Giữ khoảng cách thế nào để lái xe an toàn?
Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết vì sao phải duy trì một khoảng cách an toàn với chiếc xe đi trước và khoảng cách an toàn đó là bao nhiêu?
Những nhà sản xuất ô tô, những người ham mê tốc độ và những tạp chí ô tô thường thích nói về khả năng tăng tốc của một chiếc xe, nhưng khả năng phanh của một mẫu xe lại ít được bàn đến. Mặc dù, trong quá trình học lái xe, chúng ta đã được đào tạo phải giữ khoảng cách an toàn vì yếu tố này, nhưng dường như hầu hết chúng ta ít để ý đến vấn đề này khi di chuyển trên đường và điều này tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường.
Các chuyên gia giao thông ở Anh đã tính toán và thực nghiệm để tìm ra được những con số cụ thể về khoảng cách phanh ở nhiều vận tốc khác nhau dựa trên bảng dưới đây.
Như bạn thấy ở trên, khoảng cách phanh được chia làm hai phần – khoảng cách phản xạ phanh và khoảng cách đạp phanh. Khoảng cách phản xạ phanh là quãng đường đi được từ lúc chúng ta nhận thức ra sự nguy hiểm và phản xạ phanh ngay sau đó.
Khoảng cách đạp phanh là quãng đường từ lúc nhấn chân phanh tới khi xe dừng hẳn. Khoảng cách đạp phanh bị ảnh hưởng bởi tốc độ hơn khoảng cách phản xạ phanh – chênh lệch khoảng cách phản xạ phanh giữa vận tốc 50 và 120 km/h chỉ 15m trong khi khoảng cách đạp phanh chênh lệch tới 69m
Những yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách phanh
Tốc độ
Như bảng liệt kê phía trên, tốc độ càng cao thì khoảng cách phanh càng lớn. Cả hai chỉ số khoảng cách phản xạ phanh và khoảng cách đạp phanh đều tăng theo tốc độ. Đó là lý do tại sao những khu vực đông dân cư, thị trấn cần phải thiết lập giới hạn tốc độ để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Điều kiện đướng sá
Đướng ướt hay mặt đường băng tuyết sẽ làm tăng khoảng cách phanh, vì độ ma sát giữa lốp và mặt đường kém. Mặt đường trơn có thể làm chiếc xe bị trượt hay trôi trên đường. Trong điều kiện này, khoảng cách đạp phanh có thể tăng lên gấp 10 lần bình thường.
Video đang HOT
Khả năng nhận thức của lái xe
Lái xe trong khi say rượu là một trong những hành vi phạm pháp. Chất cồn trong rượu sẽ làm giảm khả năng nhận thức và làm tăng thời gian phản ứng của lái xe. Vì vậy khoảng cách phanh cũng dài hơn bình thường. Ngoài ra, lái xe trong trạng thái cơ thể mệt mỏi cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng nhận thức của lái xe, nhất là với những lái xe đường dài.
Lốp xe
Yếu tố đầu tiên khi nhắc đến lốp là chất lượng của chúng, nói chung lốp càng cao cấp sẽ giúp cho khoảng cách phanh cải thiện tốt hơn. Trong các nghiên cứu chỉ ra rằng, khác biệt khoảng cách phanh giữa lốp tốt nhất và tệ nhất bất kể thể loại lốp nào đều lên tới 4,6m.
Yếu tố thứ hai là tuổi thọ của lốp, hầu hết các lốp xe đều có vạch báo độ mòn của lốp nằm giữa các rãnh lốp và cao 1,6mm. Nếu bộ lốp đã mòn dưới hoặc tới mức này, khả năng ma sát của bộ lốp sẽ giảm đáng kể, dẫn đến khoảng cách phanh bị tăng thêm.
Một điều quan trọng nữa, đó là duy trì áp suất lốp đúng tiêu chuẩn, sẽ tận dụng được tối đa khả năng ma sát của bộ lốp.
Bản thân chiếc xe
Một chiếc xe luôn được duy trì một trạng thái ổn định trong điều kiện vận hành tốt nhất sẽ đảm bảo quãng đương dừng xe ngắn nhất. Ví dụ, một tấm kính chắn gió bẩn sẽ chắn bớt tầm nhìn của bạn, một bộ phanh bảo trì kém sẽ mất nhiều thời gian để dừng hẳn chiếc xe, hay bạn sẽ mất phương hướng khi đi trong trời tối với một bộ đèn pha bẩn hoặc chiếu sáng lung tung.
