Giữ chút hồn xưa cầu Phú Long
Cây cầu 106 tuổi không chỉ nối vùng đất Sài Gòn – Gia Định với vùng cây trái Lái Thiêu – Bình Dương mà còn nối thời gian, lịch sử và nối con người với con người.
Ngày 20-4 tới đây, cầu Phú Long – 106 tuổi sẽ được tháo dỡ. Đây là cây cầu sắt lâu đời nhất nối vùng Sài Gòn – Gia Định với vùng đất cận kề Lái Thiêu – Bình Dương. Cây cầu là “nhân chứng” nối con người ở hai vùng đất với nhau qua cách nói của người bên này qua thì bảo “Đi Lái Thiêu”, còn người ở bên kia lại thì bảo “Đi Sài Gòn”.
Lịch sử đường sắt Sài Gòn – Gia Định cho hay, cầu Phú Long là nhịp nối của tuyến đường sắt từ Sài Gòn đi Lộc Ninh được người Pháp xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ trước.
Tuyến đường sắt này chạy từ ga Sài Gòn (khu vực công viên 23-9 và giờ đang là đại công trường xây dựng ga trung tâm đầu mối các tuyến metro của TP) sau đó nó đi vòng bên hông Nhà hát TP, ra đường Hai Bà Trưng, quẹo sang hướng đường Bùi Hữu Nhĩa, nối quận 1 với Bình Thạnh bằng cầu Sắt Đa Kao (để phân biệt với cầu Đa Kao bằng bê tông cốt thép mà sau này gọi là cầu Bông).
Cầu sắt Đa Kao xưa là cầu nằm trên tuyến đường sắt Sài Gòn – Lái Thiêu – Lộc Ninh.
Đến khoảng năm 1994 -1997 cầu sắt Đa Kao được tháo dỡ để xây cầu bê tông cốt thép mới (mà nay gọi là cầu Bùi Hữu Nghĩa).
Các hình ảnh xưa cho thấy, sau khi vượt qua cầu sắt Đa Kao, tuyến đường sắt đi tiếp trên đường Bùi Hữu Nghĩa hiện nay để ra chợ Bà Chiểu.
Tàu lửa xưa đi trên đường Bùi Hữu Nghĩa để ra ga Gia Định, hay còn gọi ga Bà Chiểu. Ảnh tư iệu
Video đang HOT
Ga Gia Định (Bà Chiểu) xưa. Ảnh tư liệu
Sau đó tuyến đường sắt này đi tiếp về hướng ga Gò Vấp hiện nay, nối vào khu nhà máy Z 751 mà nay đã thành khu siêu thị lớn nằm hướng ra đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp.
Tuyến đường đi qua vùng Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, quận 12 để “bắt” vào, kết nối với tuyến đường sắt Sài Gòn – Phnôm Pênh (dự định) và nay nó để lại cho Sài Gòn địa danh: “Ngã tư Ga”.
Theo kỹ sư Hà Ngọc Trường, Tổng thư ký Hội cầu đường cảng TP, hiện ngành đường sắt Việt Nam dự định xây dựng các tuyến đường sắt quốc gia mới qua địa bàn TP và chập chững làm các tuyến metro, đường sắt đô thị. “Điều thú vị là hướng tuyến của các tuyến đường sắt quốc gia mới và đường sắt đô thị đều dựa trên hướng, tuyến mà người Pháp đã vạch ra từ cả trăm năm trước! Trong đó có quy hoạch lấy khu vực Ngã tư Ga làm ga trung tâm, kết nối giữa đường sắt đô thị với đường sắt Bắc – Nam để đi về miền Tây!” – Kỹ sư Trường nói.
Từ Ngã tư Ga, tuyến đường sắt đi trên đường Hà Huy Giáp hiện nay ra tới bờ sông Sài Gòn để gặp cầu Phú Long.
Cầu Phú Long có đặc trưng do người Pháp xây dựng là các trụ đúc bê tông cốt thép bên trong và bọc đác hộ bên ngoài.
Cầu Phú Long xưa có hai mối, năm trụ bọc đá hộc và sáu nhịp với lần lượt hai nhịp vòm cong nối từ hai đầu bờ ra; bốn nhịp giữa làm theo kết cấu Eiffel kiểu bộ dàn khung thép nối với nhau bằng các thanh ngang, dọc, chéo…
Nét độc đáo trong kỹ thuật xây dựng cầu Phú Long là các nhịp thép ở giữa gối lên trụ rồi lao hẫng về phía bờ như cánh tay đón lấy nhịp vòm từ bờ lao ra. “Đây là biện pháp kỹ thuật mà sau này ngành cầu đường hiện đại vận dụng thành cách đúc hẫng cân bằng, nối kết các nhịp cầu với nhau” – Kỹ sư Trường nói.
