Giới thiệu luật Biển Việt Nam tại hội thảo quốc tế
Ngày 26.10, Hội thảo quốc tế về “Luật, văn hóa và lịch sử ở Đông Á” đã diễn ra tại Viện Nghiên cứu luật thuộc Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc. Tham dự hội thảo có các học giả của Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, cùng đông đảo sinh viên quốc tế đang học tập tại đây.
Lần đầu tiên luật Biển Việt Nam đã được giới thiệu tại một hội thảo quốc tế ở Hàn Quốc thông qua tham luận luật Biển Việt Nam do GS-TS Võ Khánh Vinh thuộc Viện Khoa học và xã hội Việt Nam trình bày. GS-TS Võ Khánh Vinh nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản của luật Biển Việt Nam là tạo cơ sở pháp lý cao trong việc xác định phạm vi và chế độ pháp lý của các vùng biển Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự, phát triển kinh tế-xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế trên các vùng biển Việt Nam, tạo môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
Theo TNO
Phát triển theo hướng hội nhập quốc tế
Nếu như trước đây, các nền giáo dục sử dụng ngôn ngữ Pháp, Đức, Tây Ban Nha. Bồ Đào Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản... không xem trọng tiếng Anh, thì nay đều đã đua nhau mở các khóa đào tạo bằng tiếng Anh để thu hút SV quốc tế, nhằm quốc tế hóa nền giáo dục quốc gia, hấp dẫn các SV quốc tế giỏi đến học tập và giao lưu tại nước họ.
Biết bao chương trình học bổng hấp dẫn cho SV quốc tế tại Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức... và gần đây nhất là Brazil - đây chính là những cố gắng của các chính phủ nhằm giúp nền giáo dục của họ khỏi bị tụt hậu và không hội nhập được vì lý do ngôn ngữ.
Tại Brazil - nước chủ yếu nói tiếng Bồ Đào Nha, họ đã đưa ra chương trình "Khoa học không biên giới" nhằm khuyến khích 100.000 SV nước họ học tập một năm tại một trường quốc tế ở nước ngoài trong quá trình học ĐH và mở ra cơ hội tương tự cho các SV quốc tế tới Brazil nghiên cứu các chương trình khoa học tại các trường ĐH và học viện trong hơn 20 lĩnh vực ưu tiên. Điều này sẽ khiến các trường ĐH phải năng động hơn để đón nhận các SV quốc tế cùng học, cùng nghiên cứu bằng tiếng Anh và SV của họ cũng phải cố gắng nâng cao ngoại ngữ để học tập được ở môi trường quốc tế. Thật là lợi cả đôi đường.
Tây Ban Nha và Nhật Bản là hai nước hiện tại đã có một chương trình khổng lồ nhằm khuyến khích SV của họ sang các nước nói tiếng Anh trong dịp hè để nâng cao trình độ tiếng Anh nhằm tham gia được các chương trình giao lưu một năm của các trường ĐH lớn trên thế giới.
Mỹ là một nước lớn với một loạt trường ĐH hàng đầu thế giới nên tưởng như nhu cầu hội nhập giáo dục không phải là việc quá cấp bách, ấy vậy mà chỉ trong vài năm gần đây, họ mới chợt nhận ra rằng họ đã đi sau nhiều nước nhỏ hơn như Anh, Úc, New Zealand... trong việc thu hút SV quốc tế đến học tập. Cũng bởi nhiều chính sách liên quan đến visa, đến chính sách sử dụng các đơn vị tuyển sinh quốc tế hoặc ngay cả việc có coi giáo dục là một ngành kinh doanh hay không.
Nhưng tại Hội nghị giáo dục quốc tế NAFSA tại Houston, Tập đoàn giáo dục ELS đã đưa ra một mô hình rất hay: giúp hơn 500 trường ĐH của Mỹ có một cái phao. Họ làm việc với hơn 500 trường ĐH hoặc cao đẳng của Mỹ, mở các trung tâm tiếng Anh để giúp SV quốc tế đến học nâng cao tiếng Anh trước khi vào học khóa chính và cái chính là giúp các trường ĐH, CĐ này thu hút tuyển sinh SV quốc tế đến học tại trường. Tại VN họ cũng có văn phòng đại diện để tuyển sinh.
Vậy là các trường kia không cần bỏ vốn gì ra, chỉ cần một sự hợp tác đúng hướng cũng có thể giúp họ tham gia cuộc chơi.
Trong cuộc chơi hội nhập giáo dục này, nước nào đứng ngoài sẽ bị tụt hậu và khó có cơ may tham gia việc hoạch định chính sách giáo dục quốc tế cũng như không kịp chuẩn bị nguồn nhân lực của mình cho việc hội nhập kinh tế toàn cầu.
Theo tuổi trẻ
Tuần lễ du học Vương quốc Anh Sinh viên quốc tế đã và sẽ là một phần quan trọng và do đó được chào đón tại Vương quốc Anh trong nhiều thập kỷ qua. Con số sinh viên quốc tế đang du học tại đây không ngừng tăng qua từng năm và hiện tại đang có hơn 450.000 sinh viên quốc tế đang theo đuổi ước mơ vươn tới một...