Giới trẻ săn lùng hàng thời trang mùa ’sale off’
Những ngày cuối năm, thị trường mua sắm hàng thời trang tại TP HCM nhộn nhịp, sôi động hơn bao giờ hết. Một lượng lớn “thượng đế” là các bạn trẻ tranh thủ mùa “ sale off” để chuẩn bị cho Noel và đón năm mới.
Trong thời gian này, hầu hết các cửa hàng thời trang đều đồng loạt giảm giá
Thời gian này được xem là đợt bán hàng giảm giá lớn nhất trong năm, các trung tâm mua sắm, cửa hàng bắt đầu “đua nhau” xả hàng để kích cầu tiêu dùng, thu hồi vốn, đồng thời đẩy hàng trong năm, chuẩn bị tung ra những mẫu mới, hợp thời trang. Chính vì thế, trải dài những con đường lớn trong thành phố, đâu đâu người ta cũng có thể bắt gặp những shop thời trang đang “sale off” không chỉ 10%- 20% như trong năm, mà có nơi tăng lên 70%- 80% khi năm mới đang đến gần.
Ngoài ra, nhiều chiêu khuyến mãi hấp dẫn như quà tặng lớn, trúng thưởng hay phụ kiện kèm theo vòng đeo tay, thắt lưng, cà vạt… đã lôi kéo “thượng đế” quyết định “móc hầu bao” đi mua sắm, khiến thị trường thời trang tấp nập, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Một điều dễ nhận thấy là đối tượng được các shop nhắm tới trong thời gian này phần lớn là các bạn trẻ, những người mặc dù rất thích sắm sửa nhưng “tài khoản” lại eo hẹp, không đủ đáp ứng nổi sự “ham muốn”. Vì vậy, mùa “sale off” chính là thời cơ để họ có cơ hội “diện” lên những bộ cánh mới toanh hợp model, nhất là khi Noel và năm mới đang đến gần.
Đi một vòng qua các con phố mua sắm như đường Nguyễn Trãi (quận 5), Lê Văn Sỹ, Nguyễn Đình Chiểu (quận 3), Hai Bà Trưng (quận 1)… để hưởng ứng, cũng như cảm nhận mùa giảm giá, chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước một số lượng quần áo, giày dép, túi xách được tung ra với nhiều model rất đẹp, họ còn đổ ra cả đống trước quán, trên vỉa hè để bán với giá cả từ cao cấp, trung bình đến “bèo bọt”. Các cửa hàng treo bảng giảm giá càng lớn thì càng đông khách.
Đợt xả hàng cuối năm nhằm thu hồi vốn
Video đang HOT
Cặp mắt liên tục đảo để ngắm nghía, hai tay thì xáo trộn đống áo quần “xôn”, bạn Thanh Mai – sinh viên năm nhất ĐH Công Nghiệp cho biết: “Mình ở tận Gò Vấp, nhưng nghe mấy bạn “đồn thổi” ở ngoài đây đang giảm giá hàng áo quần rẻ lắm nên cũng tranh thủ ra đây xem mua được gì thì mua. Chứ sinh viên xa nhà, ngày thường đâu có dám mua sắm gì nhiều”. Còn Hương, một nữ sinh trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai thì được xem như là tay “săn” hàng khá sành sỏi, cầm trên tay hai chiếc áo, hào hứng: “Em thấy quần áo ở đây phong phú, đa dạng và giá cả cũng vừa phải so với lứa tuổi như tụi em, nhưng để kiếm được cái áo đẹp, hợp thời trang thì phải chịu khó chọn lựa, có khi mất cả tiếng mới may mắn có được một cái”.
Ở một cửa hàng bán đồ hiệu nổi tiếng trên đường Hai Bà Trưng, “thượng đế” cũng tấp nập đi shopping không kém. “Áo quần ở đây lúc trước mình đi xem thấy thích nhưng đắt quá, nhiều lần muốn mua mà nghĩ đến giá cả là ngán quá nên cứ chần chừ mãi, hôm nay thấy giảm chỉ còn một nửa nên chắc sẽ mua để đi chơi Noel”, một thanh niên đang “ săn lùng” hàng hiệu giá rẻ chia sẻ. Song, không ít người lại phàn nàn “hàng hiệu gì mà đắt quá, treo bảng giảm giá từ 30% đến 70% rồi mà một cái áo sơ mi cũng còn bạc triệu, mẫu mã thì cũ quá” .
Hàng “sale off” được bày ra ngoài đường để bán
Trong thời gian hưởng ứng chiến dịch “sale off”, nhiều cửa hàng phải huy động thêm người nhà đến để bán hàng và trông xe cho khách: “Khoảng 1 tuần trở lại đây, lượng khách tăng khoảng 20%- 30% do các sản phẩm giảm giá nhiều và dịp cuối năm nên người tiêu dùng thường chi tiêu mạnh tay hơn. Song, phần lớn là học sinh, sinh viên và một số người thấy hàng “xôn” rẻ nên mua để mang về quê tặng làm quà trong dịp tết”, chị Lan, chủ cửa hàng lý giải.
Tuy nhiên, nhiều người chuyên “săn” hàng “sale off” cho biết, hầu hết các cửa hàng đều treo bảng giảm giá hàng mới, hàng hiệu nhưng điều đó rất ít mà chỉ là “chiêu” để lôi kéo, tạo ấn tượng cho các “thượng đế” nhìn thấy. Vì thực tế, không ít người đã “dính bẫy” khi mua phải các mặt hàng được giảm giá đều do “hết thời”, hàng tồn, hàng nhái kém chất lượng được gắn mác “hàng hiệu” hoặc cửa hàng đẩy giá lên cao rồi đem ra “đại hạ giá”.
Hoài giang – Giang Thanh
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bí kíp shopping... kiểu teen
Hầu như teen nào cũng từng trở thành khách hàng thân thiết của những cửa hàng, siêu thị. Có khi mua sắm đã trở thành thói quen, sở thích của nhiều teen.
Tuy nhiên, mỗi người có một cách ứng xử khác nhau với món hàng, nhân viên bán hàng và cửa hàng. Điều đó đã khiến văn hóa mua hàng của teen có những nét rất đặc trưng.
Chẳng ngại mặc cả
Đa phần các teen đều là học sinh, sinh viên. Vì vậy, chọn mua những món hàng yêu thích nhưng phải phù hợp với túi tiền là điều rất quan trọng. K.Thanh (trường K) rất được bạn bè nể phục vì tài trả giá cực siêu của cô nàng. Dù đến bất cứ đâu, thậm chí là một cửa hàng lạ hoắc, chỉ cần liếc sơ qua món hàng là Thanh có thể định giá cho món đó và hầu như chưa bao giờ lầm. Vì thế mà những món đồ Thanh mua bao giờ cũng có giá rẻ hơn nhiều so với người khác. Do đó, hễ đi mua đồ, đi shopping là các bạn lại rủ Thanh đi theo để...trả giá hộ. Tiền công là một chầu nước hoặc một bữa điểm tâm "vẫn lời chán so với khi tự mình đi mua đồ"- T.Quyên (bạn cùng lớp với Thanh) cho biết. Cô bạn cho biết bí quyết như sau "Trước hết, mình phải đọc kỹ thông tin về chất liệu thành phần của sản phẩm vì có những món đồ giống nhau bề ngoài nhưng chất lượng khác xa. Bước tiếp theo là phải chịu khó tìm những nơi có bán món hàng đó để đọ giá. Bạn có thể lên mạng, vào siêu thị thậm chí đến chợ đêm. Tốt nhất là nên làm quen với những người bán hàng nơi đó để có thể biết nhiều thông tin hơn. Nghe thì có vẻ khó khăn nhưng khi bạn đã quen rồi thì những việc đó chẳng tốn bao nhiêu thời gian đâu".
Tuy nhiên nên tránh: Ở những cửa hàng bán đúng giá thì thường người ta không cho khách mặc cả, vì thế bạn cũng nên "tùy cơ ứng biến" để không bị chủ hàng khó chịu nhé. Ngoài ra, cũng nghe ngóng để mặc cả "vừa tới" thôi, chứ bạn "down" giá ác liệt quá thì cũng chẳng thể nào mua được món hàng mình thích đâu đấy.
Có khuyến mãi là không bỏ qua
Đó là tâm lí chung của hầu hết các teen. Hầu như các công ty khi tung ra chương trình khuyến mãi đều đánh trúng tâm lí của teen thích được nhận những quà tặng độc đáo, thích mua một được hai...nhóm bạn của K.Băng (trường V) cứ có khuyến mãi là hợp tác với nhau mua thật nhiều về để bán lại. Đặc biệt là những khuyến mãi mua càng nhiều càng được lợinhiều thì cách này cực kì tinh tế. Không chỉ các teen được lợi hơn bình thường mà những phi vụ này còn khiến teen có thêm kinh nghiệm mua sắm.
Tuy nhiên nên tránh: vì tham hàng "sale off", có khuyến mãi mà mua không tiếc tay rồi về chẳng dùng hết, lãng phí và tốn kém còn hơn cả mua hàng không "sale off". Cũng cẩn thận hàng khuyến mãi kém chất lượng đấy nhé.
Những khách hàng thân thiện nhưng cực kì khó tính
Đa số các teen là những khách hàng cực kì vui tính và gần gũi. Không chỉ đơn giản là đến mua hàng mà nhiều teen còn sẵn sàng bắt chuyện và kết thân với các anh chị nhân viên hay chủ cửa hàng đó. Chị Minh Trang (nhân viên bán quần áo tại một shop trên đường Kha Vạn Cân) cho biết "Hầu hết các em thuộc lứa tuổi teen đến đây đều rất vui vẻ và lễ phép. Nhiều em còn nhờ mình tư vấn chọn lựa những món đồ phù hợp". Vì thế những khách hàng thân thiết này luôn nhận được sự ưu ái đặc biệt. X.Trang (trường THPT NK) lúc nào cũng luôn lịch sự và hòa đồng với những người mà mình mua hàng. Thế nên, Trang trở thành khách quen của khá nhiều cửa tiệm. Cứ hễ có hàng mới về hya hàng khuyến mãi, giảm giá là Trang lại được các chị bán hàng thông báo và ưu tiên cho chọn trước.
Bên cạnh đó, khá nhiều teen còn mang nặng tư tưởng "khách hàng là thượng đế" nên dù người bán đáng tuổi cô chú, họ đều không coi ra gì. B.Ngọc (trường V) vốn là tiểu thư của một gia đình giàu có. Thế nên khi đi đến bất kì cửa hàng nào, Ngọc cũng mang tư tưởng kẻ cả. Ra lệnh, sai bảo, thậm chí thấy ai không vừa lòng là Ngọc lại làm khó dễ. Với triết lí khách hàng là thượng đế, cô tiểu thư này luôn tỏ ra phách lối và có thái độ thiếu tôn trọng với những nhân viên bán hàng. Một lần, cô nàng tranh cãi với chị phục vụ chỉ vì chị ấy chậm mở cửa cho Ngọc vào...phòng thử đồ. Tưởg đâu có tiền là trên hết nhưng một số bạn trẻ gần đó bức xúc với thái độ của Ngọc nên đã đứng ra đòi lại công bằng cho chị nhân viên. Vậy là Ngọc bị một phen bẽ mặt trước đám đông.
Vì thế, nên tránh: bạn khó tính trong lựa chọn hàng hóa, nhưng đừng vì thế mà tỏ vẻ "dè bỉu" hay quá "xét nét" hàng hóa của người ta nhé. Chẳng ai muốn bán hàng cho một vị khách không biết tôn trọng họ đâu.
***
Văn hóa mua hàng không chỉ là một nét đặc trưng không lẫn vào đâu được mà còn thể hiện thái độ và ý thức của các teen trong việc mua sắm. Với những thói quen rất teen như muốn mua hàng giá rẻ, thích hàng khuyến mãi thì bạn không đừng ngần ngại vì đó là điều mà hầu hết các cửa hàng đều dành sự ưu ái đặc biệt cho teen. Quan trọng nhất là bạn cần tôn trọng và vui vẻ với người bán hàng, và nơi mình mua sắm . Đừng thiết lập một mối quan hệ đơn thuần giữa người mua-kẻ bán. Hãy thân thiện và tâm lí khi mua hàng để chứng tỏ bản lĩnh của một teen @ các bạn nhé!
Theo PLXH
Theo chân Vespa, SH đi săn hàng thùng Hà Nội chớm đông cũng là lúc những những cửa hàng bán hàng thùng trong chợ Đông Tác, Hà Nội bắt đầu "chiến dịch" xả hàng. Có một điều khác thường là khách "ruột" của các gian hàng phần đông là dân "kinh tế khá". Săn hàng thùng - sở thích của nhiều "quý cô" Từ lâu, mua hàng thùng trở thành "mốt"...