Giữ gìn thương hiệu giò chả Trai Trang
Những ngày này, bà con sản xuất giò chả ở thôn Trai Trang (thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) làm việc trong không khí phấn khởi bởi ‘ giò chả Trai Trang’ đã chính thức có nhãn hiệu tập thể.
Đây là niềm vui lớn và người làm giò chả đang nỗ lực để giữ gìn thương hiệu, bảo vệ nghề truyền thống của cha ông.
Sản phẩm giò chả Trai Trang đã được công nhận nhãn hiệu tập thể.
Trai Trang là làng nghề truyền thống chế biến lương thực, thực phẩm và kinh doanh tổng hợp vốn nổi tiếng với sản phẩm giò chả. Để hỗ trợ thôn Trai Trang tạo lập, phát triển nhãn hiệu tập thể “Giò, chả Trai Trang”, năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đã trình UBND tỉnh quyết định thực hiện dự án “tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Giò chả Trai Trang dùng cho các sản phẩm giò, chả của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên”.
Sau hơn 1 năm thực hiện, đến nay nhãn hiệu tập thể “Giò chả Trai Trang” đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, đã có 20 hộ sản xuất kinh doanh giò chả được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Giò chả Trai Trang”.
Ông Ngô Quang Thiệu, Chủ tịch UBND thị Trấn Yên Mỹ cho biết, nghề làm giò chả thôn Trai Trang phát triển từ những năm 60 của thế kỷ trước. Toàn thôn hiện có hơn 40 hộ làm nghề với sản lượng trung bình mỗi hộ 50 kg giò, chả thành phẩm mỗi ngày. Trong thời gian qua, người làm giò, chả ở thôn Trai Trang mới chỉ chú tâm đến việc làm sao cho sản phẩm được ngon và vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa chú ý đến phát triển thương hiệu. Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể “Giò chả Trai Trang” có ý nghĩa quan trọng đóng góp cho việc phát triển kinh tế – xã hội tại thị trấn Yên Mỹ.
Sản phẩm chả mỡ luôn hút khách.
Ông Nguyễn Bá Thủy, chủ cơ sở sản xuất giò chả Thủy Bạch ở thôn Trai Trang cho hay, kể từ khi nghề giò chả được công nhận nghề truyền thống vào năm 2007, các hộ sản xuất đã đưa trang thiết bị máy móc vào sử dụng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Với việc được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể, các hộ sản xuất rất phấn khởi, bởi từ đây sản phẩm của làng nghề truyền thống đã được bảo hộ về mặt pháp lý, mở ra cơ hội mới cho nghề làm giò chả.
“Sản phẩm của chúng tôi không những được tiêu thụ tại địa bàn tỉnh mà còn đưa sang các tỉnh bạn, thậm chí gửi sang nước ngoài làm quà biếu. Sản phẩm cũng đã có mặt tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học. Chính bởi lẽ đó, chúng tôi rất cần có thượng hiệu, được bảo hộ để làm cơ sở pháp lý quảng bá sản phẩm ra thị trường và tiếp cận với các thị trường khó tính”, ông Nguyễn Bá Thủy nói.
Ông Trần Tùng Chuẩn, giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên khẳng định: việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể “Giò chả Trai Trang” để tăng uy tín, tránh tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng lấy danh nghĩa giò chả Trai Trang làm ảnh hưởng tới uy tín của làng nghề truyền thống. Đồng thời, có sự liên kết sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Từ đó, tạo cơ hội cho làng nghề tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững.
Tiếng lành đồn xa
Video đang HOT
Nguyên liệu chính làm giò chả được nhập từ thịt lợn của các hộ nuôi trong làng.
Từ 3 giờ sáng, chị Đỗ Thị Thúy ở thôn Trai Trang, thị trấn Yên Mỹ đã thức dậy để đi gom thịt của các hộ dân nuôi lợn trong làng mổ bán. Bằng kinh nghiệm được truyền lại từ gia đình, chị Thúy lựa những miếng thịt tươi, còn hơi ấm của lợn vừa được mổ. “Thịt lợn mổ ra phải được làm ngay mới đảm bảo độ tươi, dẻo, giò mới ngon. Đó là bí quyết của người làm giò chả Trai Trang”, chị Thúy cho biết.