Sự phân tâm
Bất cứ thứ gì khiến bạn phân tâm khi lái xe cũng làm khoảng cách phản xạ phanh của bạn
Theo Giaothong
Kinh nghiệm "vàng" khi lái xe mùa mưa bão
Sau những ngày nắng nóng đỉnh điểm, không tránh khỏi những ngày mưa to gió lớn. Điều này có thể gây nên những bối rối đối với các bác tài, nhất là với tài mới.
Khi mùa mưa bão ở miền Bắc đang đến rất gần, những kinh nghiệm lái xe dưới đây sẽ giúp bác tài và xế yêu an toàn, khỏe mạnh trên mọi chặng đường.
1. Theo dõi thời tiết, lựa chọn cung đường
Điều đầu tiên, các chuyên gia khuyên bạn nên theo dõi thời tiết hàng ngày, trước khi tham gia giao thông và thuộc nằm lòng các cung đường dễ bị ngập lụt trên hành trình của mình. Việc né các cung đường lụt, thấp, ngập, tắc... luôn là lựa chọn hàng đầu cho các bác tài, mặc dù có thể sẽ phải đi xa hơn.
2. Kiểm tra hệ thống an toàn xe
Hãy luôn đảm bảo hệ thống phanh, đèn và cần gạt nước của xe đang hoạt động tốt. Bạn nên thay cần gạt nước mưa cho xe ít nhất 1 lần/năm và thay lốp mới sau mỗi 40-50 nghìn km. Việc bảo dưỡng định kỳ các bộ phận khác của xe sẽ giúp bạn không bị lâm vào tình cảnh "chết đứng" giữa đường khi có tình huống đột ngột xảy ra.
3. Lau sạch kính chắn gió:
Điều này sẽ luôn đảm bảo cho tầm nhìn của bạn được tốt nhất khi tham gia giao thông, đồng thời việc lau chùi thường xuyên cũng sẽ giúp cho lớp kính của bạn luôn được sáng bóng như mới. Khi mưa to, bạn cũng nên để chế độ cần gạt nước để đảm bảo cho tầm nhìn không bị nước cản trở.
4. Đi chậm, đảm bảo khoảng cách an toàn
Khi đi giữa trời mưa bão, bạn nên giữ tốc độ và khoảng cách an toàn với những xe đi trước. Nên đi chậm hơn so với bình thường một chút vì trời mưa sẽ làm cản tầm nhìn của bạn, việc đi chậm sẽ giúp bạn xử lý các tình huống tốt hơn. Thêm nữa, hãy gia tăng khoảng cách với các xe vì trời mưa, đường dễ trơn trượt, các tình huống ngoài dự đoán hoàn toàn có thể xảy ra và đây là cách để bạn tự phòng bị cho mình.
5. Bật đèn pha
Việc bật đèn pha giữa lúc mưa to sẽ giúp những xe khác dễ quan sát thấy bạn hơn, đặc biệt là những xe chạy ngược chiều.
6. Tránh đi sát xe tải, xe bus:
Điều này sẽ giúp xe của bạn khỏi bị tạt nước vào kính chắn gió.
7. Tránh phanh gấp
Tránh phanh gấp, đặc biệt khi xe của bạn không có ABS, không dùng phanh tay khi xe bị trượt. Việc đi chậm như kinh nghiệm kể trên sẽ giúp bạn giảm thiểu được việc phải sử dụng phanh gấp khi đường trơn trượt mà vẫn đảm bảo an toàn.
8. Quan sát xe đi trước, lựa chọn làn giữa:
Làn giữa thường là làn có vị trí cao nhất, trong khi những làn xe 2 bên thường có những chỗ trũng. Việc quan sát và đi theo dấu của xe đi trước tại làn giữa sẽ giúp xe của bạn tránh được những rủi ro không đáng có.
9. Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh
Trời mưa sẽ khiến nhiệt độ bên trong xe và bên ngoài chênh lệch, gây ra hiện tượng mờ kính nên bạn cần điều chỉnh máy lạnh nhiệt độ lớn để cân bằng nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài, nó sẽ làm sương trên kính biến mất, cải thiện được tầm quan sát và tránh được các va chạm không đáng có với phương tiện khác.
Theo Nguoiduatin
Quy tắc hành xử chuẩn mực nào cho tài xế trên đường? Khi tham gia giao thông, tài xế ôtô cần chuẩn bị cho mình nhiều kỹ năng mà trường dạy lái không đào tạo, cả về thái độ lẫn khả năng xử lý tình huống Chỉ sử dụng đèn sương mù khi có sương mù. Ánh sáng không cần thiết từ đèn sương mù có thể khiến tài xế xe ngược chiều phân tâm....