Giữ hay ‘thả’ con khi môi trường bất an?
Cấm cửa con sẽ cô đơn, để tự do sợ chúng nhiễm thói xấu. Một mùa hè sắp tới gần, nhiều cha mẹ khốn khổ tính toán sân chơi cho trẻ, mâu thuẫn trong nhiều gia đình cũng xuất phát từ đây…
Dành dụm mua được căn nhà sâu trong hẻm, chị Hoài mừng rơi nước mắt vì thoát kiếp sống trọ. Nhớ thời gian ở nhà thuê mà hãi. Điệp khúc tìm nhà, dọn nhà, đi kiếm nhà mới… cứ lặp đi lặp lại, ám ảnh trong cả những giấc mơ. Nhưng từ lúc an cư, vợ chồng chị lại đau đầu với vấn đề mới. Sinh hoạt của người dân nơi đây quá phức tạp. Con nít thì văng tục chửi thề. Cấm cửa con sẽ cô đơn, để tự do sợ chúng nhiễm thói xấu. Vợ chồng chị cứ hục hặc vì không đồng thuận chuyện giữ con trong nhà hay cho ra ngoài chơi.
Môi trường nông thôn hay thành thị cũng có cả tốt và xấu với con trẻ
Mỗi lần đứa con trai sáu tuổi ra ngoài xóm chơi bị mẹ kéo về là y như rằng chồng chị “ca” bài ca không được “úm” con. “Con nít phải được tự do mới phát triển. Môi trường nào mà không có cái tốt lẫn cái xấu. Nuôi dạy con đúng cách thì chúng sẽ biết tránh cái bậy. Giữ kỹ quá con sẽ khờ”. Chị ấm ức, xung quanh đầy người say xỉn, hút chích, ăn nói bạt mạng. Có khi sáng ra cửa thấy kim tiêm nằm lăn lóc, lỡ con lấy làm đồ chơi hay giẫm phải thì sao?
Môi trường thành thị bây giờ quả thật không an toàn cho trẻ. Biết bao nguy cơ khi để con một mình khám phá cuộc sống bên ngoài. Quanh các ngõ hẻm, buổi trưa luôn thấy trẻ con đầu trần dang nắng rong chơi. Buổi chiều, các bé trai chia nhóm đá banh, đá cầu ở vỉa hè, trong lúc xe cộ lưu thông dày đặc dưới lòng đường. Trẻ ham chơi, chạy theo trái banh lăn, chỉ cần mất cảnh giác một giây là có thể gặp sự cố.
Không sân chơi lành mạnh, cũng chẳng đủ không gian xanh để các con tung tăng, cho chúng ra đường mà không có người lớn đi cùng đồng nghĩa với việc để con đối mặt với nạn lừa gạt, bắt cóc, rủ rê làm chuyện xấu. Kể cả có công viên xanh, liệu ai dám “thả” con một mình ở đó?
Hạn chế để con ra đường thì chỉ còn cách giữ chân chúng trong nhà. Điều này tạm ổn đối với những gia đình có điều kiện thuê người giúp việc, trông trẻ. Nhưng cũng không ít những đứa trẻ phải ở nhà một mình. Khi đó, các cháu đối diện hàng loạt nguy cơ về rò rỉ điện, gas… Nguy cơ này còn có thể đến từ nhà hàng xóm, trở thành tai nạn thụ động, không thể lường trước.
Buổi trưa, có những khu phố, chung cư ít thấy bóng dáng người lớn. Trẻ em tan trường, tự về nhà ăn uống, nghỉ ngơi. Các học sinh cấp II, cấp III đôi lúc còn phải chăm sóc những đứa em nhỏ trước khi trở lại trường cho buổi học chiều. Không người nhắc nhở, các cháu tha hồ múa gậy, rượt đuổi, trượt tay vịn cầu thang… Nếu chẳng may có điều bất ổn cũng khó ai giúp đỡ kịp thời.
Video đang HOT
Ai chẳng muốn con trẻ tự do chạy nhảy
Khi những đứa trẻ lớn trở lại trường, vài trẻ nhỏ ngồi thừ một mình sau ô cửa đã được khóa ngoài. Đó là những đứa trẻ có thể vì điều kiện kinh tế gia đình nên chưa được đến trường mầm non. Các cháu mở ipad, xem ti vi hoặc lẳng lặng với mớ đồ chơi bừa bộn khắp sàn. Có đứa tí tuổi đã sử dụng nhuần nhuyễn điện thoại thông minh, tìm chương trình giải trí trên mạng còn rành hơn cha mẹ. Ai không xót xa khi bị hỏi tại sao lại để con ở nhà một mình.
