Giữ lại thiên chức làm mẹ cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung
Sau ca phẫu thuật đặc biệt, các bác sĩ đã giữ lại thiên chức làm mẹ cho người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung.
Người phụ nữ ung thư khao khát được làm mẹ
Giữa cái nắng oi ả của Sài Gòn những ngày đầu hạ, cặp vợ chồng trung niên tìm đến khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung Bướu, TP HCM cầu cứu bác sĩ. “Sau khi mời họ ngồi, người phụ nữ vội mở lời, thưa bác sĩ em đọc báo và nghe mọi người nói khoa ở đây có mổ ung thư cổ tử cung nhưng vẫn sinh con được, bác sĩ giúp em với” – bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Văn Tiến, Trưởng khoa Ngoại 1 nhớ lại.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến cùng các đồng nghiệp trong cuộc mổ nội soi giữ chức năng sinh sản cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam
Qua nội dung trao đổi, được biết vợ chồng bệnh nhân quen nhau rất lâu mới quyết định tiến tới hôn nhân cách đây 1 năm. Sau khi dành dụm được một khoản tiền, họ quyết định có con. Khao khát được thực hiện thiên chức làm mẹ nhưng đã ở tuổi 40 với nhiều yếu tố nguy cơ trong quá trình sinh nở nên người vợ đã đi kiểm tra sức khỏe sinh sản. Điều không mong muốn đã xảy ra khi kết quả tầm soát phát hiện chị bị ung thư cổ tử cung.
Trước khi đến ung bướu, vợ chồng bệnh nhân đã tới một bệnh viện khác để thăm khám thì bác sĩ tư vấn sẽ thực hiện phương pháp mổ, cắt hết tử cung. “Em nghe nói Bệnh viện Ung Bướu có thể mổ mà vẫn sinh đẻ được, vợ chồng em trăm ngàn lạy nhờ bác sĩ cứu giúp”, BS Tiến kể lại người phụ nữ nghẹn ngào trước mặt bác sĩ, rơi nước mắt vì sợ bị cắt hết tử cung.
Video đang HOT
Cũng theo BS Tiến, qua hồ sơ bệnh án cho thấy, bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung giai đoạn IB1 với sang thương 1cm, trên MRI không phát hiện gì thêm. Ở giai đoạn như vậy bệnh nhân đang có đầy đủ tiêu chuẩn điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, với độ tuổi như trên khả năng đậu thai hơi khó. Sau khi giải thích những yếu tố nguy cơ, khả năng sinh con thấp… Bệnh nhân đồng ý tất cả miễn sao còn cơ hội có con dù là rất thấp.
Cuộc phẫu thuật đặc biệt giữ thiên chức làm mẹ cho người bệnh
Trong rat nhieu di chung ve the chat và tinh than mà bẹnh nhan ung thu phải chịu đung, mat đi thien chuc làm mẹ thuong là van đe lo lang nhat của nhung nguoi phụ nu khong may bị ung thu phụ khoa, nhat là ung thu co tu cung. Đoi voi họ, bảo ton chuc nang sinh sản rat quan trọng và tác đọng tam lý của viẹc mat đi khả nang nang sinh sản cũng khủng khiep nhu lan đau biet mình bị ung thu.
Sau hơn 5 giờ trong phòng mổ, các bác sĩ đã thành công trong việc giữ lại thiên chức làm mẹ cho người bệnh
Với kinh nghiệm đã từng thực hiện thành công 7 ca mổ cắt cổ tử cung tận gốc có bảo tồn chức năng sinh sản, các bác sĩ tự tin có thể mang lại cơ hội cho bệnh nhân. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tối ưu hơn, giúp người bệnh tăng khả năng có thai, sau giai đoạn nghiên cứu y văn các bác sĩ khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung Bướu, TP HCM quyết định thực hiện cuộc phẫu thuật bằng phương pháp nội soi.
Theo BS Văn Tiến, đây là kỹ thuật tiên tiến nhất không những có tính thẩm mỹ (không có sẹo mổ) mà còn làm tăng tỷ lệ đậu thai và sinh đẻ. Tuy nhiên phương pháp này chưa từng được thực hiện tại Việt Nam, mặt khác sự khó khăn, tỉ mỉ trong từng thao tác, đòi hỏi tay nghề rất cao của phẫu thuật viên.
Ngày 14/5, ca phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân đã được ê kíp các bác sĩ khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung Bướu thực hiện. Sau hơn 5 giờ căng thẳng trong phòng mổ, BS Nguyễn Văn Tiến cùng đồng nghiệp đã thực hiện thành công phương pháp nội soi cắt cổ tử cung tận gốc, nạo hạch chạu 2 ben đồng thời noi than tu cung vào am đạo, bảo ton được khả năng sinh sản cho bệnh nhân.
