Giữ an ninh ở huyện vùng cao Mai Châu
Mai Châu đẹp và yên bình là thế, nhưng mảnh đất ấy từng dậy sóng bởi “điểm nóng” ma túy, thuốc phiện, những tên tội phạm khét tiếng.
Từ TP Hòa Bình, chúng tôi ngược dốc Cun, vượt đỉnh Thung Khe “bốn mùa mây phủ”, xuôi quốc lộ 6A đến huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Sau hơn 6 năm xảy ra trận đánh chống tội phạm ma túy, những ký ức kinh hoàng vẫn ẩn hiện trong đầu Đại tá Nguyễn Ngọc Minh, Trưởng Công an huyện Mai Châu.
Mai Châu
Hình ảnh liệt sỹ, Đại tá Hà Thái Yềm, Phó trưởng Công an huyện Mai Châu và liệt sỹ, Trung úy Sùng A Trư, cán bộ Công an huyện Mai Châu ngã xuống để giữ cho “đào hồng, ban trắng, nắng xuân” khắc ghi trong lòng mỗi cán bộ, chiến sỹ đơn vị. Vượt lên trên những mất mát, đau thương, cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Mai Châu cùng nỗ lực, cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Đại tá Minh kể rằng: Phần lớn người dân tộc Mông ở Hang Kia, Pà Cò vốn là những người nông dân thật thà, chất phác, lương thiện và có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc.
Công an huyện Mai Châu triển khai phương án nghiệp vụ.
Video đang HOT
Do cơ chế thị trường, đời sống khó khăn, một số kẻ xấu xúi giục, lôi kéo một số người dân hám lời tham gia mua bán, vận chuyển ma túy. Từ đó hình thành các đường dây ma túy mà phần lớn có sự tham gia của cả gia đình, dòng tộc, người già, phụ nữ, trẻ em. Ma túy chi phối ăn sâu vào tiềm thức của người dân địa phương.
Theo cụ Vàng A Tình, người cao tuổi ở xã Hang Kia “làm cả năm không bằng đi buôn ma túy một chuyến, thanh niên trong bản rủ nhau đi buôn ma túy, khó bảo chúng lắm!”. Chỉ tính riêng địa bàn 2 xã Hang Kia, Pà Cò có hàng chục đối tượng lĩnh án tử hình, hàng trăm đối tượng bị các mức án cao về ma túy. Ngoài ra, có hàng chục đối tượng bị cơ quan Công an truy nã đang lẩn trốn trong rừng.
Đại tá Minh chia sẻ: “Nhiều đối tượng khi được các cơ quan Công an thuyết phục đồng ý ra đầu thú. Tuy nhiên, đến phút chót, khi nghe một số kẻ xấu tung tin cho rằng Công an lừa để bắt thì đổi ý, tiếp tục lẩn trốn trong rừng. Từ khi 3 ngành nội chính của Trung ương gồm Công an, Viện kiểm sát, Tòa án có quy định đặc thù với đối tượng ở khu vực xã Hang Kia và Pà Cò thì việc vận động đối tượng truy nã thuận lợi hơn”.
Điển hình như vụ vận động đối tượng Khà A Phử (41 tuổi, trú tại Thung Ẳng, xã Hang Kia, Mai Châu). Đây là một đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng và mua bán hơn 10 bánh heroin.
Từ tấm gương của Phử, nhiều người lầm lỗi có thêm quyết tâm đầu thú để hưởng khoan hồng. Cũng trong ngày hôm đó, các gia đình đã gọi 5 người đang trốn truy nã trong rừng về đầu thú và 2 người nghiện ma túy đi cai tự nguyện. Trong đó hầu hết là truy nã nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Cùng với công tác đấu tranh chống tội phạm, một trong những biện pháp nghiệp vụ mang tính chiến lược, lâu dài là xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngay từ cơ sở. Phải làm cho dân tin, dân yêu, dân ủng hộ thì lực lượng Công an mới hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cán bộ địa bàn thường xuyên “3 cùng” với nhân dân, gặp gỡ từng người dân, hướng dẫn, tổ chức các buổi họp dân, phát động phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ, phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy.
Các anh ân cần thăm hỏi, động viên, tranh thủ các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dòng họ vận động toàn dân tham gia tố giác tội phạm, quản lý con em, người thân không tham gia mua bán ma tuý, mắc vào tệ nạn xã hội, kêu gọi vận động các đối tượng truy nã ra đầu thú và tuyên truyền vận động người nghiện ma túy tự giác đi cai.
Nhờ đó, đã có 16 đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm tự nguyện ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật, có trên 3.000 khẩu súng tự chế được thu hồi, hàng chục đối tượng nghiện ma túy tự nguyện xuống các cơ sở cai nghiện, chữa bệnh để đoạn tuyệt với ma túy, trở thành người có ích cho xã hội.
“Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”, những câu thơ trong bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng văng vẳng đâu đây, nghe dìu dặt, quyến luyến lạ thường. Giai điệu êm đềm ấy sẽ theo bước các anh trên các trận tuyến an ninh, giữ yên đại ngàn và bình yên trong lòng mỗi người.
Như Hùng (Theo Cand)
Bữa cơm ngon nhất trong ngôi nhà người Mông
Mèn mén là ngô xay mịn được trộn với cơm, ăn vào vừa khô vừa nhạt, thịt lợn toàn mỡ lại được cắt to như lòng bàn tay, bình thường sẽ rất khó nuốt. Nhưng sau một ngày lội trong mưa, đói ngấu, mỗi người chúng tôi vẫn ăn được ba chén.
Làm báo mảng dân tộc miền núi là gắn liền với những chuyến đi về vùng sâu, vùng xa. Khi đi vùng cao, lúc nào chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng tinh thần xin ngủ nhờ, nghỉ nhờ vì đường sá xa xôi, khó đi. Gặp khó khăn chỉ biết dựa vào nhà dân. Tôi nhớ chuyến công tác cùng một đồng nghiệp ở vùng cao huyện Hà Quảng, Cao Bằng.
Đó là một ngày mùa đông rét thấu xương, với chiếc xe máy, chúng tôi đi qua các xã vùng cao để tìm hiểu về tình trạng thiếu nước ở vùng đất này. Càng đi, sương mù càng dày đặc và mưa nặng hạt. Dù đã cẩn thận đeo găng tay len mà hai bàn tay tôi vẫn cước lên đỏ tím, chiếc khẩu trang ướt sũng nước mưa làm da mặt tê buốt như không còn cảm giác.
Chuyến đi tác nghiệp về gương nông dân sản xuất giỏi ở xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, Lai Châu.
Khó khăn chồng lên khó khăn khi đoạn đường trước mặt lầy lội, bùn ngập đến nửa bánh. Đi như thế này có khi tối chúng tôi mới tới được trung tâm xã, nhìn đoạn đường trơn như mỡ phía trước và bầu trời tối sầm, tôi cũng nản.
Chúng tôi đi một đoạn thì thấy một ngôi nhà đơn lẻ nằm sát đường có ánh điện leo lét. Mừng quá chúng tôi gõ cửa và trình bày lý do. Không ngần ngại, bác chủ nhà là người dân tộc Mông xởi lởi mời chúng tôi vào nhà. Nước ở vùng cao này vốn dĩ là một thứ quý hơn vàng nhưng bác chủ nhà cũng múc ra mấy thau nước để chúng tôi rửa tay chân.
Rửa xong, chúng tôi đã thấy trên bàn bày ra một thẩu mèn mén, một bát rau luộc và một bát thịt lợn được cắt to bằng bàn tay nấu lõng bõng nước. Bác bảo: "Hôm nay vừa đi khiêng hộ tivi cho người ta nên mới có thịt lợn để ăn đấy. Nhà báo ăn cơm rồi ra gần bếp lửa nghỉ ngơi cho ấm, sáng mai lên đường làm việc".
Mèn mén là ngô xay mịn được trộn với cơm, ăn vào vừa khô vừa nhạt, thịt lợn toàn mỡ lại được cắt to như lòng bàn tay, bình thường sẽ rất khó nuốt. Nhưng sau một ngày lội trong mưa, đói ngấu, mỗi người chúng tôi vẫn ăn được ba chén.
Đây có lẽ là bữa cơm ngon nhất mà tôi vẫn nhớ mãi. Ăn xong, chúng tôi chia nhau ra nằm ngủ bên bếp lửa. Sớm mai, tôi cũng đưa cho bác một ít tiền để trả tiền ăn và ngủ, nhưng bác lắc đầu quầy quậy, xua tay và còn bảo nếu sau có quay lại cứ vào nhà bác mà nghỉ.
Không biết bao nhiêu lần trong nghề của mình, tôi đã phải trông cậy vào sự giúp đỡ của người dân. Có lẽ chính tình cảm chân thật và sự hào phóng, tốt bụng của họ đã làm tôi ngày càng gắn bó với nghề nghiệp của mình, càng yêu hơn những chuyến đi về vùng cao với hy vọng những bài báo của mình sẽ giúp nói lên tiếng nói, nguyện vọng của họ.
Theo Danviet
Vụ tai nạn xe khách đâm xe bồn: Tình tiết đáng chú ý Liên quan đến vụ tai nạn xe khách đâm xe bồn tại Hoà Bình, theo lời kể của nạn nhân số tiền hàng trăm triệu mang đi mua xe cũng bị thiêu rụi. Tin tức trên báo Zing news, trưa 15/3, một ngày sau sự cố xe bồn đâm nát xe khách trên đèo Thung Khe (Mai Châu, Hòa Bình), lực lượng chức...