Trong khi chị Thúy đi gom thịt lợn thì những người còn lại trong gia đình cũng bắt đầu thức giấc, kiểm tra lại máy móc và lau chùi dụng cụ thêm một lần nữa. Ông Đỗ Văn Kền, bố của chị Thúy là người có kinh nghiệm làm giò chả lâu năm cho biết, dụng cụ làm giò chả phải được rửa sạch, lau khô tránh vi khuẩn, nếu không đảm bảo vệ sinh, giò nhanh bị hỏng và dễ ôi thiu.
Cùng với nước mắm vừa đủ, thịt lợn sau khi xay mịn được gói cẩn thận bằng lá chuối rồi cho vào luộc. Đến khi mặt trời mọc cũng là lúc trong bếp mùi giò luộc chín thơm nức. Những cây giò nóng hổi được vớt ra bốc khói nghi ngút trên mẹt đón chào một ngày mới. Sau khi đã chia đủ cho các khách đặt trước, phần còn lại chị Thúy mang ra chợ bán phục vụ bà con trong vùng.
Nhờ có nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, người dân nơi đây đã tạo ra món giò có hương vị đặc trưng.
Tại làng nghề tổng hợp Trai Trang, nguyên liệu chính làm giò chả được nhập từ thịt lợn của các hộ nuôi trong làng. Ở đây, người làm giò chả và người nuôi lợn có sự liên kết chặt chẽ, trở thành chuỗi sản xuất từ trang trại đến bàn ăn. Nhờ có nguyên liệu đạt tiêu chuẩn, người dân nơi đây đã tạo ra món giò có hương vị đặc trưng. Giò chả ở Trai Trang không cần quảng cáo, khách hàng khắp nơi nghe danh tiếng vẫn đến đặt mua. Đặc biệt, từ sau khi giò chả Trang Trang được chứng nhận nhãn hiệu tập thể, sản phẩm ngày càng hút khách.
Ông Đỗ Văn Kền cho biết, kể từ khi giò chả Trai Trang được cấp nhãn hiệu, khách đến đặt hàng nhiều hơn, đặc biệt là các bếp ăn tập thể của các trường học, công ty. Trung bình mỗi ngày gia đình cung cấp khoảng 100 kg thành phẩm ra thị trường.
Theo chị Nguyễn Thị Lương, chủ cơ sở giò chả Lương Thịnh, thôn Trai Trang, thị trấn Yên Mỹ, ở Hưng Yên nhắc đến giò chả không thể không nhắc tới giò chả Trai Trang bởi sản phẩm đã có tiếng từ lâu. Từ khi được công nhận nhãn hiệu tập thể, giò chả Trai Trang càng được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và đặt mua.
“Gia đình tôi có thời điểm khách đặt đông không đủ bán, trung bình mỗi ngày tiêu thụ trên dưới 100 kg, khách chủ yếu là các bếp ăn của các công ty”, chị Lương nói.
Giữ chữ tín
Giò được gói trong lá chuối đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bà Nguyễn Thị Liên, người được truyền nghề giò chả lâu năm ở thôn Trai Trang cho biết, người Trai Trang luôn quan tâm đến chữ tín, chính vì thế nguyên liệu là khâu được lựa chọn cẩn thận nhất. Muốn giò ngon thì phải làm từ thịt nạc, không pha trộn và không có chất bảo quản. Khi xay thịt phải mịn thì giò mới ngon.
Bà Liên cũng cho biết, kể từ khi giò chả Trai Trang được công nhận nhãn hiệu tập thể, gia đình bà cũng như các hộ làm giò chả trong thôn càng phải chú trọng chất lượng để giữ uy tín. “Có như vậy mới đảm bảo lâu dài. Người tiêu dùng giờ rất sành ăn, sản phẩm kém chất lượng họ sẽ chỉ mua 1 lần”, bà Liên nói.
Một công đoạn làm giò chả của người dân Trai Trang.
