Giới Trẻ Đi Làm: Ưu Tiên Chỗ Nhiều Tiền, Sếp Không Lắng Nghe Thì Nghỉ
Câu chuyện giới trẻ ngày nay đi làm luôn là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người, nhiều tân cử nhân vừa ra trường loay hoay vào cuộc sống kiếm việc nhưng sự ưu tiên lại là tiền, niềm vui,… thay vì kinh nghiệm.
Trong thời đại hiện nay, tư duy đi làm của giới trẻ đã trở nên khác biệt so với thế hệ trước. Sự phát triển của công nghệ, môi trường kinh doanh đa dạng hơn và xu hướng xã hội mới đã tác động đáng kể đến cách nhìn nhận và tiếp cận công việc của giới trẻ. Trong bối cảnh này, một quan điểm phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt là cái tôi cao và đi làm vì tiền. Thế nhưng, cái gì cũng có mặt trái của nó, càng về dài những vấn đề trên trở thành chủ đề bàn luận của nhiều người.
Giới trẻ ngày nay đi làm rất khác thế hệ trước. Ảnh: Sina
Chỗ nào nhiều tiền thì ưu tiên
Chắc hẳn, ai cũng từng nghe “Nếu bạn còn trẻ, hãy làm việc vì tiền, đừng làm vì đam mê”, câu nói trên đã trở thành động lực, châm ngôn sống của thế hệ trẻ ngày nay, làm gì cũng chú ý thu nhập lên hàng đầu. Nhiều bạn trẻ khi đi phỏng vấn chưa kịp nhìn những gì mình học được, cơ hội thăng tiến đã ngay lập tức chán nản vì nghe thấy mức lương được đưa ra không được cao. Không thể phủ nhận rằng việc kiếm tiền vô cùng quan trọng, một trong những điều nên ưu tiên, thế nhưng, việc đặt tiền bạc vào tìm kiếm công việc đôi khi sẽ không phải lựa chọn đúng đắn.
Vì nhiều khoản chi, giới trẻ ngày nay ưu tiên mức lương của công việc. Ảnh: TH
Lê Thu Hằng (23 tuổi, vừa tốt nghiệp ngành quan hệ công chúng), ngay sau khi tốt nghiệp, Hằng đã tìm kiếm công việc trên các trang tuyển dụng, các diễn đàn MXH. Ban đầu, cô bạn đặt cho mình mức lương trên 10 triệu cho việc toàn thời gian, trong suốt quá trình tìm việc, Hằng có được kêu đi phỏng vấn ở rất nhiều nơi và được một số bên báo trúng tuyển, cô nàng quyết định chọn nơi trả lương cao nhất dù công việc có phần hơi khác chuyên môn.
Chia sẻ về chuyện tìm việc, Thu Hằng tâm sự: “Ban đầu mình nghĩ đơn giản, chỉ việc lương cao để tri trả mọi chi phí là được, mình còn tốt nghiệp đại học mà dại gì làm việc lương thấp. Thế nhưng, đi làm mọi thứ phũ phàng, mình không thể theo được công việc, đành phải xin nghỉ và giờ vẫn đang thất nghiệp, đi tìm công việc phù hợp”.
Chọn đi làm vì tiền thay vì đam mê và kinh nghiệm. Ảnh: Pinterest
Thực tế cho thấy, hầu hết các bạn trẻ thời nay đều quan tâm đến vấn đề tài chính, họ coi tiền bạc là yếu tố quan trọng nhất, thúc đẩy động lực đi làm. Thế nhưng, đó không phải yếu tố duy nhất của sự thành công công việc, thu nhập cao chưa chắc mang đến khả năng thăng tiến và kinh nghiệm thực tế.
Câu chuyện giới trẻ làm việc vì tiền đã rất nhiều lần được phản ánh trên các diễn đàn, rất nhiều công ty cho biết, nhân viên rất nhiều nơi sẵn sàng nghỉ việc để đến bên đối thủ nơi mình đang làm vì ở đó trả lương cao hơn.
Video đang HOT
Sẵn sàng nghỉ việc nếu không thích sếp
Thế hệ trẻ ngày nay thường mang trong mình một sự tự tin và tinh thần độc lập trong công việc. Họ không ngần ngại nghỉ việc nếu không hài lòng hoặc không thích môi trường làm việc và rất hay “bật sếp”. Một kết quả khảo sát của Anphabe cho thấy 62% các bạn trẻ gen Z nhảy việc ngay trong năm đầu tiên, nhiều bạn thậm chí còn nhảy việc vài lần trong 1 năm ngay khi ra trường.
Tôi có một người tên K. (26 tuổi), K. rất tin vào năng lực của bản thân, trong một dự án của công ty, khi ấy K. có đưa ra một số đề xuất, giải pháp anh cho là phù hợp, thế nhưng, ngay lập tức bị sếp bác bỏ và cho là không phù hợp. Quá bực tức, K. sau đó đã xin nghỉ việc, cậu ấy cho rằng, bản thân có năng lực thì sống đâu cũng được. Cậu bạn như minh chứng cho giới trẻ hiện đại, những người có cái tôi rất cao và quá tự tin với năng lực của mình.
Giới trẻ rất tự tin vào năng lực bản thân. Ảnh: Sina
Theo nghiên cứu của PWC (PricewaterhouseCoopers – 1 trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới), 72 % người Việt thuộc thế hệ Z muốn phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng kinh doanh cũng như các kỹ năng số cụ thể. Tuy có nhu cầu học hỏi và phát triển nhưng nhiều bạn lại ngại bị phê bình, không chịu được áp lực phải thay đổi, hiểu được vấn đề của bản thân nhưng mơ hồ, bảo thủ về cách giải quyết hay tự tin thái quá về năng lực của bản thân… Đây là một biểu hiện rất rõ về việc đánh giá cái tôi quá cao của Gen Z trong mắt các thế hệ trước.
Gen Z ở thời đại công nghệ số luôn mang “màu sắc” riêng, muốn chứng tỏ mình bằng thực lực, thể hiện bản thân trước đám đông. Ngay cả trong công việc cũng vậy, họ luôn cho thấy tham vọng và cá tính mạnh mẽ, không ngại điều gì. Thực chất, việc nghỉ việc vì sếp chỉ là một nguyên nhân nhỏ, có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến.
Gen Z luôn muốn công việc của mình được như bản thân muốn. Ảnh: Sina
Sếp có thể không đáp ứng được mong muốn của nhân viên về phát triển sự nghiệp, hoặc không trao quyền và trách nhiệm đúng mức. Điều này có thể dẫn đến cảm giác bị hạn chế, không có động lực và sự thiếu hài lòng về công việc.
Tuy nhiên, việc sẵn sàng nghỉ việc chỉ vì không thích sếp cũng có thể được coi là một quyết định cẩu thả và không suy nghĩ kỹ lưỡng. Trước khi đưa ra quyết định đó, cần xem xét lại những yếu tố khác trong công việc như môi trường làm việc, cơ hội phát triển, thu nhập và sự ổn định công việc. Sẽ là một quyết định vội vàng nếu chỉ dựa trên việc không hợp ý kiến với sếp mà không xem xét các yếu tố khác quan trọng trong sự nghiệp và cuộc sống.
Các bạn trẻ luôn đưa ra quyết định rất nhanh. Ảnh: Pinterest
>> Xem thêm: Giới trẻ áp lực vì “con nhà người ta”: Bố mẹ ơi, nhưng đây là nhà mình
Hãy ngưng ảo tưởng
Các bạn trẻ nên ngưng ảo tưởng về việc nghỉ việc vì không thích sếp, làm việc chỉ để chọn chỗ lương cao. Việc nghỉ việc chỉ vì không thích sếp có thể đồng nghĩa với việc từ bỏ một cơ hội học hỏi và trưởng thành. Trong sự nghiệp, chúng ta thường phải làm việc với những người có quan điểm và phong cách quản lý khác nhau. Việc gặp phải sếp không phù hợp có thể là một cơ hội để chúng ta học cách thích nghi, làm việc trong môi trường khó khăn và phát triển kỹ năng quan trọng như kiên nhẫn và lãnh đạo bản thân.
Chuyện tập trung chỉ vào mức lương có thể khiến ta bỏ qua những yếu tố quan trọng khác trong công việc. Một công việc không chỉ là về tiền bạc, mà còn về sự hài lòng, cảm giác đóng góp và phát triển cá nhân. Chọn công việc chỉ dựa trên mức lương cao có thể dẫn đến sự mất hứng thú và cảm giác trống rỗng trong công việc hàng ngày khi còn trẻ, điều quan trọng nhất là đam mê. Hơn nữa, công việc chỉ với mục đích kiếm tiền có thể không đảm bảo sự hài lòng lâu dài. Khi tiền bạc trở thành ưu tiên hàng đầu, ta có thể tự đặt mình vào tình huống cảm thấy bị ràng buộc và không hạnh phúc.
Hãy tập trung phát triển tốt bản thân. Ảnh: Pinterest
Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, đã nói: “Việc tập trung vào việc mình đam mê sẽ mang lại thành công và hạnh phúc. Đừng chỉ tìm kiếm công việc với mục tiêu kiếm tiền”.
Mark Zuckerberg cho rằng, khi chúng ta tìm và làm việc với đam mê, chúng ta sẽ có sự thỏa mãn và niềm vui trong công việc hàng ngày. Thay vì chỉ tập trung vào mục tiêu kiếm tiền, ông khuyên chúng ta nên tìm cái mình thích, vì khi làm việc mà ta say mê, nó sẽ trở thành một trải nghiệm thú vị và sự cống hiến sẽ tự nhiên mà không cần ép buộc.
Điều quan trọng vẫn là cảm xúc bản thân. Ảnh: Pinterest
Cuối cùng, quyết định về công việc và sếp không chỉ nên dựa trên mức lương và sự lắng nghe mà còn nên xem xét những yếu tố khác như sự phù hợp, sự phát triển và mục tiêu cá nhân. Điều quan trọng là giới trẻ hiểu rằng một quyết định lâu dài và cân nhắc kỹ lưỡng có thể mang lại lợi ích lớn hơn trong tương lai.
Đôi bạn thân 30 tuổi quyết về quê làm nông dân: Lương thấp nhưng vui
Đối với nhiều bạn trẻ việc có thể bám trụ lại thành phố sau đại học là điều không hề dễ dàng.
Bởi thực tế chi phí sinh hoạt ở thành phố vô cùng đắt đỏ nhưng mức lương mới ra trường lại khá khiêm tốn. Tuy nhiên, hiện tại có không ít người sau cả thập kỷ làm việc tại thành phố lại mong muốn "bỏ phố về quê". Thậm chí, lao động có trình đồ cử nhân, thạc sĩ còn lựa chọn làm công việc nông dân để có cuộc sống thảnh thơi, không phải đau đầu cạnh tranh trong công việc. Như trường hợp của cặp bạn thân dưới đây chính là ví dụ.
Đôi bạn thân lựa chọn "bỏ phố về quê" làm nông dân trồng dưa hấu. (Ảnh: Sohu)
Cụ thể, thông tin đăng tải trên Star Video cho hay, Đậu Đậu là một nữ thạc sĩ 30 tuổi, tốt nghiệp Đại học Hồ Nam. Cô nàng đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại công ty sản xuất game. Tuy nhiên, cô đã cùng bạn thân thời đại học của mình về vùng nông thôn Tế Nam thuê một nhà kính để trồng dưa hấu. Thông tin này nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người.
Trước khi có quyết định này, Đậu Đậu đã từng nhảy việc 3 lần chỉ trong 5 năm bởi cô cảm thấy quá nhàm chán với công việc hiện tại. Sau mỗi lần nghỉ việc cô đều mong muốn tìm được công việc phù hợp hơn nhưng mọi chuyện đều xoay quanh một vòng luẩn quẩn như cũ. Mặc dù mức lương cao nhưng khối lượng công việc rất nhiều. Hơn nữa các công việc cứ lặp đi lặp lại khiến cô cảm thấy vô cùng nhàm chán.
Công việc làm nông khiến cô gái cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn. (Ảnh: Sohu)
Hiện tại trang trại trồng dưa của họ đã đi vào hoạt động ổn định. (Ảnh: Sohu)
Chính vì thế vào tháng 10/2022, Đậu Đậu đã lựa chọn "bỏ phố về quê". Quyết định này của cô nàng còn có sự ủng hộ và đồng hành của San San, người bạn cùng phòng từ thời đại học của Đậu Đậu. Cả hai quyết định về quê của San San để bắt đầu hành trình tìm lại niềm vui cho chính mình.
Đậu Đậu cho biết khoản đầu tư ban đầu để sửa chữa nhà kính và mua cây giống dưa hấu hết gần 50.000 nhân dân tệ (khoảng 170 triệu đồng). Cả hai cũng dự tính tất cả các chi phí sau khi hoàn thiện mô hình này sẽ trên dưới 100.000 nhân dân tệ (khoảng 340 triệu đồng). Bố mẹ San San sau khi biết quyết định của con gái cũng cảm thấy vô cùng khó hiểu. Tuy nhiên họ cũng ủng hộ và sẵn sàng trở thành nông dân giúp đỡ hai cô gái trồng trọt.
Cả hai quyết định thuê một nhà kính để cải tạo và trồng dưa hấu. (Ảnh: Sohu)
Chi phí cải tạo, mua giống cây trồng và nguyên vật liệu đến khi hoàn thiện khoảng 340 triệu đồng. (Ảnh: Sohu)
Trong khi đó, cha mẹ Đậu Đậu chưa hề biết quyết định "bỏ phố về quê" của con gái. "Họ vẫn nghĩ tôi đang làm việc cho công ty game. Tôi định chờ dưa chín sẽ gửi dưa cho cha mẹ ăn thử, lúc đó, tôi sẽ thông báo luôn", Đậu Đậu chia sẻ với Star Video.
Mặc dù công việc hiện tại khá vất vả nhưng với Đậu Đậu cô cảm thấy cực kỳ hạnh phúc. Từ khi bắt đầu công việc này cô đã không còn tình trạng mất ngủ. Đầu óc cũng trở nên nhẹ nhàng và bớt căng thẳng hơn. Cô cũng cảm thấy việc ăn uống của mình ngon miệng hơn. Thậm chí Đậu Đậu còn tăng tới 5kg sau khi về quê trồng dưa hấu chỉ trong 3 tháng. Tuy nhiên, thu nhập hiện tại của cô nàng chỉ bằng 1/10 so với trước kia. Dẫu vậy nhưng Đậu Đậu vẫn cảm thấy thoải mái bởi có thể dành nhiều thời gian ưu tiên cho sức khỏe của mình.
Nhìn thành quả của mình khiến hai cô gái cảm thấy vô cùng hạnh phúc. (Ảnh: Sohu)
Câu chuyện của hai cô bạn thân Đậu Đậu và San San đã nhanh chóng gây bão khắp mạng xã hội Trung Quốc. Một số ý kiến ủng hộ quyết định của hai cô nàng cho rằng hiện tại giới trẻ phải chịu áp lực quá lớn từ cuộc sống. Nếu có thể học cách buông bỏ, quan tâm đến đời sống tinh thần sẽ ngày càng trở nên hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có không ít quan điểm cho rằng hành động của hai cô gái chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ cho người thân, phí phạm công sức học hành.
Những trái dưa hấu của họ phát triển rất tốt. (Ảnh: Sohu)
Chia sẻ về vấn đề này, Đậu Đậu cho biết cô không khuyến khích người khác làm theo bởi mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng. Bản thân cô chưa lập gia đình, có thể thoải mái đi đây đi đó, làm những điều mình thích. Ngược lại với những người đã có gia đình cần cân đo đong đếm nhiều vấn đề hơn.
"Hoàn cảnh của họ khác với tôi. Tôi còn trẻ, độc thân nên tôi có thể đi bất cứ đâu, làm mọi điều tôi muốn", Đậu Đậu chia sẻ với Star Video.
Mặc dù thu nhập thấp hơn nhưng công việc này đem đến cho hai cô gái nhiều niềm vui. (Ảnh: Sohu)
Bên cạnh đó nhiều người cũng dành lời khen cho lựa chọn táo bạo của Đậu Đậu. Dù hiện tại không ít người chán nản với công việc nhưng không giám bứt phá bản thân ra khỏi vòng an toàn. Còn bạn, quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi Camera Xóm để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.
Chăm cháu từ lúc còn "đỏ hỏn", ngày cháu về nội bà ngoại khóc nức nở Sau khi sinh con, phụ nữ thường trở về nhà ngoại ở cữ. Sở dĩ làm như vậy để giúp cho người mẹ có tâm lý thoải mái, sức khỏe cũng vì thế mà hồi phục nhanh hơn. Khi về nhà, ông bà ngoại cũng sẽ dành toàn bộ tình yêu thương, tâm huyết của mình để chăm sóc con gái và cháu...