Giữ vai chính trong hôn nhân
Chỉ một chút lơ là, chán nản, dễ dàng chùn bước khi gặp khó khăn hoặc khi hết mực tôn trọng chồng, vun vén cho gia đình bằng sự hy sinh và nhẫn nhịn không đúng cách, nhiều người vợ đã vô tình đánh mất ‘ vai chính’ trong hôn nhân.
Cái bóng bên chồng
Luôn song hành cùng chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc là cách để người vợ luôn giữ được “vai chính” trong hôn nhân. Ảnh minh họa từ internet
Yêu nhau 6 năm mới nên duyên, nhưng chỉ sau 10 năm chung sống, vợ chồng chị Hồng Tâm (ở phường An Thới, quận Bình Thủy) đã ly thân. Chị Hồng Tâm chia sẻ: “Anh ấy hơn tôi gần chục tuổi, nên trong mắt tôi, anh ấy vừa là chồng vừa là người anh giàu kinh nghiệm sống. Và tôi cũng quen được anh bao bọc nên cứ để anh quyết định mọi việc trong cuộc sống. Không ngờ chính thói quen này là một trong những nguyên nhân khiến tôi suýt đánh mất vị trí trong cuộc hôn nhân của mình”. Sau khi sinh con đầu lòng, chị Hồng Tâm tất bật chăm con. Trong khi đó, công việc thuận lợi, chồng chị liên tục được cấp trên cất nhắc. Nghe theo sắp xếp của anh, chị Tâm nghỉ việc, ở nhà chăm con và lo việc nhà. Hạnh phúc không bao lâu thì chồng chị vắng mặt trong bữa cơm gia đình ngày càng nhiều và thường xuyên về nhà trong trạng thái say xỉn. Chị nhắc nhở, khuyên anh giãn bớt các cuộc hẹn rượu chè, dành thời gian cho gia đình thì anh cho rằng chị “nhõng nhẽo”, không để anh yên tâm lo sự nghiệp. Cứ như vậy, dần dà chị Tâm sinh tâm lý chán nản, không màng nhắn tin, gọi điện cho anh như trước. Những cuộc trò chuyện, trao đổi giữa vợ chồng chị càng thưa thêm khi chị sinh con thứ 2. Khi con nhỏ được hơn 1 tuổi cũng là lúc chị Tâm hay tin chồng có người phụ nữ khác. Càng đau khổ hơn khi chồng đổ lỗi do chị không mặn mà với anh. Lúc này chị Tâm mới vỡ lẽ, chị đã hy sinh và nhẫn nhịn không đúng cách.
Không hoàn toàn phụ thuộc hết vào chồng như chị Tâm, nhưng chị Út ở quận Cái Răng cũng suýt đổ vỡ hôn nhân chỉ vì không có tiếng nói trong gia đình. Vợ chồng chị Út cưới nhau khi chị đã trót mang thai. Cũng vì vậy mà chị không được gia đình bên chồng coi trọng ngay từ những ngày đầu về làm dâu. Niềm vui của chị hoàn toàn gửi gắm vào chồng và đứa con trong bụng. Tuy nhiên, vì công việc, chồng chị Út hay vắng nhà, mọi việc liên quan đến gia đình nhỏ của chị đều do ba mẹ chồng và chồng chị tự ý quyết định khiến chị tủi thân. Tâm lý căng thẳng chất chứa ngày càng nhiều khiến chị bị trầm cảm, ít nói hơn. Điều đó càng khiến hôn nhân của chị ngày thêm lợt lạt.
Video đang HOT
Tự tin để giữ “vai chính”
Luật Hôn nhân và Gia đình Chương 3, Mục 1, Điều 17 quy định: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Mặt khác, trong hôn lễ truyền thống ở nhiều nơi, ông bà vẫn giữ nghi thức vợ chồng mới cưới cùng bái nhau sau khi lạy tổ tiên và bái ông bà, cha mẹ 2 bên. Điều này đồng nghĩa, cả trong văn hóa truyền thống lẫn pháp luật của xã hội hiện đại đều nêu cao quyền bình đẳng và tôn trọng nhau giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, chính vì cách nhận thức và thể hiện quyền bình đẳng này chưa thật sự hợp lý đã khiến nhiều hôn nhân lung lay.
Hụt hẫng và đau khổ nhưng biết chồng vẫn hết lòng lo cho các con dù bị chị phát hiện ngoại tình, nên khi chồng bất ngờ lâm bệnh nặng, chị Tâm không đành buông tay. Chị chăm sóc cho chồng đến khi anh có thể xuất viện rồi dắt 2 con đến nhà người quen ở quận Ninh Kiều thuê chỗ mua bán, bắt đầu cuộc sống ly thân. Lúc này chồng chị Tâm hối lỗi, kiên trì nối lại quan hệ suốt 2 năm, mong nhận được sự tha thứ. Chị Tâm chia sẻ: “Trong cuộc hôn nhân thất bại này, tôi có một phần lỗi vì không kiên trì thể hiện hết vai trò, trách nhiệm của “bà chủ nhà” nhưng tôi cần thêm thời gian để nhận định về tình cảm mà chồng dành cho tôi. Tôi cần thêm thời gian lấy lại bản lĩnh và sự tự tin để “đóng vai chính” nếu chúng tôi còn cơ hội”.
Còn chị Út, biết mình bị trầm cảm, chị âm thầm nhờ bạn bè chỉ dẫn, tìm đến bác sĩ tâm lý để điều trị. Nghe bác sĩ phân tích chị mới biết rằng, chính tính cách sống khép kín và tâm lý mặc cảm của bản thân đã khiến chị ngày càng thu mình lại với tất cả các thành viên trong gia đình. Chị được giải tỏa tâm lý này khi có sự thấu hiểu, đồng hành của chồng, với điều kiện, chị cũng tập chia sẻ thẳng thắn với chồng những suy nghĩ của bản thân. Chị Út cho biết: “Vì trầm cảm, tôi đã từng nghĩ chỉ có ly hôn, bỏ đi biệt xứ hoặc tự tử thì mới có thể giải thoát khỏi những vướng mắc trong lòng. Nhờ có sự động viên kịp thời của chồng, tôi vượt qua mặc cảm, tìm lại được niềm vui trong cuộc sống và công việc. Tôi tự tin thể hiện cách nghĩ của bản thân để gia đình hiểu tôi hơn”. Từ chỗ chỉ là một người sống âm thầm như một chiếc bóng trong nhà, chị Út giờ sôi nổi hơn, phát triển công việc mua bán và khéo léo tham gia vun vén việc nhà, chăm sóc con khỏe mạnh, ngoan ngoãn khiến ba mẹ chồng ngày càng coi trọng và yêu thương chị hơn.
Biết cách sử dụng quyền bình đẳng hợp lý, khẳng định vị trí “vai chính” trong hôn nhân được xem là cách người vợ thể hiện sự chủ động song hành cùng chồng trong quá trình vun đắp hạnh phúc. Vì vậy, một khi người vợ hoặc chồng từ chối “vai chính” bằng sự hời hợt, không tự tin thể hiện tình cảm và trách nhiệm của mình sẽ khiến hôn nhân dễ đi đến bờ vực đổ vỡ.
Điều phụ nữ sợ hãi nhất trong hôn nhân chính là ăn đời ở kiếp với người chồng vô tâm
Đàn bà chưa bao giờ sợ lấy chồng nghèo, họ chỉ sợ chồng cộc cằn, vô tâm mà thôi.
Hôn nhân đâu phải trò đâu, thích thì lấy mà chán thì buông bỏ cơ chứ. Nên xin đàn ông đừng khiến phụ nữ phải rơi nước mắt thêm nữa.
Trong hôn nhân, khoảng cách và sự vô tâm chính là thứ đủ sức để giết chết đi một tình yêu vốn đang mãnh liệt. Đàn ông họ vẫn thường nói với phụ nữ rằng kết hôn rồi mọi thứ sẽ màu hồng. Họ sẽ yêu thương, cưng chiều người vợ của mình. Nhưng rồi sự thật thì ngược hoàn toàn.
Thay vì được chồng coi trọng, tôn vinh thì phụ nữ phải ngụp lặn trong nước mắt khi chồng quá vô tâm. Lúc nào bỏ mặc vợ với những gánh nặng của cuộc sống.
Đàn ông biết không, phụ nữ vốn không sợ cô đơn, họ chỉ sợ ăn đời ở kiếp với người chồng vô tâm mà thôi. Bởi họ lấy chồng đâu phải chỉ cần cái danh phận trên giấy tờ rồi cô độc suốt những năm tháng còn lại đâu cơ chứ. Một đời dài lắm, yêu sai người là còn đáng sợ hơn cả sự cô đơn gấp nhiều lần.
Đàn ông họ rõ ràng biết bản thân vô tâm, nhưng họ không muốn thay đổi, lúc nào họ chỉ yêu bản thân mình. Họ sẵn sàng thốt ra những lời làm vợ tổn thương.
Đàn bà chưa bao giờ sợ lấy chồng nghèo, họ chỉ sợ chồng cộc cằn, vô tâm mà thôi. Hôn nhân đâu phải trò đâu, thích thì lấy mà chán thì buông bỏ cơ chứ. Nên xin đàn ông đừng khiến phụ nữ phải rơi nước mắt thêm nữa.
Phụ nữ lấy chồng cứ tưởng hạnh phúc, ai dè cười thì ít mà khóc thì nhiều. Sau đổ vỡ đàn ông còn làm lại được cuộc đời bởi đàn ông lúc nào dễ dàng thay lòng đổi dạ. Còn phụ nữ thì họ chỉ nhận về sự tổn thương và sợ đàn ông chẳng còn dám tiếp tục tin tưởng thêm một lần nào nữa.
Với phụ nữ thì gia đình, chồng con là vô cùng quan trọng. Thế nên mặc dù cô ấy hi sinh, cam chịu nhiều đến thế nhưng điều đó không có nghĩa là cô ấy chấp nhận sống cô đơn mãi bên người chồng không ra gì.
Nếu đàn ông đã hất đổ từng viên gạch mà phụ nữ cố vun đắp lên, nếu đàn ông biến hôn nhân thành nấm mồ thì chắc chắn phụ nữ sẽ rời đi để tìm hạnh phúc cho mình. Đàn ông có vợ ngoan không trân trọng thì tới khi mất đi cũng đừng van xin hay hối tiếc.
"Hoặc là vợ con, hoặc là người tình" Bản tính con người vốn tham lam, nhưng tham lam trong chuyện tình cảm thì cuối cùng chẳng ai được lợi, ngược lại sẽ tạo ra bi kịch cho nhiều người. Ảnh minh họa: Getty Images Ngày xưa bác không ủng hộ tình yêu này liền bắt con trai lựa chọn. Cậu ấy yêu mẹ, đề cao chữ Hiếu nên đành bỏ chữ...