Ông Đặng Xuân Lương, Chủ tịch UBND huyện Yên Mỹ khẳng định, danh tiếng của sản phẩm giò chả Trai Trang đã được những thế hệ đi trước để lại, hiện nay được xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Đây là niềm tự hào và nghĩa vụ, trách nhiệm lớn của người dân thị trấn Yên Mỹ nói riêng và huyện Yên Mỹ nói chung.
Theo ông Đặng Xuân Lương, việc xây dựng nhãn hiệu là sự đánh dấu, khẳng định tên thương hiệu sản phẩm Giò chả Trai Trang được lưu thông một cách hợp pháp và được pháp luật bảo hộ, tránh tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn vào làm giảm uy tín và danh tiếng của sản phẩm.
Tuy nhiên, đây mới là sự khởi đầu, còn việc xây dựng, duy trì thương hiệu là cả một quá trình khó khăn, lâu dài. Chính vì vậy, việc gìn giữ và phát triển thương hiệu đòi hỏi các hộ sản xuất phải hết sức cẩn trọng và giữ được niềm tin của người tiêu dùng.
Chủ tịch UBND huyện Yên Mỹ đề nghị các hộ sản xuất cần thấy rằng uy tín, danh tiếng nhãn hiệu tập thể “Giò chả Trai Trang” là tài sản chung của tất cả các hộ sản xuất. Vì vậy, các hộ kinh doanh phải luôn có ý thức giữ gìn đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao giá trị thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Nếu chưa biết hôm nay ăn gì, cứ nhìn những mâm cơm này của Bích Phương để có thêm gợi ý
Không chỉ những sao Việt đã có gia đình thích khoe cơm ngon canh ngọt, mà ngay cả những nghệ sĩ trẻ cũng thường xuyên review những mâm cơm độc đáo do tự tay mình làm.
Và Bích Phương là một trong số đó, mặc dù chưa có gia đình nhưng nữ ca sĩ thường xuyên khoe trên trang cá nhân những mâm cơm mộc mạc giản dị chuẩn người vợ đảm đang.
Chẳng phải những món ăn đắt tiền xa hoa gì cho cam, những mâm cơm của Bích Phương đều là những món thuần Việt đậm chất dân dã nhưng ăn lại rất "đưa cơm".
Cô nàng rất chăm khoe những món ăn mình nấu lên mạng xã hội. Thậm chí cô còn có cả series clip nấu ăn để thỏa mãn đam mê nội trợ của mình.
Mâm cơm đơn giản với canh mồng tơi nấu tôm, trứng rán hành, giò chả và chút cà muối.
Canh chua, thịt bò xào, trứng rán nhìn thôi cũng đã thấy phát thèm rồi.
Những hôm nào mà lười nấu thì chỉ cần 1 đĩa chả, trứng luộc dầm nước mắm là cũng đủ đánh bay 2 bát cơm rồi nhỉ?
Bích Phương hẳn là một người rất thích ăn trứng, bởi hầu như mâm cơm nào của cô cũng có món trứng được chế biến nhiều cách khác nhau, ăn vừa ngon lại không bị ngán.
Mâm cơm này đã đủ tiêu chuẩn làm con dâu nhà người ta chưa?
Với những hôm bận rộn thì chỉ cần một đĩa mì xào ăn kèm với trứng ốp la là cũng đủ cho bữa tối no nê.
Bữa cơm vô cùng tươm tất với 3 món mặn, một món canh của giọng ca "Bao giờ lấy chồng".
Một khúc cá kho, đậu rán, nem, canh rau củ nấu... bấy nhiêu đây đã đủ mê chưa?
Thịt kho tàu ăn cùng canh trứng nấu cực kỳ "đưa cơm" mọi người nhé!
Khoe những mâm cơm tự tay mình nấu quả thật là cách "thả thính" cao tay khi đánh trúng tâm lý của các ông chồng tương lai
Xôi hấp chả quê Giò chả là loại thực phẩm rất đặc trưng rất "Việt Nam". Có lẽ, khởi nguồn của món giò chả là giò lụa (chả lụa). Nhưng từ đó, người ta còn làm thêm nhiều loại khác như chả chiên, chả quế, chả cây... Tất cả đều từ thịt heo đơn thuần. - 500g thịt thăn heo - 1 thìa cà phê bột quế...