Giòn ngon gân bò ngâm tỏi ớt đổi vị ngày nắng
Những ngày nóng nực, làm vài lon bia lạnh nhắm với đĩa gân bò ngâm tỏi ớt thì tuyệt còn trời mưa, canh gân bò kim chi không thể phù hợp hơn.
Chế biến gân bò tỏi ớt không phức tạp.
- Gân bò: 500 gram. Chọn loại gân chân bò, nếu được loại gân chữ Y là ngon nhất.
- Gừng: 50 gram
- Tỏi: 5 củ to
- Ớt sừng: 3-4 quả
Gia vị
- Hạt nêm
- Giấm
- Nước mắm ngon
- Đường
- Muối hạt: 1 thìa to
Video đang HOT
- Muối ăn: 1 thìa cà phê
Sơ chế:
- Gân được sơ chế bằng cách dùng dao sắc lọc hết phần mỡ, bèo nhèo dính trên bề mặt. Khâu này cần làm kỹ vì càng lọc bỏ hết mỡ và bèo nhèo, miếng gân càng ngon. Sau đó rửa sạch, để ráo nước.
- Tỏi chọn củ có tép to, bóc vỏ, cắt lát.
- Ớt sừng chọn quả chín đỏ, cắt lát, bỏ hạt. Quả nhỏ có thể để nguyên quả.
- Gừng rửa sạch, nướng sơ qua và đập dập.
Cách làm:
- Cho gân bò vào nồi, đổ nước lạnh ngập mặt gân, cho gừng nướng vào để khử mùi hôi của gân bò 1 thìa muối hạt 1 thìa hạt nêm cho miếng gân được đậm đà. Sau đó đậy vung, luộc trong 2 tiếng.
- Sau thời gian luộc trên, mở vung, kiểm tra xem miếng gân đã nở to và trong đều chưa. Nếu gân chưa trong, chưa trương nở tức là chưa chín. Cắt phần chưa chín ra tiếp tục luộc tiếp cho đạt yêu cầu. Kiểm tra phần gân đã chín xem còn dính mỡ và phần bèo nhèo không, nếu còn lại lọc tiếp. Sau đó ngâm gân vào nước lạnh.
- Lấy một cái xoong sạch cho nước lạnh, nước mắm, giấm, đường, hạt nêm, muối ăn vào đun sôi, nêm nếm vị nước ngâm cho vừa miệng. Phần nước ngâm này rất quan trọng bởi nó tạo nên độ đậm đà của món gân ngâm tỏi ớt.
-Thái gân thành những miếng vừa ăn. Gân đạt yêu cầu phải có màu vàng trong, nở đều, khi ăn thấy sần sật.
- Trộn đều gân, ớt, tỏi và cho vào hũ thuỷ tinh, sau đó đổ nước ngâm vào ngập phần gân. Rồi đậy kín hũ, để trong ngăn mát tủ lạnh 1-2 ngày là ăn được.
Yêu cầu thành phẩm:
- Miếng gân bò ngâm tỏi ớt đạt yêu cầu phải có màu sắc trong vàng hoặc trắng ngà, không dính mỡ hoặc bèo nhèo, khi ăn không dai, khi nhai không bị xơ mà giòn sần sật, thấm đều nước ngâm, có vị đậm đà vừa miệng, lại chua chua, hơi ngọt, cay cay vị ớt, thơm thơm mùi tỏi.
Cách dùng:
- Nhắm trực tiếp với bia hoặc rượu. Ăn kèm cà chua, dưa chuột, rau thơm thì càng ngon.
- Ăn chung với cháo trắng hoặc mỳ tôm cũng rất tuyệt.
- Xào với dưa cải chua hợp và khoái khẩu.
- Nấu với kim chi tạo thành canh kim chi gân bò hấp dẫn, nhất là khi trời mưa gió.
Theo ngoisao.net
Sơn La: Trồng mít ta ra quả to vật, hái bao nhiêu bán hết bấy nhiêu
Dù thu nhập không cao bằng các loại cây ăn quả khác, nhưng mít ta dễ chăm sóc và đã mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình chị Cà Thị Tân, bản Mòn, (xã Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Vườn mít nhà chị Tân năm nào cũng cho nhiều trái to vật, mỗi năm chị thu lời gần 70 triệu đồng.
Tại xã Tạ Bú, gia đình chị Cà Thị Tân là hộ còn gìn giữ được những cây mít ta lâu năm trên đất dốc nhất, không những thế chị còn tự ươm giống và nhân rộng mít ta trên 6.000m2 đất nương rẫy để phát triển kinh tế gia đình.
Chị Tân chia sẻ về cơ duyên đến với nghề trồng mít ta: Những cây mít ta trên vườn được ông bà trồng từ xưa để lại, năm nào cũng cho sai quả. Khi mít chín, gia đình chị không ăn hết nên mang ra chợ huyện bán kiếm thêm thu nhập.
"Tôi thấy nhiều người mua nhưng lại không có sản phẩm bán, nên tôi nghĩ nếu ươm giống và trồng thêm mít phát triển kinh tế, có thể đem lại hiệu quả cao và đỡ vất vả hơn trồng ngô. Sau đó tôi bàn với chồng lấy hạt mít tự ươm vào các giỏ đan bằng tre, sau đó mang lên trồng trên 6.000m2 đất nương rẫy. Khoảng 5 sau, những cây mít của gia đình tôi đã cho quả xum xuê đầy cành...", chị Tân thổ lộ.
Chị Tân vui mừng khi năm nay vườn mít cho quả xum xuê, nhiều trái to vật, có quả to dài một người vác còn nặng.
Theo kinh nghiệm của chị Tân: Để cây mít ta sinh trưởng và phát triển tốt, chị thường dùng phân chuồng kết hợp với phân đầu trâu bón cho vườn mít. Về khâu khâu chăm sóc cây mít ta, tôi làm cỏ bằng tay và dùng cuốc sới cỏ, hoàn toàn không dùng thuốc hóa học hay thuốc trừ cỏ. Cây mít ta cao khoảng 1m5 - 2m là đến lúc mít ra hoa kết trái, trọng lượng trung bình mỗi quả từ 9 - 16 kg/quả.
Nhờ cần mẫn trong lao động sản xuất, chị Tân đã có cuộc sống khấm khá hơn so với trước.
"Trồng mít ta cầu kỳ hơn so với các loại cây trồng khác. Nếu chăm sóc không tốt thì sẽ bị sâu đục quả và bệnh nấm vi khuẩn, đốm lá... Để tránh tình trạng đó, tôi phải theo dõi, giám sát thường xuyên vườn mít và dùng vôi bột quét lên thân cây và cuống quả. Sau đó kết hợp bón phân hữu cơ cân đối. Loại mít ta này cho ra quả đều, quả sai, múi to, vỏ mỏng, thơm ngọt... được rất nhiều khách hàng ưa thích.
Mít ta có hạt bé, múi to, giòn, ngọt và vàng như nghệ... được rất nhiều khách hàng ưa thích.
Hiện tại, trong vườn chị Tân có hơn 70 cây mít ta đã cho thu hoạch quả và 80 cây đang trong giai đoạn phát triển, dự tính khoảng 2 năm nữa sẽ cho thu hoạch quả. Đặc điểm của cây mít ta khác với một số loại mít ghép ở chỗ: Từ lúc ra hoa đến khi quả chín là tròn 5 tháng, khi sắp chín thì tỏa mùi thơm phức, đem hái từ cây về nhà ủ khoảng 3 ngày thì bắt đầu ăn được. Mít ta có hạt bé, múi to, giòn, ngọt và vàng như nghệ...
Hiện, 1kg mít ta có giá bán giao động từ 15.000 đồng - 20.000 đồng/kg.
Chị Cà Thị Tân cho biết: Tôi thấy cây mít ta có quả từ gốc cho đến ngọn. Quả nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào quá trình chăm sóc bấm tỉa cành, tưới tiêu và tay nghề của chủ vườn. Bình quân 1 cây mít ta, tôi có thể thu từ 35 - 40 kg quả. Hiện nay, mít ta có giá bán trên thị trường giao động từ 15.000 đồng - 20.000 đồng/kg tùy theo mua vụ. Có thời điểm tôi còn không có sản phẩm bán, tôi phải đi mua mít ta ở các bản khác để cung cấp cho khách hàng quen thuộc. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình tôi có lãi 70 triệu đồng từ mít.
Có thời điểm chị Tân còn không có sản phẩm bán cho các thương lái...
Theo Dân Việt
Món ăn nhập ngoại gây sốt, làm mưa làm gió một thời rồi mất hút Trong quá khứ cũng có nhiều loại đồ ăn nước ngoài được nhập về Việt Nam từng làm mưa làm gió rồi lại lặng lẽ thoái trào. Gần đây tôm hùm đất đang là loại đồ ăn được nhiều bà nội trợ tìm kiếm. Xuất hiện từ vài năm về trước, ban đầu tôm hùm đất được nhập khẩu từ Mỹ, Canada về...