Giới y tế toàn cầu phản bác việc dùng thuốc sốt rét để ngừa Covid-19
Giới chuyên gia khẳng định, chưa có nhiều bằng chứng về hiệu quả của hydroxychloroquin trong việc điều trị cũng như phòng ngừa Covid-19.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 19/5 bảo vệ việc sử dụng thuốc sốt rét theo đơn của mình để ngăn ngừa virus SARS-CoV-2. Ông Trump cho biết, ông đã tham khảo ý kiến bác sĩ của Nhà Trắng về việc dùng loại thuốc và đã sử dụng trong khoảng 1 tuần rưỡi với việc bổ sung kẽm. Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định, việc sử dụng hydroxychloroquin sẽ đảm bảo mức độ an toàn bổ sung cho người sử dụng.
Giới chuyên gia khẳng định, chưa có nhiều bằng chứng về hiệu quả của hydroxychloroquin trong việc điều trị cũng như phòng ngừa Covid-19. Ảnh: Medscap
“Nếu các bạn xem một số báo cáo từ Pháp, Italy hay từ những nhân viên y tế tuyến đầu cho thấy đều có suy nghĩ giống như tôi. Tuy nhiên bạn biết đấy, mọi người phải tự đưa ra quyết định của mình. Loại thuốc này đã được tung ra thị trường trong 60 hoặc 65 năm để chữa bệnh sốt rét, lupus và những bệnh khác”, ông Trump nhấn mạnh.
Tuyên bố của Tổng thống Trump ngay lập tức vấp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia y tế quốc tế. Giới chuyên gia khẳng định, hiệu quả của loại thuốc này trong điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 vẫn chưa được chứng minh, cũng như không có bằng chứng cho thấy nó có tác dụng phòng ngừa. Dominique Costagliola – nhà dịch tễ học người Pháp cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump vận động công khai việc sử dụng hydroxychloroquine để ngừa Covid-19 có thể tạo ra hiểu lầm nguy hiểm đến người dân.
Video đang HOT
“Nhiều người sẽ dùng thuốc này mà không cần suy nghĩ và chắc chắn sẽ có tác dụng phụ nghiêm trọng đối với một số người. Vì vậy, những phát biểu từ các nhà lãnh đạo sẽ rất nguy hiểm. Đối với những kê đơn dự phòng cần phải tính toán mọi tác động, đặc biệt khi bạn không bị bệnh”, ông Costagliola cho biết.
Tiến sĩ Michael Head thuộc trường Đại học Southampton, Anh cũng khẳng định, mặc dù thử nghiệm tiền lâm sàng cho thấy tính hữu ích của hydroxchloroquine, nhưng không có bằng chứng cho thấy thuốc này có thể ngăn ngặn Covid-19.
Tiến sĩ Michael Head cũng nhấn mạnh không phải ai cũng hiểu được tác dụng phụ nguy hiểm của loại thuốc này: “Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết về hydroxychloroquine, đặc biệt là liên quan đến Covid-19. Chúng ta biết rằng thuốc này có tác dụng phụ dù sử dụng để điều trị theo cách nào, có thể gây buồn nôn và ói mửa.
Thậm chí nó gây ra vấn đề về tim, nặng hơn là co giật và mê sảng. Nó không phải là thuốc không có tác dụng phụ. Khi chưa có chứng minh khoa học, sử dụng thuốc vì mục đích khác là không hợp lý”.
Hydroxychloroquine và hợp chất liên quan là chloroquine đã được sử dụng từ hàng thập kỷ nay để điều trị sốt rét, chứng rối loạn miễn dịch và bệnh thấp khớp. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (FDA) mới đây từng khuyến cáo không nên sử dụng hai loại thuốc chữa sốt rét trong điều trị các bệnh nhân nhiễm Coivid-19 do có nguy cơ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim.
FDA khuyến cáo chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp để điều trị khi không còn giải pháp tối ưu nào khác. Bộ Y tế Canađa và Cơ quan Dược phẩm châu Âu cũng phản đối việc sử dụng hydroxychloroquine để điều trị Covid-19, trừ việc thử nghiệm lâm sàng
Trump nói đảng Dân chủ chậm mở cửa kinh tế
Trump cho rằng thành viên đảng Dân chủ tại các bang trì hoãn mở cửa lại nền kinh tế vì mục đích chính trị nhưng không đưa ra bằng chứng.
"Người dân Pennsylvania muốn tự do ngay bây giờ, họ hiểu rõ điều đó đòi hỏi những gì. Đảng Dân chủ đang hành động quá chậm chạp trên khắp nước Mỹ vì mục đích chính trị. Họ sẵn sàng chờ đến ngày 3/11 nếu có quyền quyết định. Đừng chơi trò chính trị, hãy giữ an toàn và hành động nhanh chóng", Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã hội Twitter hôm nay.
Ông chủ Nhà Trắng đang tìm cách nhanh chóng mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, dù các chuyên gia y tế cảnh báo cần tiến hành điều này thận trọng để tránh bệnh dịch tái bùng phát. Tổng thống Mỹ đã nhiều lần khuyến khích các bang nới lỏng những biện pháp phong tỏa được thiết kế nhằm ngăn nCoV lây lan.
Trump trong cuộc họp tại Nhà Trắng hôm 9/5. Ảnh: AFP.
Hầu hết các bang Mỹ đang mở cửa lại theo từng giai đoạn, làm dấy lên lo ngại rằng nguy cơ lây nhiễm nCoV sẽ gia tăng. Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe Mỹ tuần qua đã nâng dự báo số ca tử vong ở nước này lên gần gấp đôi do "sự bùng nổ của hoạt động đi lại ở một số bang".
Mỹ hiện ghi nhận hơn 1,37 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó 80.700 người đã chết, dù một số bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất như New York, New Jersey và Michigan đã có những dấu hiệu tích cực. Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe Mỹ cảnh báo các bang nới lỏng phong tỏa gần đây sẽ chứng kiến "số ca nhiễm nhảy vọt" trong khoảng 10 ngày.
Tuy nhiên, các cố vấn kinh tế của Trump nhấn mạnh trì hoãn mở cửa lại hoạt động kinh doanh cũng sẽ gây ra thiệt hại nặng nề, bày tỏ lạc quan rằng nền kinh tế Mỹ sẽ hồi phục vào nửa cuối năm nay. Trump tuần qua nhắc lại rằng ông tin nCoV "sẽ biến mất", kể cả khi không có vaccine.
Dù vậy, nhiều chuyên gia tỏ ý không đồng tình với nhận định này. "Virus sẽ không biến mất. Covid-19 sẽ là rắc rối chung ở Mỹ và toàn thế giới cho đến khi phát triển thành công vaccine", Tom Inglesby, giám đốc Trung tâm Y tế và An ninh của đại học Johns Hopkins ở bang Maryland, cho hay.
Giám đốc Viện virus Vũ Hán khẳng định 'không để lọt con virus nào' Các quan chức Viện Virus học Vũ Hán khẳng định tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn trong khi xuất hiện nghi vấn virus gây COVID-19 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm. "Chúng tôi áp dụng một loạt các biện pháp để đảm bảo không có con virus nào có thể lọt khỏi phòng thí nghiệm của chúng tôi", ông Yuan Zhiming,...