Giới trẻ Trung Quốc say mê trò giấu quà trong thành phố để người lạ tìm kiếm
Từ Tứ Xuyên đến Sơn Đông, thanh niên Trung Quốc đang biến thành phố thành sân chơi, bằng cách giấu đồ chơi, gói trà sữa và túi mù…
khắp nơi để người lạ tìm kiếm.
Những món quà được giấu khắp ngóc ngách trong các thành phố tại Trung Quốc. Ảnh: Xiaohongshu
Vào buổi tối trước lễ Giáng sinh, một ông già Noel bí ẩn đã giấu những quả cầu tuyết và đồ chơi nhồi bông hình cây thông ở quận Haidian, Bắc Kinh sau đó đăng tải trực tuyến những gợi ý về vị trí của chúng. Chỉ trong vòng vài phút, một số người sử dụng mạng xã hội đã chia sẻ hình ảnh họ tìm thấy những món quà này với blogger đã giấu chúng chỉ nửa giờ trước đó.
Ở Trung Quốc, trào lưu “săn kho báu trong thành phố” ngày càng sôi động trên mạng xã hội Xiaohongshu. Các từ khóa gồm tên thành phố kèm từ “xunbao” – thuật ngữ tiếng Trung để chỉ việc săn kho báu – tính đến ngày 26/12 đã thu hút hơn 36 triệu lượt xem trên Xiaohongshu.
Trên Xiaohongshu, các blogger tích cực chia sẻ video và ảnh vật phẩm họ giấu, cùng manh mối về nơi mọi người có thể tìm thấy chúng.
Một số thanh niên Trung Quốc chia sẻ với tờ Straits Times (Singapore) rằng những cuộc “săn tìm kho báu trong thành phố” giúp lan tỏa niềm vui. Cô Daisy Guo (34 tuổ.i), sống tại Thượng Hải, đán.h giá việc săn tìm kho báu mang lại những điều thú vị, giúp người chơi thoát cuộc sống thành phố đơn điệu chỉ là đi đi về về giữa nhà và nơi làm việc.
Video đang HOT
Bản thân Guo đã đi giấu các món quà để mọi người tìm kiếm. Guo kể lại: “Có một cô gái chia sẻ rằng việc tìm được món quà vào ngày hôm đó giúp cô ấy phấn chấn hơn. Điều đó khiến tôi cảm thấy mãn nguyện”.
Trong khi đó, cô Ula Wang tại thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, hy vọng việc săn tìm kho báu sẽ giúp mọi người xung quanh cảm nhận được hạnh phúc nhỏ bé trong cuộc sống thường nhật. Cô ví von: “Nó giống như khi một người phục vụ nói với bạn rằng bàn bên cạnh đã trả tiề.n cho bữa ăn của bạn rồi”.
Cô Wang sẽ lựa chọn quà dựa theo khu vực mà cô giấu chúng. Ví dụ, cô đặt các gói cà phê hoặc trà sữa gần khu vực văn phòng hoặc ô vào những ngày mưa. Wang nhận xét: “Tôi nghĩ rằng việc săn tìm kho báu trở nên rất phổ biến những ngày này vì mọi người đều quan tâm nhiều hơn đến hạnh phúc”.
Nghiên cứu sinh tiến sĩ Hetang Wang (28 tuổ.i) tại thành phố ven biển Uy Hải, tỉnh Sơn Đông, coi hoạt động này là cách chia sẻ đồ thủ công do cô tự tay làm đến nhiều đối tượng hơn, sau khi nhận ra chúng có thể giúp mọi người vui lên như thế nào. Khi nhập viện vì bệnh trầm cảm vào tháng 5, cô Wang bắt đầu làm đồ thủ công để tặng cho y tá. Họ rất vui khi nhận được quà.
Do đó, Wang đã giấu các món đồ thủ công mà cô đã làm để người lạ tìm kiếm. Mặc dù món đồ thủ công đầu tiên mà cô giấu được tìm thấy chỉ sau nửa ngày, nhưng trải nghiệm này đã để lại ấn tượng lâu dài. Người tìm được nó là một nhiếp ảnh gia. Anh đã cảm ơn cô và chụp một số bức ảnh đẹp. Sau đó, nhiếp ảnh gia này lại tiếp tục giấu món đồ. Một người “săn kho báu” khác đã tìm thấy và quyết định giữ nó. Cô Wang bộc bạch: “Thông qua việc nhận được phản hồi tích cực và kết nối với người lạ, tôi nhận ra rằng thế giới thực sự có thể là một nơi tươi đẹp”.
Khi xu hướng này ngày càng phổ biến, một số ý kiến ch.ỉ tríc.h đã nêu lo ngại rằng các vật phẩm này có thể bị sử dụng sai mục đích và gây bất tiện cho người lao động làm việc tại không gian công cộng.
“Xin hãy dừng trò săn tìm kho báu này lại”, một bài đăng trên mạng xã hội vào tháng 11 với 61.900 lượt thích, tuyên bố. Tài khoản này đồng thời cho rằng các gói hàng có thể gây hoảng loạn bởi chúng có thể bị nhầm là mối đ.e dọ.a khủng bố hoặc khiến người quét dọn nhầm là rác thải.
Đáp lại những lời ch.ỉ tríc.h, cô Ula Wang cho biết: “Tôi nghĩ những blogger khác cũng đã thấy những lời phê bình, vì vậy mọi người đều chọn giấu vật phẩm ở địa điểm ngoài trời để không gây ra vấn đề cho nhân viên tàu điện ngầm hoặc trung tâm mua sắm”.
Thông thường, kho báu được giấu ở những nơi có nhiều người qua lại, nghĩa là chúng sẽ được lấy hết trong vài phút.
Về quê khởi nghiệp trở thành trào lưu mới của giới trẻ Trung Quốc
Đã từng có thời cắm rễ tại thành phố lớn là giấc mơ của vô số thanh niên phố huyện, nhưng những năm gần đây, tình hình đã thay đổi.
Khi cơ hội ở thành phố lớn trở nên bão hòa, phát triển kinh tế tại các huyện nhỏ lại trỗi dậy mạnh mẽ, về quê kiế.m tiề.n đã trở thành trào lưu mới của thế hệ 9X Trung Quốc.
"Thời học đại học, tôi đã dự tính trở về quê". Đây là tâm sự của Trần Dịch Trừng năm nay 26 tuổ.i, đến từ huyện Tĩnh An, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc).
Năm trước, khi học Thạc sĩ tại Đại học Trung văn Hong Kong, Trần Dịch Trừng đã bắt đầu triển khai kế hoạch khởi nghiệp của mình. Sau khi tốt nghiệp, cô trở về quê hương, một huyện nhỏ với dân số chỉ có 160.000 người. Tháng 4/2022, cô đã đăng ký thành lập một công ty thương mại điện tử tại huyện Tĩnh An. Đến nay, Trần Dịch Trừng đã mở hai công ty thương mại điện tử, một xưởng chế biến thực phẩm, hai cửa hàng cà phê thương hiệu COTTI COFFEE. Quý I năm nay, cô đã giúp một doanh nghiệp kinh doanh đậu phụ ở địa phương tiêu thụ hàng hóa với doanh thu đạt hơn 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,5 tỷ đồng).
Đã từng có thời cắm rễ tại thành phố lớn là giấc mơ của vô số thanh niên phố huyện, nhưng những năm gần đây, tình hình đã thay đổi. Khi cơ hội ở thành phố lớn trở nên bão hòa, phát triển kinh tế tại các huyện nhỏ lại trỗi dậy mạnh mẽ, về quê kiế.m tiề.n đã trở thành trào lưu mới của thế hệ 9X.
Cũng như Trần Dịch Trừng, năm 2019, Tiểu Đổng khi đó mới 23 tuổ.i đã nghe lời khuyên của bố mẹ rời khỏi thành phố Trùng Khánh nơi đang làm thuê, trở về quê ở huyện Nam Giang (tỉnh Tứ Xuyên), mở một bệnh viện thú y đầu tiên ở địa phương. Mặc dù huyện Nam Giang không phải là một huyện có nền kinh tế phát triển, nhưng người dân địa phương yêu đời, rất nhiều người thích nuôi thú cưng như chó, mèo... "Tôi không có ngày nào nghỉ ngơi, thời gian hoạt động của bệnh viện hàng ngày từ 8 giờ 30 sáng đến 20 giờ 30 tối. Có lúc, một ngày phẫu thuật 8-10 ca, đều do tôi cầm dao chính", Tiểu Đổng chia sẻ.
