Giới trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer chỉ vì 6 thói quen hầu như ai cũng mắc phải
Các nhà khoa học khẳng định do mắc phải 6 thói quen này khi ngủ nên giới trẻ dễ tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn đáng kinh ngạc.
Hậu quả của giấc ngủ không chất lượng có thể nhìn thấy trước mắt là mệt mỏi, đờ đẫn, khó tập trung,… Tuy nhiên, về lâu dài thì việc ngủ kém còn gây ra nhiều hệ lụy khó lường trước được, đặc biệt là nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer nếu bạn lặp đi lặp lại những thói quen sau.
Trong một nghiên cứu được đăng trên Science Magazine về mối liên quan giữa giấc ngủ và bệnh Alzheimer, các nhà khoa học đã thử nghiệm trên 8 tình nguyện viên. Các tình nguyện viên này được cho ngủ một đêm dài nhưng sau đó thức suốt 36 giờ liền.
Và chỉ sau một đêm hoàn toàn không ngủ thì não của những người tham gia đã tăng đáng kể (51,5%) một loại protein có tên là TAU, đây là loại chất có liên quan đến bệnh Alzheimer. Tương tự như vậy trong các thí nghiệm ở chuột thì lượng Protein TAU cũng tăng gấp đôi ở chuột mất ngủ so với chuột được ngủ đủ giấc.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Science Translatio nal Medicine, nếu bạn ngủ ít, ngủ chập chờn không sâu giấc thì hàm lượng protein TAU trong não bộ sẽ tăng đáng kể. Từ đó, đây sẽ là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh bệnh Alzheimer hoặc có dấu hiệu sớm của căn bệnh này.
Ngoài ra, một giấc ngủ ngon và sâu cũng giúp bộ não loại bỏ sạch các protein gây bệnh Alzheimer. Do đó, nếu ngủ không sâu giấc thì bạn đã bỏ lỡ thời cơ dọn dẹp các yếu tố gây hại não nên khả năng mắc bệnh Alzheimer dễ tăng lên.
Nằm sấp khi ngủ
Các nhà khoa học đã nghiên cứu các tư thế nằm ngủ có ảnh hưởng như thế nào đối với khả năng loại bỏ chất gây hại tích tụ trong não bộ. Kết quả cho thấy rằng, việc nằm sấp khi ngủ là không được khuyến khích bởi nó ngăn chặn quá trình dọn dẹp này và khiến não bộ tích tụ nhiều chất bất lợi hơn, đặc biệt là các mảnh protein gọi là beta-amyloid, nguyên nhân chính gây bệnh Alzheimer.
Ngủ ngày bù cho ngủ đêm
Nhiều bạn trẻ có thói quen làm việc thâu đêm sau đó ngủ bù lại vào ban ngày và các chuyên gia nhận định rằng, cách ngủ này là phản khoa học và có thể làm tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer sớm ở người trẻ tuổi. Bởi cách ngủ này sẽ làm xáo trộn nhịp sinh học trong cơ thể khiến cho mỗi lúc bạn ngủ đều chập chờn khó sâu giấc nên não bộ không thể hồi phục kịp thời và mức độ tổn thương ngày càng tăng hơn.
Video đang HOT
Nghiện điện thoại trước giờ ngủ
Thói quen lướt điện thoại hàng giờ liền trước khi ngủ sẽ gây phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể, từ đó bạn sẽ khó ngủ và chất lượng giấc ngủ cũng không đạt chuẩn. Tất cả những hậu quả kèm theo này đều được các nhà khoa học thừa nhận là có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Sử dụng thuốc ngủ không theo đơn
Nhiều bạn trẻ có thói quen vô cùng tai hại là sử dụng thuốc ngủ mỗi khi không ngủ được. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì việc sử dụng thuốc ngủ bừa bãi có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ lên đến 54%. Bởi trong các loại thuốc này có chứa thành phần ngăn chặn hoạt động của một chất hóa học não gọi là acetylcholine, chất giúp hỗ trợ học tập và trí nhớ.
Cần làm gì để có giấc ngủ khoa học, hạn chế nguy cơ mắc bệnh Alzheimer sớm?
Để hạn chế tình trạng tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer sớm ở giới trẻ thì ngay từ hôm nay, bạn phải lưu ý tuân thủ các điều sau:
-Tuyệt đối không thức suốt đêm, cố gắng ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Tạo môi trường ngủ thật khoa học, giảm ánh sáng và tiếng ồn xuống mức thấp nhất, có thể sử dụng dụng cụ bịt tai, che mắt khi ngủ.
- Ưu tiên ngủ trong tư thế nằm nghiêng hoặc ngửa, hạn chế nằm sấp ngủ suốt đêm.
- Không ngủ ngày quá nhiều để hạn chế tình trạng rối loạn nhịp sinh học trong cơ thể.
- Hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh của thiết bị điện tử trước giờ ngủ ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
- Không tự ý uống bất kỳ loại thuốc ngủ nào, nếu bị mất ngủ lâu dài thì bạn nên đi khám để được chữa trị đúng cách hơn.
- Tăng cường vận động thể dục cũng là phương pháp giúp ngủ ngon.
Source (Nguồn): RD
Chuyên gia phân tích lợi ích và tác hại của các tư thế ngủ
Nếu chưa biết đến những ưu và nhược điểm khác nhau của các tư thế ngủ, mọi người có thể tham khảo những thông tin dưới đây.
Ngủ từ 6-8 tiếng một ngày là việc làm cần thiết để bảo vệ cơ thể và tâm trí khỏe mạnh. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bộ não hoạt động hiệu quả trong ngày hôm sau, dễ dàng học tập và ghi nhớ thông tin mới. Ngoài ra, ngủ đủ tạo điều kiện cho cơ thể tự chữa lành vết thương, làm mới tim và mạch máu, từ đó bảo vệ bạn khỏi các bệnh tim và cao huyết áp.
Ngủ từ 6-8 tiếng một ngày là việc làm cần thiết để bảo vệ cơ thể và tâm trí khỏe mạnh.
Hơn nữa, một giấc ngủ ngon còn giúp cơ thể nghỉ ngơi và xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, ngủ ngon không phải là việc dễ dàng đối với nhiều người. Tư thế xấu và nằm trên một chiếc giường không thoải mái có thể khiến bạn thức cả đêm, mất ngủ. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để sở hữu một giấc ngủ ngon là vị trí nằm.
Nếu chưa biết đến những ưu và nhược điểm khác nhau của các tư thế ngủ, mọi người có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
Nằm sấp
Sau một ngày dài làm việc căng thẳng, mọi người thường có xu hướng nằm sấp xuống giường và ngủ. Tuy rất thoải mái, áp mặt vào gối thực sự có hại cho cơ thể bạn, đặc biệt là về lâu dài.
Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, nằm sấp là tư thế ngủ tệ nhất.
Nằm nghiêng
Các nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Memorial Hermann ở Houston, Texas đã chỉ ra, hầu hết mọi người đều thích ngủ nghiêng về một bên. Tư thế này giống với hình dạng cuộn tròn của thai nhi trong bụng mẹ.
- Ưu và nhược điểm của ngu nằm nghiêng sang phải:
Bhavesh Shah, giám đốc y khoa tại Trung tâm Y tế Long Beach, California khuyên, mọi người cần tránh ngủ ở vị trí này nhiều nhất có thể.
- Ưu và nhược điểm của ngủ năm nghiêng sang trái:
Để cải thiện tư thế ngủ, bạn tốt hơn hết hãy đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để điều chỉnh hông và khớp ở vị trí thoải mái nhất.
Nằm nâng chân
Trong khi ngủ, chân có xu hướng di chuyển lên xuống. Mọi người có thể dễ dàng nhận thấy khi thức dậy, bộ phận này nâng cao gần tới ngực, dẫn đến hiện tượng một chân cao chân thấp hoặc cả hai chân cùng co lên.
Để ngăn ngừa tư thế này, bạn hãy đặt một chiếc gối dày cỡ trung bình giữa hai chân. Gối sẽ khiến chân bạn khó thể di chuyển chân lên xuống khi ngủ.
Nằm ngửa
Nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất. Ở vị trí này, mặt của chúng ta có xu hướng đặt thẳng, đầu được nâng đỡ bởi gối. Đây là vị trí ngủ tuyệt vời và bảo vệ sức khỏe nhất trong các tư thế đã kể trên.
Nguồn: Stylecraze
Australia thử nghiệm thuốc Xanamem chữa căn bệnh Alzheimer Loại thuốc đang thử nghiệm tại Australia có tên gọi là Xanamem, hoạt động bằng cách làm giảm lượng cortisol, loại hormone được sản sinh ra trong cơ thể khi một người bị căng thẳng. Thuốc Xanamem mở ra hy vọng cho các bệnh nhân Alzheimer. (Nguồn: heraldsun.com.au) Các nhà nghiên cứu tại Linear - trung tâm nghiên cứu lâm sàng hàng đầu...