. Tóm lại có thể là bà chỉ nói thế để xoa dịu trận cãi vã của vợ chồng em, chứ thật lòng bà chưa hẳn đã nghĩ thế nhưng em vẫn thấy nhẹ dạ vì thể hiện rõ được quan điểm cho cả chồng với mẹ chồng biết. Còn không em sẵn sàng bế con đi. Chồng em nghe vợ tuyên bố rồi, không dám lớn tiếng nữa. Thật sự là mệt mỏi” .
Quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn chưa bao giờ là dễ dàng với bất cứ một cô gái nào khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, mối quan hệ ấy sẽ được vui vẻ hòa thuận nếu như người chồng biết đứng giữa phân xử đúng sai. Thật tiếc anh chồng trong câu chuyện trên lại không làm được thế mới dẫn tới xung đột gay gắt giữa vợ và mẹ. Hi vọng, qua sự việc này, anh sẽ biết nhìn nhận, giải quyết vấn đề xác đáng hơn để vợ mình đỡ phải chịu ấm ức thiệt thòi. Nhất là khi cô ấy còn đang nuôi con nhỏ.
Cơm canh chu đáo vẫn bị chê "không nấu được bữa nên hồn", vợ im lặng rồi thầm "trả đũa" ngoạn mục đúng 1 tuần sau khiến chồng tê tái
"Chiều qua đi làm về em phải vào viện thăm người ốm nên về muộn. Chồng về sớm cũng không nỡ cơm nước thay, em dựng xe lại vội vào bếp nấu lo cơm canh...", người vợ kể.
Khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân, phụ nữ luôn là người hi sinh, chịu nhiều thiệt thòi hơn. Tuy cũng đi làm, lo kinh tế như chồng song họ còn phải gánh thêm 1 trọng trách tề gia, nội trợ vun vén cuộc sống gia đình. Vậy nên hơn hết, bất cứ người vợ nào cũng cần được chồng quan tâm, trân trọng những hi sinh, vất vả của họ.
Nếu không may lấy phải người chồng vô tâm, không biết trân trọng công sức của vợ, phụ nữ sẽ mệt mỏi, thấy áp lực với cuộc sống vô cùng. Giống như tâm sự của một người vợ trong câu chuyện dưới đây.
Cô vợ kể: " Ngày trước em là con út trong nhà, được bố mẹ anh em chiều chuộng lắm, hầu như chẳng mấy khi phải vào bếp nấu cơm. Từ ngày lấy chồng, đời đúng là rẽ sang một trang khác, đi làm thì thôi, về nhà là cắm cổ lo cơm nước nhà cửa. Có điều trong mắt chồng, em vẫn như thể chỉ ăn chơi.
Bài chia sẻ của cô vợ
Em không dám nói sai, từ ngày cưới lão tới nay tính ra cũng 4 năm 9 tháng mà chưa bao giờ em được chồng rửa giúp cái bát, nấu hộ bữa cơm. Ngày khỏe cũng như ngày yếu, em tự phải vào bếp làm hết. Con cái cũng vậy, 2 đứa mình em chăm, chồng giống như vật trang trí trong nhà. Gọi là tới tháng đưa tiền chi tiêu quy định cho vợ là hết trách nhiệm.
Thời gian gần đây, chồng em còn sinh ra cái tính cấm cảu, hay cằn nhằn. Đi làm về chỉ việc tắm giặt ngồi vào mâm ăn thôi nhưng mười bữa tới 7, 8 bữa chê bai đồ vợ nấu. Mà rõ em cũng thuộc diện chịu khó nghĩ món đổi bữa, 1 tuần 7 ngày, không bao giờ ăn lại món. Nói thật, bản thân mình cũng đi làm ngày 8 tiếng, về nhà còn 1 núi việc nữa chứ nào được nghỉ ngơi. Thành ra nghe chồng càm ràm em cũng bực, bảo anh thích ăn thế nào, chủ động vào bếp đi đỡ vợ. Thế nhưng lão cau mặt quát luôn rằng là đàn ông không bao giờ có chuyện đeo tạp dề đứng bếp.