Đầu tư khá lớn vào bệnh viện thú y, nhưng dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, Tiểu Đổng từng bước khắc phục khó khăn. Năm 2023, cô đã thu hồi vốn và sử dụng tiề.n kiếm được để mở thêm một cửa hàng đồ dùng cho thú cưng.
Sao những năm gần đây giới trẻ lựa chọn từ thành phố lớn trở về quê hương? "Bởi vì chúng tôi muốn có chất lượng sống", rất nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ 9X cho biết như vậy. Hơn mười năm trước, cùng với sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng, phổ cập của Internet, ngày càng nhiều phố huyện và khu vực nông thôn đều có hệ thống giao thông phát triển, có tàu cao tốc chạy qua, có trạm phát sóng 5G. Hiện nay, trên các phố huyện ở Trung Quốc, đều có thể bắt gặp các hàng cà phê tinh tế, cửa hàng trà xếp đầy thành hàng dài, còn có nhà hàng nổi tiếng trên mạng, hoạt động giải trí với trò chơi đóng vai các nhân vật, các cửa hàng cà phê Starbucks, cửa hàng thời trang Uniqlo, nhà hàng lẩu Haidilao, cửa hàng ăn nhanh KFC..., ở thành phố đều có mặt trên phố huyện.
Hơn 2.800 huyện đang trở thành cực tăng trưởng thứ hai thúc đẩy tiêu dùng của Trung Quốc. Trở về phố huyện không những chỉ là cảng tránh gió cho những người gặp trắc trở trong việc tìm kiếm cuộc sống, mà còn là một lựa chọn tự chủ nắm bắt cơ hội cuộc đời của những người khởi nghiệp.
Tô Lâm Văn học cao đẳng chuyên ngành công trình xây dựng, sau khi tốt nghiệp đã ở lại thành phố Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) làm các công việc trên công trường, kinh doanh dịch vụ ăn uống, mở cửa hàng giao nhanh đồ ăn. Trong quá trình làm việc, anh phát hiện nghề trang trí nội thất là một khoảng trống ở huyện nhà. Năm 2019, anh liền đầu tư hơn 300.000 nhân dân tệ, trở về huyện Viễn An ở tỉnh Hồ Bắc thành lập công ty trang trí nội thất của mình.
Tô Lâm Văn cho biết: "Muốn chiếm ưu thế ở huyện lị, cần phải học tập thẩm mỹ lưu hành ở thành phố lớn. Công ty chúng tôi thường ra ngoài giao lưu, cũng nhận được nhiều đơn hàng từ nơi khác. Dựa vào việc làm ăn ở huyện lị, tôi đã mua được một căn nhà ở thành phố Thành Đô".
Tại các huyện nhỏ ở Trung Quốc, trình độ tiêu dùng không ngừng nâng cao, giá thuê nhà rẻ, chi phí khởi nghiệp thấp, đã cung cấp không gian thị trường và tiềm năng phát triển rộng lớn cho những người khởi nghiệp thế hệ 9X. Bên cạnh đó, chính quyền các huyện ở Trung Quốc cũng đang tích cực khích lệ giới trẻ trở về quê hương khởi nghiệp. Đương nhiên, việc khởi nghiệp cũng không phải là dễ dàng thuận buồm xuôi gió, khởi nghiệp tại huyện nhỏ, cũng cần phải đối mặt với một số thách thức, ví dụ như dung lượng thị trường có hạn, nhân tài thiếu hụt...
Tuy nhiên, chính những thách thức này đã tôi luyện nên ý chí và năng lực khởi nghiệp của những người khởi nghiệp thế hệ 9X, cũng khiến họ càng quý trọng hơn mỗi một cơ hội không dễ có được như vậy.
Thị trưởng New York kiện đòi gỡ biển hiệu 'Bỏ phiếu cho ông Trump' dài 30 m Biển hiệu bề ngang 30 m với dòng chữ "Bỏ phiếu cho ông Trump" ở thành phố Amsterdam (bang New York, Mỹ) đang đối mặt nguy cơ bị gỡ bỏ vì thị trưởng thành phố kiện lên tòa. Biển hiệu gây tranh cãi ở thành phố Amsterdam, bang New York. ẢNH: CHỤP TỪ FOX NEWS Đài Fox News hôm 6.10 dẫn lời ông...