Giữa bất ổn, đại gia Việt vẫn thu đều ngàn tỷ
Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng, trái ngược hoàn toàn với các khu vực tại châu Á, khi mà mức tăng trưởng đều giảm. Sự phát triển theo hướng khác biệt này của Việt Nam liệu có bền vững hay chỉ là trong ngắn
Gần 3 tuần qua, cổ phiếu HPG của CTCP Tập đoàn Hòa Phát tăng khá mạnh, khoảng hơn 14%, từ mức 28.000 lên sát 32.000 đồng/cp. Nhờ đó mà ông chủ Trần Đình Long đã nhanh chóng vượt đại gia BĐS – nông nghiệp Đoàn Nguyên Đức, trở thành người giàu thứ hai trên TTCK, chỉ sau tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng.
Sở dĩ cổ phiếu Hòa Phát tăng mạnh trong bối cảnh thị TTCK Việt Nam ảm đạm là bởi doanh thu và lợi nhuận tăng vọt.
Trong quý II/2015, lãi sau thuế của HPG đạt hơn 1,24 ngàn tỷ đồng, tăng tới hơn 31% so với cùng kỳ năm trước, nâng lãi ròng trong 6 tháng đầu năm lên gần 1,9 ngàn tỷ đồng. Doanh thu thuần quý II đạt hơn 7,7 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 16%.
Như vậy, trái với những lo ngại về ảnh hưởng của một nền kinh tế thế giới bất ổn mà hàng loạt các cổ đông cũng như chính lãnh đạo DN này lo ngại, HPG đã ghi nhận quý kinh doanh tốt nhất từ trước đến nay.
Trong lĩnh vực săm lốp, trong 6 tháng, Cao su Miền Nam (CSM) chứng kiến doanh thu tăng 60%, lợi nhuận tăng 16%. Lợi nhuận của Cao su Đà Nẵng DRC cũng tăng ở mức tương tự, trong khi Cao su Sao Vàng SRC tăng hơn 40%,…
Nhiều doanh nghiệp BĐS, sau một thời gian khó khăn, cũng bắt đầu có lãi, thậm chí lãi to. CEO Group báo lãi ròng quý II tăng gần 3,5 lần so với cùng kỳ nhờ doanh thu tăng gấp đôi. Lũy kế 6 tháng, doanh thu tăng 3 lần, còn lợi nhuận tăng 4,6 lần. FLC Group cũng chứng kiến lãi ròng quý II tăng 3,4 lần so với cùng kỳ… Nhiều DN công nghiệp như Itaco cũng có lợi nhuận tăng 80%. Các DN dệt may tiếp tục tăng trưởng ấn tượng.
Video đang HOT
Nhìn tổng thể, có thể thấy ngoài sự khó khăn của một số DN nông thủy sản, một số DN thuộc lĩnh vực vận tải biển…, thì phần lớn các DN công nghiệp không phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu, đang phát triển khá ấn tượng.
Điều đó phần nào giải thích cho những nhận định của thế giới về kinh tế Việt Nam.
Ông Eric Sidgwick, tân Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sáng 22/9 nhận định rằng, Việt Nam đã bước vào quỹ đạo tăng trưởng cao trở lại. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ vượt kỳ vọng trong 2015 và 2016.
Tuần trước, Bloomberg đánh giá, Việt Nam là một trong những điểm sáng hiếm hoi còn sót lại của các thị trường kinh tế mới nổi, sẽ đứng vững trước bão kinh tế toàn cầu và khuyến nghị các nhà đầu tư xem xét rót tiền vào đây.
Trước đó, ông Glenn Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng ANZ, cũng cho rằng, Việt Nam đang ở trạng thái bình ổn một cách xuất sắc khi chống đỡ với suy thoái thương mại trong khu vực và là nền kinh tế duy nhất ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực về xuất nhập khẩu.
Thế giới bất định, Việt Nam là ngoại lệ?
Trong báo cáo Asian Development Outlook 2015 công bố sáng 22/9, ADB đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ mức 6,1% trong dự báo đầu năm lên 6,5% cho năm 2015 (6,6% năm 2016); lạm phát giảm từ 2,5% xuống còn 0,9% cho 2015 và mức 4% giữ nguyên cho 2016.
Như vậy, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trái ngược hoàn toàn với các khu vực tại châu Á, khi mà mức tăng trưởng đều giảm.
Các chuyên gia ADB cho rằng, triển vọng thương mại Việt Nam có thể trở nên ảm đạm nếu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc suy giảm.
Theo ADB, đó là do Việt Nam có sản lượng công nghiệp tăng mạnh, chi tiêu tiêu dùng tăng, tăng trưởng tín dụng vượt trội, FDI tăng, lạm phát được kiểm soát và ổn định kinh tế vĩ mô được cải thiện. Cụ thể trong 8 tháng, giải ngân FDI tăng lên tới 8,5 tỷ USD. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI cho thấy sản xuất mở rộng trong 24 tháng liên tiếp; tăng trưởng tín dụng nhiều khả năng vượt mục tiêu 13-15%,… Thời gian tới, các chính sách nới room chứng khoán và BĐS cũng sẽ góp phần nâng đỡ tăng trưởng.
Trên thực tế, các DN trong khu vực công nghiệp cũng như BĐS đã có những bước tăng trưởng khá ấn tượng. Chi phí kinh doanh giảm theo thế giới đã giúp không ít DN như thép Hòa Phát, cao su, BĐS,… hưởng lợi.
Tuy nhiên, cũng còn không ít mối lo. ADB cho rằng, triển vọng thương mại Việt Nam có thể trở nên ảm đạm nếu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc suy giảm. Giả cả hàng hóa thế giới giảm sẽ làm giảm kim ngạch xuất khẩu của một số hàng hóa chủ lực như dầu thô, nông sản. Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng lo ngại về khả năng cân đối ngân sách của Việt Nam và nợ công tăng nhanh.
Nhiều dấu hiệu cho thấy, kinh tế Việt Nam là điểm sáng so với thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung, lợi thế dường như vẫn là ngắn hạn. Việt Nam được đánh giá đang hưởng lợi do giá nguyên liệu đầu vào bao gồm xăng dầu ở mức thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ, thị trường vốn kém phát triển hơn nên ít chịu ảnh hưởng về dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). Ngoài ra, kinh tế Việt Nam cũng vừa thoát qua giai đoạn khó khăn của cuộc khủng hoảng 2008 và đang trong thời kỳ phục hồi.
Kinh tế thế giới được đánh giá ngày càng khó đoán định. Các nền kinh tế phụ thuộc ngày càng chặt chẽ nhau. Chính sách hỗ trợ hoặc những lợi thế cạnh tranh thông qua hỗ trợ, hay thúc đẩy xuất khẩu chỉ là ngắn hạn. Tăng trưởng nhờ vào hiệu quả đầu tư, từ đồng vốn của tư nhân cho tới nhà nước, chất lượng đầu tư cũng như khả năng cắt giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh mới là lâu dài.
Theo_VietNamNet
Thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc
Hơn 70 kiều bào đến từ gần 20 quốc gia trên thế giới vừa trở về Việt Nam tham gia Giỗ Tổ Hùng Vương và các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tất cả đều thể hiện tình yêu quê hương da diết và mong muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Đã thành thông lệ, hằng năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao đều tổ chức chương trình cho kiều bào tiêu biểu về dự Giỗ Tổ Hùng Vương. Chương trình năm nay được tổ chức đúng vào dịp cả nước kỷ niệm trọng thể 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trước khi dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, các kiều bào đã có một hành trình dài với hàng loạt hoạt động ý nghĩa như thăm Khu di tích lịch sử Truông Bồn, Kim Liên (Nghệ An); viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Quảng Bình); thăm Ngã Ba Đồng Lộc, thăm khu lưu niệm, viếng Đại thi hào Nguyễn Du (Hà Tĩnh)...
Bà con kiều bào tại Đền Hùng.
Sống và làm việc tại Bỉ gần 30 năm nay, bà Đào Thị Minh Hòa cho biết rất vinh dự khi được tham gia chương trình. Tuy cuộc sống còn những khó khăn nhất định nhưng các kiều bào Bỉ luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau ổn định cuộc sống, cùng hướng về quê hương thông qua các hoạt động từ thiện, đặc biệt là tham gia vào phong trào đấu tranh ngoại giao bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Bà cũng vô cùng vui mừng khi các chính sách mới của Đảng và Nhà nước cho phép kiều bào mang cả quốc tịch Việt Nam cũng như tạo điều kiện để kiều bào sở hữu nhà đất tại Việt Nam.
Sinh ra và lớn lên tại Thái Lan, đây là lần thứ hai chị Nghiêm Thị Tý về thăm đất mẹ. Dù vốn tiếng Việt hạn chế, vì sinh sống tại tỉnh Ubon Ratchathani không có nhiều người Việt, nhưng chị luôn một lòng hướng về quê hương. Nghẹn ngào trong nước mắt khi nhớ lại lời dặn của ba mẹ lúc còn sống, chị Tý cho biết: "Ba mẹ tôi luôn nhắc sau này khi có điều kiện phải về Việt Nam, nơi quê cha đất tổ. Về Việt Nam lần này đã giúp tôi cảm nhận rõ hơn tình cảm, sự tốt bụng của người Việt chúng ta, lại được gặp nhiều kiều bào đang sinh sống khắp nơi trên thế giới. Hơn một tuần tham gia chương trình, mọi người sống với nhau như một đại gia đình".
Là người con của quê hương đất Tổ, ông Tạ Quốc Huân trở về từ Czech khẳng định: Dù xa quê nhiều năm nhưng tấm lòng luôn hướng về đất nước Việt Nam thân yêu. Chứng kiến sự đổi thay của đất nước, tôi vô cùng tự hào. Trở về quê hương cùng các kiều bào và đồng bào cả nước thành kính tri ân các Vua Hùng chính là sự khẳng định dù đi đâu, ở đâu vẫn không thể quên nguồn cội.
Lần đầu tiên đến thăm quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Ngọc Cương, Phó Chủ tịch Hội đồng hương Hải Phòng tại Mátxcơva (LB Nga) rất xúc động. Anh mong bà con kiều bào cũng như đồng bào trong nước đồng lòng đoàn kết xây dựng Việt Nam ngày càng phồn thịnh "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" như tâm nguyện của Bác.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Vũ Hồng Nam cho biết: Đảng và Nhà nước luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc. Sự hiện diện của bà con kiều bào trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc đã khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự hòa hợp, đồng lòng giữa bà con người Việt ở trong và ngoài nước để đóng góp cho đất nước Việt Nam phát triển lớn mạnh. Đình Hiệp
Theo_Hà Nội Mới
Thi đua yêu nước - động lực phát triển ngành công thương Nhìn lại quá trình 65 năm xây dựng và trưởng thành, ngành công thương Việt Nam luôn tự hào về sự phát triển và khẳng định, công tác thi đua yêu nước luôn luôn là động lực thúc đẩy ngành công thương phát triển. 5 năm qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức...