‘Giọng nói’ của mèo máy Doraemon qua đời
Truyền thông Nhật Bản ngày 11.10 đưa tin bà Oyama Nobuyo, nổi tiếng với vai trò lồng tiếng cho nhân vật Doraemon trong bộ phim hoạt hình cùng tên, đã qua đời ở tuổi 90 vào hôm 29.9.
Lễ tang của bà Oyama đã được tổ chức với sự có mặt của người thân. Bà Oyama đã lồng tiếng cho mèo máy Doraemon kể từ khi bộ phim ra mắt vào năm 1979 đến năm 2005, được phát trên Đài Asahi.
Bộ phim hoạt hình đã trở nên nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới, được dịch sang 55 ngôn ngữ. Bộ truyện tranh Doraemon cũng đã được dịch sang 12 ngôn ngữ tại 17 quốc gia, theo The Japan Times.
Bà Oyama Nobuyo đã lồng tiếng cho nhân vật hoạt hình Doraemon trong hơn 25 năm. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH KYODO NEWS
“Giọng nói nhẹ nhàng của bà Oyama Nobuyo đã chạm đến trái tim của trẻ em trên toàn thế giới, mang đến những giấc mơ và hy vọng. Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những đóng góp to lớn của bà và chân thành cầu nguyện rằng bà sẽ yên nghỉ”, Đài Asahi thông báo.
Video đang HOT
Kể từ khi bộ truyện lần đầu ra mắt vào năm 1970, những sản phẩm liên quan như phim hoạt hình, trò chơi điện tử, phụ kiện đã thu hút sự yêu thích trên toàn cầu. Nhân vật Doraemon còn được chính phủ Nhật Bản chọn làm đại sứ hoạt hình vào năm 2008.
Bà Oyama sinh năm 1933, bắt đầu sự nghiệp lồng tiếng vào năm 1957 với bộ phim truyền hình Lassie. Năm 2001, bà được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng và đã tạm ngừng mọi vị trí khác, ngoại trừ lồng tiếng cho Doraemon. Sự nghiệp của bà Oyama còn từng trải qua nhiều vị trí như diễn viên, ca sĩ, nhà biên kịch. Năm 2010 – 2016, bà trở lại công việc lồng tiếng cho nhân vật Monokuma, phản diện chính trong loạt trò chơi nổi tiếng Danganronpa.
Vào năm 2015, người chồng Sagawa Keisuke tiết lộ bà Oyama mắc bệnh Alzheimer hồi năm 2012. Ông Sagawa qua đời vào năm 2017.
Kết quả DNA xác định thân phận tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất ở Nhật Bản
Satoshi Kirishima đã dành gần nửa thế kỷ để trốn truy nã, cho đến khi cái chết cận kề.
Ảnh truy nã Satoshi Kirishima (trên cùng ở giữa), tên tội phạm đã bỏ trốn gần 50 năm cho đến khi hấp hối. Ảnh: The Guardian
Theo trang The Guardian (Anh), vào tháng trước, một người đàn ông 70 tuổi đã được đưa đến bệnh viện gần Tokyo. Tại đây, ông ta thú nhận mình thực sự là Satoshi Kirishima, một trong những tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất ở Nhật Bản.
Bức ảnh của người đàn ông này được truyền thông Nhật Bản đăng tải gần đây có nhiều nét tương đồng với bức ảnh đen trắng ở các đồn cảnh sát Nhật Bản trong nhiều thập kỷ. Đó là bức ảnh truy nã Satoshi Kirishima - một sinh viên đại học đeo kính, mỉm cười với mái tóc dài ngang vai.
Hấp hối trên giường bệnh trước khi qua đời, người đàn ông này thú nhận rằng ông ta đã trốn truy nã và sống với danh phận là một công nhân xây dựng suốt nhiều năm. Mặc dù đã chia sẻ thông tin chi tiết về gia đình, tổ chức mà ông hoạt động, nhưng phải đến tuần này, bằng chứng DNA mới xác nhận rằng bệnh nhân mắc bệnh nan y thực sự là Kirishima, thành viên của một nhóm cực đoan gây ra vụ tấn công làm rung chuyển Nhật Bản vào giữa những năm 1970.
