Giọt nước mắt của NSND Trà Giang ở tuổ.i U90
Nhận giả.i thưởn.g “ Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng” của Mai Vàng, NSND Trà Giang nghẹn ngào vì không nghĩ U90 vẫn được ghi nhận từ đồng nghiệp, khán giả.
Sáng 6/1, chương trình Giao lưu âm nhạc lần 4 hưởng ứng cuộc thi Sáng tác ca khúc chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước mang tên Đất nước trọn niềm vui và trao một số hạng mục Giải Mai Vàng lần 30 – 2024 diễn ra tại Tòa soạn Báo Người Lao Động, TPHCM.
Giải “Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng” được trao cho NSND Trà Giang. Theo ban tổ chức (BTC), hạng mục nhận được sự đồng thuận rất cao từ Hội đồng Nghệ thuật.
NSND Trà Giang xúc động khi nhận giả.i thưởn.g “Nghệ sĩ trọn đời vì cộng đồng”từ ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động.
“NSND Trà Giang đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp điện ảnh Việt Nam. Bà còn vẽ tranh nhằm bán đấu giá, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh”, BTC chia sẻ.
Trên sân khấu, NSND Trà Giang giọng rưng rưng gửi lời cảm ơn đến BTC, đồng nghiệp và khán giả đã yêu quý, ủng hộ mình.
“Ở tuổ.i U90, tôi không nghĩ mình có thể nhận thêm giả.i thưởn.g nào. Giả.i thưởn.g này không chỉ đán.h giá về năm tháng làm nghề mà còn là trách nhiệm của nghệ sĩ với cộng đồng. Đây là niềm vui, ý nghĩa lớn với một nghệ sĩ như tôi”, bà nghẹn ngào nói.
Video đang HOT
Nhà văn Xuân Phượng nhận giả.i thưởn.g ở tuổ.i 96.
Ở hạng mục Tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc, ban tổ chức trao 3 giả.i thưởn.g. Trong đó giải ở mảng văn học trao cho tác phẩm Khắc đi… khắc đến – hồi ký của nhà văn, đạo diễn 96 tuổ.i Xuân Phượng.
Nhà văn Trịnh Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, nhận xét dù ở tuổ.i “xưa nay hiếm” nhưng nhà văn Xuân Phượng vẫn giữ trái tim, tâm hồn vô cùng trẻ. Bà là tấm gương có sức lan tỏa mạnh mẽ đến những cây bút trẻ trong văn đàn.
Nhà văn Xuân Phượng bày tỏ một lời cảm ơn là chưa đủ bởi đây là động lực thôi thúc bà trong hành trình sáng tạo.
“Sức sáng tạo không phụ thuộc vào tuổ.i tác mà ở chính con tim, thanh xuân của mình. Tôi hy vọng các bạn sáng tác giữ mãi cho mình trái tim thanh xuân”, bà phát biểu.
Trước thềm lễ trao giải chính thức, ban tổ chức cũng trao giải cho 4 hạng mục gồm: MV ca nhạc – MV Giá như (Soobin Hoàng Sơn); Vở diễn sân khấu Lạc lối ở Bangkok – Nhà hát Thanh Niên, đạo diễn Hồng Ngọc; Phim điện ảnh Đào, Phở và Piano của đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn; Phim truyền hình được yêu thích nhất là 7 năm chưa cưới sẽ chia tay của đạo diễn Nguyễn Hoàng Anh.
Họa sĩ Lê Sa Long tặng BTC Giải Mai Vàng bức tranh vẽ 30 nghệ sĩ từng đoạt giải để đấu giá thiện nguyện.
Dịp này, họa sĩ Lê Sa Long cũng trao tặng bức tranh 30 văn nghệ sĩ tiêu biểu từng thắng Giải Mai Vàng nhằm bán đấu giá ủng hộ chương trình Mai Vàng tri ân. Họa sĩ dành thời gian 3 tháng vẽ và hoàn thiện tác phẩm.
Với cuộc sáng tác Đất nước trọn niềm vui, BTC cho biết ngưng nhận tác phẩm. Cuộc thi nhận 160 ca khúc từ 120 tác giả trên khắp cả nước gửi về tham gia.
Trong đó có 2 ca khúc tranh hạng nhất và nhì: Thành phố niềm tin và khát vọng (Nguyễn Thiên Tuế) và Từ TPHCM nhìn về lịch sử (Hoàng Trung Anh và Huy Trương).