Chiều qua đi làm về em phải vào viện thăm người ốm nên về muộn. Chồng về sớm cũng không nỡ cơm nước thay, em dựng xe lại vội vào bếp nấu.
8h bưng mâm lên, vừa nhìn thấy đĩa thịt kho, trứng tráng chồng em cau luôn mặt: 'Lại thịt, một tuần mấy bữa thịt không chán hay sao mà cô suốt ngày bắt tôi ăn'.
Nghe chồng nói thật sự là em nản nhưng vẫn nhẹ nhàng giải thích thế mà lão còn lớn giọng tiếp rằng em lý do lý trấu, đã vụng còn lười. Mỗi việc nấu cho chồng bữa cơm thôi mà sao cũng làm không nên hồn'.
Đến đây thì sức nhẫn nhịn của em cán mốc luôn rồi. Không thể chịu đựng được hơn, đặt mâm cơm xuống bán, em bảo chồng em chỉ nấu được thế, anh ăn được thì ăn, không ăn thì thôi. Miệng nói, tay em lấy đồ cho 2 con ăn. Bát chồng để nguyên, em không xới cơm cho như mọi khi. Lão hằn học ngồi phòng khách, em cũng không gọi. Xong bữa em dọn mâm, coi như bữa tối ấy chồng em nhịn.
Sáng hôm sau, lão đói dậy sớm hơn mọi khi, giục vợ đi nấu đồ ắn sáng nhưng em tuyên bố thẳng thừng: 'Từ nay anh ăn ngoài quán cho ngon miệng. Em nấu ăn không ra sao, không phục vụ được khẩu vị của anh'.
Tối về em cũng không nấu nướng gì, đón các con về tắm giặt cho chúng xong em đưa về ngoại ăn. Đến giờ về ngủ, chồng gọi điện nhắn tin bảo về cơm nước em mặc kệ. 1 tuần trời bếp núc lạnh tanh, lão không còn cách nào khác buộc phải ăn ngoài hoặc gọi đồ ăn nhanh về nhà.
Ảnh minh họa
Ăn uống vất vưởng mấy ngày liên tiếp, chồng em không chịu được, chiều nay phải nhắn tin cho vợ: 'Vợ ơi, chiều về sớm nấu cơm cho anh ăn với. Anh biết là anh sai rồi. Em đừng giận anh nữa, cơm vợ nấu là ngon nhất. Từ hôm nay anh sẽ về sớm đỡ vợ việc nhà. Vợ chồng cùng nấu cơm cho vui nhé'.
Em không nhắn lại song nghĩ cũng thương hại nên lại về sớm, đi chợ nấu cơm để vợ chồng con cái quây quần. Chắc lần này lão được bài học nhớ đời rồi".
Trong cuộc sống hôn nhân, điều phụ nữ mong mỏi nhất chính là sự trân trọng công sức, cũng như những hi sinh của họ vì gia đình. Không được chồng tôn trọng, mọi cố gắng của họ giống như đổ sống đổ bể. Khi sự cam chịu vượt giới hạn, chắc chắn họ sẽ vùng lên. Khi ấy, các anh chồng đừng bao giờ than trách vợ mình không còn hiền thục, nhu mì như trước. Bởi vốn dĩ, phụ nữ nhẹ nhàng hay không đều phụ thuộc vào người đàn ông ở bên cạnh họ đấy cánh mày râu ạ.
Thầy giáo môn Toán đưa hẳn 4 bài tập về nhà, học trò đọc xong mà chỉ nghĩ về mẹ 'Bài tập về nhà bao gồm: Bài 1, Quét nhà. Bài 2: Rửa bát. Bài 3: Nấu một bữa cơm hoàn chỉnh. Bài 4: Làm một người con ngoan (vâng lời mẹ)' - Đó là toàn bộ bài tập về nhà, được thấy giáo ghi gọn gàng trên bảng đen, do bạn Quang Huy chia sẻ. Nhắc tới bài tập về nhà, học...