Theo BS Tiến, ngoài tính tham mỹ là khong thay sẹo mo, ít đau hạu phau, thoi gian nam viẹn ngan, ruọt và đuong tieu hoạt đọng tro lại som, ít nhiem trùng hạu phau, phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn còn làm tang tỷ lẹ thụ thai sau điều trị vì ít gay xo dính. Cuộc mổ đặc biệt trên đã mo ra trien vọng cho ngành phau thuạt ung thu phụ khoa của Viẹt Nam, vua đieu trị hiẹu quả mà van đảm bảo chat luong song cho bẹnh nhan sau đieu trị.
(Ảnh: BS Nguyễn Văn Tiến cung cấp)
Lần đầu tiên phẫu thuật nội soi thành công ung thư âm đạo '3 trong 1'
Cắt tử cung tận gốc, nạo hạch chậu, cắt toàn bộ đồng thời nối dài lại âm đạo là kỹ thuật phẫu thuật nội soi điều trị ung thư âm đạo "3 trong 1" lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.
Ảnh minh họa
Ngày 8-5, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - trưởng khoa ngoại 1 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết đơn vị vừa phẫu thuật nội soi "3 trong 1" thành công cho bệnh nhân N.N.T. (42 tuổi, quê Bình Dương) được chẩn đoán ung thư âm đạo.
Theo bác sĩ Tiến, trước đây khoa ngoại 1 phẫu thuật cắt tử cung, cắt toàn bộ âm đạo, kèm theo vét hạch chậu qua mổ hở đường bụng cho hàng trăm trường hợp điều trị ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, kỹ thuật phẫu thuật ung thư âm đạo "3 trong 1" này là lần đầu tiên khoa thực hiện và cũng là lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.
Trước đó bệnh nhân T. đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khám và được chẩn đoán ung thư âm đạo giữa với kích thước bướu khoảng 3x4 cm. Với vị trí ung thư này, bác sĩ Tiến khẳng định bệnh nhân bắt buộc phải được phẫu thuật. Nếu không sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh, khi khối bướu có khuynh hướng ăn lan sang trực tràng, bàng quang và niệu đạo.
Trải qua gần bốn giờ căng thẳng, kíp phẫu thuật khoa ngoại 1 phẫu thuật nội soi thành công khi cắt tử cung tận gốc, nạo hạch chậu 2 bên, cắt và nối dài âm đạo. Mặc dù trải qua ca mổ phức tạp, nhưng chỉ sau một ngày, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, đỡ đau hơn, vết mổ rất nhỏ bảo đảm tính thẩm mỹ. Hiện tại bệnh nhân đã ăn và đi lại bình thường.
Theo bác sĩ Tiến, điểm khó khăn giữa phẫu thuật nội soi "3 trong 1" này với phẫu thuật bình thường là do vị trí bướu âm đạo liên quan phức tạp với nhiều cơ quan quan trọng trong vùng chậu như bàng quang, niệu đạo, trực tràng... Và đây cũng là phương pháp điều trị gây tàn phá nhất cho bệnh nhân.
Nếu mổ lấy không đủ rộng, không đủ an toàn về mặt ung thư thì dễ tái phát, còn phẫu thuật triệt để trong những trường hợp bướu to, lan rộng thì cần phẫu thuật cắt âm đạo gần như hoàn toàn hay đoạn chậu (cắt toàn bộ các cơ quan trong vùng chậu).
"Với phương pháp phẫu thuật nội soi 3 trong 1 này, bệnh nhân ngoài điều trị được ung thư, còn được tái tạo âm đạo để duy trì cuộc sống tình dục bình thường cho các cặp vợ chồng", bác sĩ Tiến nói.
Ung thư âm đạo có xu hướng trẻ hóa
Ung thư âm đạo là bệnh lý hiếm gặp ở nữ giới, ước tính mỗi năm có chưa đến 1/100.000 người mắc bệnh và chiếm khoảng 2% trong các bệnh lý ung thư phụ khoa. Bệnh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi khoảng 50-60 và có xu hướng trẻ hóa, thường liên quan đến tình trạng nhiễm virus sinh u nhú ở người (human papillomavirus - HPV).
Đối với ung thư âm đạo, việc điều trị hiện nay được cá thể hóa cho từng bệnh nhân với 3 loại vũ khí gồm phẫu - xạ - hóa. Trong đó phẫu trị là vũ khí điều trị đầu tiên và quyết định sinh tồn cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu và bệnh nhân còn trẻ.
3 thách thức lớn với bệnh nhân ung thư trong đại dịch Covid-19 Theo chuyên gia, bệnh nhân ung thư là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất trong dịch Covid-19. Trong thời điểm dịch bệnh, bác sĩ đã ghi nhận một số chuyện đáng tiếc của bệnh nhân ung thư. Bệnh chuyển sang giai đoạn cuối Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết các bác...