Là thành viên của nhóm sasori (bọ cạp) thuộc Tổ chức cực đoan "Lực lượng Vũ trang Chống Nhật Đông Á", Kirishima bị cáo buộc đã gài và kích nổ một quả bom tự chế làm hư hại một tòa nhà ở khu Ginza, quận Tokyo vào tháng 4/1975.
Người đàn ông được cho là Satoshi Kirishima. Ảnh: The Japan News
Hắn ta cũng bị nghi ngờ có liên quan đến bốn vụ tấn công khác trong cùng năm nhắm vào các tập đoàn lớn của Nhật Bản.
Trong vụ việc khét tiếng nhất, nhóm này đã đặt bom tại trụ sở của Mitsubishi Heavy Industries ở Tokyo, khiến 8 người thiệt mạng và hơn 360 người khác bị thương. Đây vẫn là vụ tấn công cực đoan nguy hiểm nhất ở Nhật Bản sau vụ giáo phái Aum Supreme Truth phát tán khí sarin trên tàu điện ngầm Tokyo vào năm 1995.
Không lâu trước khi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày vào cuối tháng 1 sau một năm điều trị ngoại trú, Kirishima nói: "Tôi muốn chết với tên thật của mình". Tên tội phạm cũng nói rằng ông ta rất hối hận vì đã tham gia vào các cuộc tấn công trong quá khứ.
Trong khi cảnh sát đã chuyển hồ sơ các vụ đánh bom cho các công tố viên, cái chết của Kirishima đồng nghĩa với việc gia đình các nạn nhân trong vụ việc mà ông ta gây ra sẽ không bao giờ chứng kiến hắn có ngày ra trước vành móng ngựa. Điều này cũng gây khó khăn cho các nhà điều tra, khi phải xác định làm thế nào một tên tội phạm nguy hiểm có thể ẩn náu trong suốt 49 năm.
Sinh ra ở quận Hiroshima, Kirishima theo học tại một trường học địa phương. Hắn ta đã trở thành một kẻ cực đoan chính trị khi đang học luật tại Đại học Meiji Gakuin ở Tokyo. Lời thú tội của Kirishima đã đưa ra bức tranh rõ ràng hơn về quá trình trốn truy nã suốt nhiều thập kỷ của hắn ta.
Che giấu danh tính thật dưới tên Hiroshi Uchida, Kirishima đã có khoảng 40 năm làm việc cho một công ty xây dựng ở Fujisawa, thành phố phía Nam Tokyo. Hắn được cho là đã tránh các giao dịch ngân hàng và yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt để không để lại dấu vết trên giấy tờ và không bị bắt. Hắn ta cũng không có bằng lái xe, điện thoại di động hay bảo hiểm y tế và phải tự bỏ tiền túi để thanh toán hoá đơn điều trị tại bệnh viện.
Tờ Yomiuri Shimbun cho biết "Uchida" đến nhà tắm công cộng Sento và ghé vào một quán bar - nơi hắn ta được gọi là "Ucchi" - để uống bia và nghe nhạc rock. Hắn cũng rất ít chia sẻ về bản thân với những người xung quanh.
Kirishima có thể đã thanh thản sau được chết với tên thật của mình, nhưng gia đình các nạn nhân bày tỏ thất vọng. Người thân có em gái 23 tuổi đã thiệt mạng trong vụ đánh bom Mitsubishi, chia sẻ thủ phạm đã trình diện "quá muộn".
Liên quan đến vụ đánh bom doanh nghiệp, tháng 5/1975, cảnh sát đã bắt giữ 8 kẻ tình nghi, trong đó có Masashi Daidoji. Anh ta và một người khác bị kết án treo cổ, nhưng Daidoji đã chết vì bệnh ung thư vào tháng 5/2017 khi đang chờ thụ án tử hình.
Thêm 2 quan chức cấp cao Nhật Bản từ chức vì bê bối gây quỹ chính trị Ngày 31/1, hai thứ trưởng thuộc phái lớn nhất trong đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản đã đệ đơn từ chức do vụ bê bối gây quỹ chính trị làm chao đảo chính trường nước này kể từ cuối năm ngoái. Toàn cảnh một phiên họp Hạ viện Nhật Bản tại thủ đô Tokyo. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN...