Giới trẻ thích thú với ‘bảo tàng kỹ thuật số’ đầu tiên ở Huế
Giới trẻ thích thú, lạ mắt với ‘bảo tàng kỹ thuật số’ đầu tiên tại Huế.
Trong ngày đầu ra mắt, tại tòa nhà Sốngplatform (TP Huế), không gian trải nghiệm nghệ thuật kỹ thuật số quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ xứ Huế.
“Sốnglab” chuyên trình diễn các tác phẩm nghệ thuật sử dụng công nghệ cao vào sáng tác hoặc trình bày.
Không gian trải nghiệm có tất cả 5 phòng với 1.000m2. Hiện nơi đây đang trình chiếu 8 tác phẩm nghệ thuật số của các nhà sáng tạo Việt Nam.
Mỗi căn phòng được trang bị hệ thống đèn lazer, màn hình, loa… hiện đại để phù hợp với mục đích trưng bày, thưởng lãm khác nhau.
Có phòng chỉ trình chiếu trên màn hình, có phòng kết hợp với nghệ thuật sắp đặt, có phòng thì trải nghiệm nhập vai, có phòng tạo nghệ thuật tương tác…
Video đang HOT
Không gian “Sốnglab”, trình chiếu ba tác phẩm với kỹ thuật mapping ánh sáng: “Mọi miền tiềm thức”, “Một trăm”, “Như một dòng chảy”.
Tại đây, khán giả sẽ được thấy ẩm thực Cố đô Huế qua lăng kính đầy của nghệ sĩ.
Những hiệu ứng ánh sáng đi theo bước chân, hay thiên nhiên thay đổi rực rỡ sau từng cái chạm tay, là những phương tiện dẫn dắt người xem bước vào không gian thực tế ảo độc đáo, đồng thời cũng là cách tôn vinh những kiến tạo của tự nhiên.
Trải nghiệm những không gian nhiều màu sắc.
Người xem hào hứng trải nghiệm tại không gian “Sốnglab” trong ngày đầu chính thức ra mắt.
Ông Dương Đỗ, Nhà sáng lập kiêm chỉ đạo thực hiện “Sốnglab” cho biết: “Mục tiêu lớn nhất của không gian này là tạo cơ hội cho mọi người tiếp xúc với nghệ thuật đương đại, cùng những công nghệ tiên tiến thế giới, từ đó mọi người sẽ từng bước nâng cao khả năng thẩm mỹ của mình.
“Người thấy các tác phẩm đẹp, muốn chụp vài tấm hình thì đã thỏa mãn nhu cầu giải trí. Người học thêm những điều mới mẻ, khác với suy nghĩ vốn có của mình, thì thỏa mãn nhu cầu giáo dục. Người ở trình độ cao hơn thì sẽ hòa mình vào bầu không khí mang đậm cảm hứng di sản, văn hóa… Mỗi người sẽ có cách trải nghiệm “Sốnglab” theo nhu cầu của mình” – ông Dương Đỗ nói.
Bức ảnh sống ảo của hai cô gái Trung Quốc gây hại
Hai cô gái mang đạo cụ lên nóc chốt bảo vệ để chụp hình sống ảo khiến chính quyền phải dỡ bỏ toàn bộ nơi này vì sợ người khác làm theo.
Bức ảnh về chuyến dã ngoại du xuân của hai cô gái ở Thượng Hải đang là chủ đề bàn luận của cư dân mạng Trung Quốc, theo Shine.
Tấm ảnh được đăng lên nền tảng Xiaohongshu (tương tự Instagram) ban đầu nhận được lời khen ngợi, nhiều người thích thú với giàn hoa cẩm tú cầu thân gỗ đang nở rộ phía sau.
Tuy nhiên, một người qua đường đã đăng bức ảnh hậu trường để "bóc phốt" hai cô gái.
Theo đó, bối cảnh thực tế không phải là một khu dã ngoại hay công việc. Hai cô gái đã mang đạo cụ khác nhau lên nóc phòng bảo vệ gần ga tàu điện ngầm Caohejing, quận Từ Hối để tạo bối cảnh chụp hình "sống ảo".
Câu chuyện nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người chỉ trích khi hai cô gái trẻ bất chấp an toàn chỉ để có tấm ảnh "câu view". Nhiều người cũng bày tỏ thắc mắc khi có rất nhiều bối cảnh đẹp khác nhau, không hiểu lý do gì để họ leo lên nóc phòng bảo vệ.
Lo ngại nhiều người khác theo trào lưu đến chụp ảnh với cây hoa cẩm tú cầu, chính quyền Thượng Hải đã quyết định dỡ bỏ phòng bảo vệ để đảm bảo an toàn, tránh sự cố đáng tiếc.
Đến ngày 13/4, việc phá bỏ phòng bảo vệ đã được hoàn tất. Trước đây, phòng bảo vệ này là nơi nghỉ chân và trú mưa của các sĩ quan tuần tra vào ban đêm.
Chốt bảo vệ đã được phá bỏ vì lo ngại nguy hiểm.
Đây không phải lần đầu tiên có người chụp ảnh check-in ở những bối cảnh kỳ lạ hoặc nguy hiểm, khiến dân mạng Trung Quốc tranh cãi. Trong khi một số người sáng tạo ra cách chụp hình thú vị, không ít người bất chấp an toàn chỉ để có tấm hình ưng ý.
Trước đó, một tài khoản đã gây chú ý khi đăng bức ảnh với tòa nhà nổi tiếng ở khu Phố Đông, Thượng Hải. Nhiều người nhận ra chủ nhân tấm hình đã ngồi trên một trụ điện để lấy được khung hình đặc biệt.
Hành động trên bị dân mạng chỉ trích vì nguy hiểm. Chính quyền sau đó đã dán một thông báo cấm mọi người leo lên trụ điện để check-in.
Cách đây không lâu, cư dân tại đường Anfu, nơi được ví đẹp như tranh vẽ ở trung tâm thành phố Thượng Hải, đã lên tiếng khi bị làm phiền bởi đội quân phát trực tiếp. Họ bất bình khi khu vực sinh sống trở thành điểm check-in "hot trend", với hàng loạt ngôi sao mạng tìm đến để quay phim, chụp hình.
Sự nổi tiếng của con phố này bắt đầu với clip viral có tựa đề "tiểu công chúa đường Anfu" - một người phụ nữ ngoài 50 tuổi diện trang phục Lolita xuống phố.
Những cư dân sinh sống ở đây phàn nàn về trò hề mà đám đông livestream đang gây ra trên con phố yên bình, đẹp đẽ một thời của họ. Một số người dân có sở thích đi dạo vào ban ngày cũng phải cố chờ đến chiều tối để tránh những kẻ gây phiền nhiễu.
Người dân phải kéo kín rèm cửa vào ban ngày để tránh những ánh mắt tò mò và camera. Một vài người trong số họ nhận ra mình đã thành đối tượng chụp ảnh khi đang đứng phơi quần áo bên ngoài.
Mùa xuân, khi các loại hoa nở rộ, nhiều công viên trong thành phố cũng rơi vào tình trạng báo động vì đội quân livestream kéo tới.
Công viên Gucun, nổi tiếng với vườn hoa anh đào, đã cử thêm nhân viên an ninh để nhắc nhở nếu một người hoặc nhóm chụp ảnh nán lại quá lâu ở một chỗ.
Các cô nàng phát trực tiếp đứng dưới các gốc cây suốt nhiều tiếng đồng hồ. Để thu hút sự chú ý, họ ngồi trên thang cao và mặc những bộ quần áo kỳ lạ. Người quay phim được trang bị tấm phản quang, thang hoặc ghế đẩu.
Một số du khách đến công viên đã tỏ ra khó chịu. "Mọi người đến để ngắm hoa, nhưng chỉ thấy những cô nàng muốn gây sự chú ý đang dán mắt vào màn hình livestream", một cô gái giới thiệu mình là Yumi, người Thượng Hải và đang sống ở Nhật Bản, bày tỏ.
3 cô gái mở 'Tiệm tỏ tình', chữa lành tổn thương bằng những lá thư cảm xúc Sau những tổn thương, 3 cô gái trẻ thành lập "Tiệm tỏ tình", nơi giúp người nhút nhát bày tỏ tâm tư, tình cảm, chữa lành vết thương lòng bằng những lá thư, đoạn radio đầy cảm xúc. "Tiệm tỏ tình" Năm ngoái, cả Nguyễn Lê Nguyên Thảo, Doãn Thị Hằng, Bùi Như Ý (cùng SN 2001), sống tại TP.HCM đều có những...