Một nữ NSND: "Tôi rất ám ảnh về cô Trà Giang"
"Cô Trà Giang hay ra bể nước đó để rửa rau, vo gạo và mỗi lần như thế đều đi qua nhà tôi" - NSND Lan Hương chia sẻ.
Mới đây, NSND Lan Hương đã chia sẻ kỷ niệm về NSND Trà Giang. Cô nói:
"Cô Trà Giang là người thân thiết với gia đình tôi. Tôi gặp cô Trà Giang từ lúc mới đẻ còn chưa biết gì. Sau này nghe cô kể lại tôi mới biết. Cô kể rằng rất ấn tượng với tôi vì màu mắt không giống ai, cả gia đình tôi đều có màu mắt khác chứ không phải màu đen.
NSND Lan Hương
Cô Trà Giang biết tới gia đình tôi vì bác ruột và ông ngoại tôi làm ở xưởng phim. Ông ngoại tôi làm ở phòng hành chính kế toán. Bà ngoại tôi thì trông nom lũ trẻ con ở xưởng phim.
Tôi từng hỏi mẹ tôi, nếu không đỗ vào trường Bách khoa thì mẹ sẽ làm gì. Mẹ bảo lại theo nghề truyền thống gia đình là đi dựng phim.
Tôi lớn lên ở khu tập thể nghệ sĩ trong ngõ 72 Hoàng Hoa Thám. Thời điểm đó bố mẹ tôi hay đi công tác nên tôi thường ở nhà. Ở giữa khu tập thể ngày đó có một bể nước chung, đến bếp cũng là bếp chung.
Cô Trà Giang hay ra bể nước đó để rửa rau, vo gạo và mỗi lần như thế đều đi qua nhà tôi. Cứ thấy tôi là cô Trà Giang lại bế tôi một chút.
NSND Trà Giang
Từ bé tôi đã được bố mẹ cho đi xem phim rạp vì không gửi được tôi cho ai. Được cái, cứ vào rạp là tôi ngồi yên dù mới 1 tuổ.i, chăm chú xem phim, nhìn lên màn ảnh.
Ngày đó tôi hay được xem phim Chị tư Hậu do cô Trà Giang đóng và tôi rất ám ảnh về cô Trà Giang. Đó là cảnh cô đeo khăn chéo ngang mặt, mái tóc cũng chéo ngang, tôi nhìn thích vô cùng.
Tôi lớn lên cũng là lúc mới kết thúc chiến tranh và cô Trà Giang tham gia phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm. Mỗi lần cô Trà Giang chạy về khu tập thể lấy đồ, tôi lại nhìn thấy cô và trầm trồ vì cô trang điểm vào nhìn xinh lắm.
Tôi nhìn cô Trà Giang lúc đó mà cứ mê mẩn, ngẩn ngơ, thích lắm. Tới khi cô làm xong phim đó tôi mới được xem. Tôi xem đi xem lại, xem tái xem hồi, xem vì mê cô Trà Giang. Phim cứ chiếu ở đâu là tôi và lũ trẻ con trên hãng lại đi xem.
Tới khi tôi đóng phim Em bé Hà Nội, lúc nào tôi cũng nghĩ tới gương mặt của cô Trà Giang để cố gắng đóng phim".
NSND Trà Giang được biết tới là diễn viên điện ảnh Việt Nam đầu tiên đoạt giả.i thưởn.g lớn tại một liên hoan phim Quốc tế. Bà nổi tiếng với những bộ phim đoạt nhiều giả.i thưởn.g tại các liên hoan phim quốc nội, quốc tế như Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội.
Ngoài ra, bà cũng là một chính khách khi tham gia công tác trong Quốc hội Việt Nam với vai trò Đại biểu Quốc hội liên tục trong 3 khóa V, VI và VII.
3 điều quan trọng nhất đời của NSND Trà Giang Tuổ.i ngoài 80, NSND Trà Giang nói luôn yêu đời, yêu mình. 'Chị Tư Hậu' của màn ảnh một thời sống vui khỏe, an yên dù ở một mình nhiều năm qua. Sự nghiệp điện ảnh lẫy lừng NSND Trà Giang sinh năm 1942, là một trong những tượng đài của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Bà thuộc thế hệ sinh viên...