“Nhốt” bọn trẻ không hề an toàn và như thế là cầm tù tuổi thơ của chúng. Một mình quá lâu, các con sẽ thụ động, nhút nhát, ngại giao tiếp. Nhưng bên ngoài không an toàn, đành phải giới hạn sự tự do của chúng.
“Thả” một lần, suýt hại đời con
Con gái chị Thành xin đi dự tiệc sinh nhật. Tiệc tổ chức buổi trưa, có cả anh họ của con tham dự nên gia đình không lo gì. Tàn tiệc, mọi người nhanh chóng về. Anh họ đưa bạn gái về trước rồi quay lại đón con gái chị sau. Chủ nhân của bữa tiệc cùng trang lứa anh họ, ngoài hai mươi, lớn hơn con gái chị nhiều. Đám bạn của anh ta tám người, tất cả nồng nặc mùi rượu, ở đâu kéo đến khui bia làm “tăng hai”. Họ trêu ghẹo, sàm sỡ rồi tống con vào phòng định giở trò. Con gái kêu cứu nhưng không ai nghe thấy. May sao có anh nhân viên ghi điện ghé nhà đúng lúc. Anh tri hô hàng xóm đến tóm bọn hư hỏng giao lên phường.
Sau bữa tiệc sinh nhật ám ảnh, con gái chị sống khép kín. Hình minh họa
Điều tệ hại chưa xảy ra nhưng con gái chị đã hoảng sợ và sống khép kín một thời gian dài. Gia đình quản rất kỹ, chỉ một lần lơ là mà suýt hại đời con.
Việt Quỳnh
Theo phunuonline.com.vn
Mối tình định mệnh 20 năm sau lời hứa từ thời mẫu giáo: "Lớn lên sẽ cưới cậu"
Có những mối tình theo chúng ta từ thời còn thơ bé, trở thành những ký ức đẹp trong mỗi người. Thế nhưng để những lời hứa khi còn con trẻ trở thành sự thật khi lớn lên lại không phải việc dễ găp.
Cậu bé Matt Grodsky và cô bé Laura Scheel gặp nhau lần đầu tiên là tại trường mầm non, mặc dù mới vẫn còn bé nhưng ngay từ ngày gặp gỡ đó Matt đã đem lòng cảm mến cô bé cùng lớp. Matt vẫn còn nhớ nhất khi đó, anh đã đứng giữa cửa lớp dõng dạc tuyên bố: Lớn lên sẽ cưới cậu - Laura.
Và tất nhiên, chẳng ai nghĩ rằng họ sẽ còn giữ liên lạc đến sau này, hầu hết đều nghĩ rằng lớn lên rồi mọi người sẽ quên đi cả những người bạn cũ, chứ chưa nói đến là người mình thương mến.
Lần đầu tiên gặp gỡ cả hai mới chỉ có 3 tuổi
Vậy mà duyên số đã định, sau hơn 10 năm họ lại gặp nhau nhờ vào một số bạn bè cũ. Cả hai nhanh chóng trúng tiếng sét ái tình và họ đã hẹn hò chỉ chưa đầy hai tuần sau đó. Hiện tại, Matt quyết định thực hiện lời hứa năm xưa và sau 20 năm, cuối cùng họ đã trở thành vợ chồng. Đây thật sự là một câu chuyện tình lãng mạn. Những tình tiết tưởng như chỉ có trong tiểu thuyết nhưng lại hoàn toàn có thật với Matt và Laura.
Sau 20 năm thử thách, chắc chắn tình yêu của họ sẽ vô cùng bền vững và họ sẽ có cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Tháng 5/2015, Matt quyết định trở về ngôi trường mẫu giáo cũ - nơi mọi chuyện bắt đầu để cầu hôn Laura.
Họ đã có một cái kết thật viên mãn
Theo eva.vn
Vợ tôi ngoại tình với lái xe của giám đốc Tôi nghi ngờ vợ và có đề phòng chuyện cô ấy sẽ cặp kè, có điều không ai ngờ vợ lại ngoại tình với người lái xe cho giám đốc. Hình ảnh minh họa Vợ chồng tôi cưới nhau được 10 năm, có một đứa con gái một bé trai, kinh tế và công việc tạm ổn. Ai nhìn vào cũng nghĩ gia...