Qua thời gian và chiến tranh, các trụ, nhịp giữa bị đánh sập và cầu được làm lại bằng hệ cọc vuông cắm xuống lòng sông để tạo ra hệ bệ trụ bên trên và gác các dàn khung sắt Bailey kiểu của Mỹ lên trên.
Chứng tích chiến tranh còn lại là ở đầu cầu phía Lái Thiêu vẫn còn một phần của lô cốt bảo vệ cầu với các lỗ châu mai hướng ra các phía.
Lỗ châu mai ở lô cốt phía bờ Lái Thiêu hướng ra sông Sài Gòn.
Cầu Phú Long cũng là “nhân chứng” cho cách quản lý “mỗi nơi, mỗi kiểu”. Cụ thể đường xe máy chạy bên trên phía quận 12 do TP quản lý thì được rải bằng những vỉ sắt hàn kiểu ca rô nên khi xe chạy trên thì kêu lụp cụp, loạt roạt. Còn nửa phía Lái Thiêu, do tỉnh Bình Dương quản thì trải bê tông nhựa láng o, xe chạy êm ru.
Ngày 20 – 4 tới toàn bộ cầu Phú Long sẽ được tháo dỡ. Theo dự tính tấm bảng ghi tên hãng làm cầu và năm xây xong cầu (1913) sẽ được cắt tháo ra đưa về bảo tàng TP.HCM.
Tấm bảng này sẽ được cắt tháo đưa về bảo tàng TP. Ảnh: Tư liệu
Như thế xem ra, chút hồn xưa của cầu Phú Long còn được giữ lại.
Theo plo.vn
Từ ngày 20.4, tháo dỡ cầu sắt 100 tuổi Phú Long
Sau đợt trì hoãn tháo dỡ vì lý do ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của người dân trong dịp Tết vừa qua, cầu sắt Phú Long có tuổi đời 100 năm sẽ được tháo dỡ từ ngày 20.4 tới.
Ngày 2.4, một bảng thông báo về việc cấm các phương tiện để thực hiện việc tháo dỡ cầu sắt Phú Long bắc qua sông Sài Gòn nối quận 12 của TP.HCM và thị xã Thuận An của tỉnh Bình Dương đã được treo ở 2 đầu cầu.
Theo nội dung thông báo, cầu sắt Phú Long được tiến hành tháo dỡ từ ngày 20.4. Bắt đầu từ ngày này, cấm tất cả các phương tiện lưu thông qua đây.
Thông báo cấm phương tiện để tháo dỡ cầu sắt Phú Long. Ảnh: V.D
Trước đó, giữa tháng 8.2018, Sở GTVT TP.HCM quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tháo dỡ cầu Phú Long cũ - cây cầu làm bằng sắt bắc qua sông Sài Gòn được xây dựng từ năm 1913.
Theo đó, sẽ tháo dỡ toàn bộ cây cầu dạng dàn thép Eiffel và dàn vòm thép của cây cầu có chiều dài 251,7m. Tháo dỡ toàn bộ kết cấu nhịp và các trụ cầu. Tổng kinh phí dự án tháo dỡ cầu Phú Long là 14,8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của TP.HCM.
Cầu sắt Phú Long bắc qua sông Sài Gòn suốt hơn 100 năm sắp bị tháo dỡ khiến người dân có chút tiếc nuối. Ảnh: V.D
Theo Sở GTVT tỉnh Bình Dương, cầu Phú Long mới cách cầu Phú Long cũ khoảng 1km về phía hạ nguồn đã đáp ứng được nhu cầu giao thông của người dân hai địa phương Bình Dương và TP.HCM.
Việc tháo dỡ cầu sắt Phú Long cũ được cho là sẽ đồng bộ tĩnh không thông thuyền trên sông Sài Gòn, khai thác giao thông đường thủy góp phần phát triển kinh tế vùng.
Tuy nhiên, vì tính lịch sử của cây cầu, dự kiến sau khi tháo dỡ, các cấu kiện cầu sẽ được Bảo tàng TP.HCM lưu giữ.
Theo Danviet
Dời ngày tháo dỡ cầu Phú Long hơn 100 năm tuổi qua Tết Ngày 2-1, Khu quản lý giao thông đô thị số 3 (Sở Giao thông vận tải TP. HCM) vừa có thông báo sẽ dời lại ngày tháo dỡ cầu Phú Long cũ hơn 100 năm tuổi qua dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Trước đó, ngày 19-12-2018, Khu quản lý giao thông đô thị số 3 có văn bản số 709/KQLGTDDT3-DA2 thông...