Giới y tế thế giới khuyên không nên dùng khẩu trang có van
Các quan chức y tế Hong Kong đã kêu gọi cấm sử dụng khẩu trang có van thở tại các cơ sở cách ly, sau khi xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo tại một khách sạn địa phương.
Giáo sư Yuen Kwok-yung cầm một khẩu trang có van thở khi phát biểu với báo chí vào tối ngày 22/11 (Ảnh: SCMP).
SCMP đưa tin, dòng khẩu trang có van thở với tính năng lọc không khí 1 chiều theo đường hít vào được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng lây nhiễm chéo tại khách sạn Regal Airport Hotel Hong Kong gần đây.
Theo các nhà chức trách, khẩu trang có van thở chỉ thích hợp để lọc bụi và chất gây ô nhiễm trong môi trường công nghiệp chứ không phù hợp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Nhà vi sinh vật học hàng đầu của Hong Kong, ông Yuen Kwok-yung cho rằng: “Những chiếc khẩu trang này chỉ bảo vệ người sử dụng chứ không an toàn cho những người xung quanh”.
Video đang HOT
Sau khi tiến hành kiểm tra tại khách sạn Regal Airport Hotel Hong Kong, ông nói thêm với các phóng viên: “Những chiếc khẩu trang này lọc không khí bẩn khi hít vào. Tuy nhiên, lượng không khí thở ra đi qua đường van thở lại không được lọc”. Do vậy, “tốt nhất là nên sử dụng các loại khẩu trang y tế phù hợp”.
Một chuyên gia nói rằng loại khẩu trang này nên bị cấm tại tất cả các cơ sở cách ly địa phương ở Hong Kong đang triển khai ứng dụng “Rời nhà an toàn”.
Khuyến khích đeo khẩu trang y tế
Chuyên gia hô hấp Leung Chi-chiu cũng đồng ý rằng khẩu trang kiểu van không đủ khả năng bảo vệ chống lại Covid-19. Tuy nhiên, ông nói: “Chúng ta không thể cấm người dân sử dụng khẩu trang kiểu van vì chúng có những mục đích sử dụng khác nhau. Thay vào đó là nâng cao ý thức của người dân và người bị cách ly, khuyến khích họ đeo khẩu trang y tế”.
Ngay từ tháng 4/2020, Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Hong Kong đã đưa ra cảnh báo tương tự về việc đeo loại khẩu trang có van thở. Theo đó, trung tâm cho biết: “Khẩu trang công nghiệp có van thở chủ yếu dùng để lọc bụi. Nếu một người đeo khẩu trang này bị nhiễm virus, nó có thể lây lan cho những người xung quanh”.
Vào tuần trước, nguồn lây nhiễm chéo tại khách sạn Regal Airport được phát hiện từ một người đàn ông Nam Phi, 36 tuổi. Vị khách này, được xét nghiệm dương tính hôm 15/11, đã đeo khẩu trang kiểu van có thể tái sử dụng nhiều lần trong suốt khoảng thời gian đó. 5 ngày sau, người đàn ông Canada 62 tuổi ở phòng đối diện với bệnh nhân gốc Phi đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Chuyên gia Y tế của Đại học Hong Kong Ho Pak-leung hôm 23/11 đã thúc giục các nhà chức trách cấm những người đeo khẩu trang kiểu van đi vào các cơ sở đang triển khai ứng dụng “Rời nhà an toàn” của chính quyền.
Ông nói với một chương trình radio rằng thiết kế của khẩu trang kiểu van chỉ hữu ích trong các môi trường công nghiệp và không đủ để ngăn chặn sự lây lan của virus chứa trong các giọt hô hấp.
Nhìn chung, mặt nạ kiểu van không quá phổ biến ở Hong Kong. Theo số liệu kiểm tra, trong 10 hiệu thuốc, cửa hàng khẩu trang và cửa hàng đồ thể thao xung quanh Vịnh Causeway, chỉ một cửa hàng thuốc địa phương bán khẩu trang có van thở. Tuy nhiên, loại mặt nạ này lại xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng với dịch vụ bán lẻ giao hàng đến Hong Kong.
Theo hướng dẫn cập nhật ngày 25/10 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), mọi người không nên sử dụng khẩu trang có van thở ra hoặc lỗ thông hơi, có thể cho phép các phần tử virus thoát ra ngoài.
Một hướng dẫn của CDC vào tháng 8/2020 cũng đưa ra lời khuyên tương tự.
“Mục đích của khẩu trang là ngăn các giọt bắn hô hấp tiếp cận với người khác để hỗ trợ kiểm soát nguồn bệnh. Khẩu trang có van một chiều hoặc lỗ thông hơi cho phép không khí thở được đẩy ra ngoài qua các lỗ. Điều này có thể cho phép các giọt bắn tiếp cận người khác và có khả năng lây lan virus gây bệnh Covid-19. Do đó, CDC không khuyến nghị sử dụng khẩu trang nếu chúng có van thở ra hoặc lỗ thông hơi”, hướng dẫn viết.
Trên cơ sở hướng dẫn đó, một số hãng hàng không lớn của Mỹ đã cấm hành khách đeo khẩu trang có van thở lên máy bay.
Tây Ban Nha: Hàng nghìn người trên đảo La Palma phải ở trong nhà do nguy cơ khí độc từ dung nham
Ngày 22/11, khoảng 3.000 người trên đảo La Palma thuộc quần đảo Canary của Tây Ban Nha đã được yêu cầu ở trong nhà khi dung nham từ một vụ phun trào núi lửa tràn ra biển, tiềm ẩn nguy cơ phát tán khí độc.
Dung nham từ núi lửa Cumbre Vieja trên đảo La Palma, Tây Ban Nha chảy tràn xuống biển ngày 29/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Giới chức địa phương nêu rõ do lo ngại "nguy cơ phát tán khí độc gây hại cho sức khỏe", Cơ quan khẩn cấp về núi lửa (Pevolca) của quần đảo Canary (Pevolca) đã đưa ra khuyến cáo trên đối với người dân tại các thị trấn và những ngôi làng ven biển gần nơi dung nham đang tạo những cột khói trắng lớn và đang tràn xuống biển.
Phát biểu họp báo, Giám đốc kỹ thuật của Pevolca, Miguel Angel Morcuende cho biết chỉ thị trên có thể tác động tới khoảng 3.000 cư dân trên đảo. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên chính quyền địa phương khuyến cáo cư dân tại Santa Cruz de La Palma - thủ phủ của quần đảo Canary - sử dụng khẩu trang FFP2 có khả năng lọc khí thải độc hại cao để tránh hít phải khí độc hại dioxit và lưu huỳnh.
Tất cả các chuyến bay đến và đi từ sân bay La Palma đều đã bị hủy trong ngày 22/11 do tro bụi, đánh dấu ngày thứ ba liên tiếp hoạt động di chuyển bằng đường hàng không bị gián đoạn.
Trong khi đó, Copernicus - Cơ quan giám sát vệ tinh của Liên minh châu Âu (EU), cho biết đá magma hình thành sau khi dòng dung nham nguội đi đang phủ đầy trên diện tích 1.065 hécta và phá hủy gần 1.500 tòa nhà. Dung nham đã phá hủy nhiều trường học, nhà thờ, các trung tâm y tế và nhiều cơ sở hạ tầng thủy lợi cung cấp nước tưới tiêu cho các đồn điền chuối trên quần đảo này. Ngày 19/11 vừa qua, chính quyền khu vực này ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 900 triệu euro (hơn 1 tỷ USD).
Đây là lần thứ ba dung nham tràn xuống Đại Tây Dương kể từ sau vụ núi lửa Cumbre Vieja tại phía Nam quần đảo Canary "thức giấc" vào ngày 19/9 năm nay khiến tro bụi bao phủ một vùng rộng lớn. Xét tổng thể, hầu hết quần đảo với khoảng 85.000 cư dân này vẫn an toàn và chưa chịu tác động lớn nào từ vụ phun trào. Tuy nhiên, nhiều khu vực ở phía Tây đảo đang đối diện với khó khăn khi dung nham đổ dần ra biển giáp những khu vực này.
Khẩu trang và giãn cách xã hội vẫn là biện pháp phòng dịch hữu hiệu Các chuyên gia nhấn mạnh khẩu trang và giãn cách xã hội vẫn là những biện pháp cần thiết để phòng dịch COVID-19. Nhận định này được đăng tải trên tạp chí British Medical số ra mới đây. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Sydney, Australia, ngày 11/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN Nhóm chuyên gia tại hai Đại học Monash, Đại học...