Giới tài xế khẳng định khó xử lý tình huống xe cứu hỏa đi ngược chiều
Những tài xế có nhiều năm kinh nghiệm chạy xe khách trên cao tốc cho rằng, tình huống đó rất khó để xử lý, nếu tài xế xe khách thắng gấp, đánh lái, sẽ lật xe, hậu quả còn nghiêm trọng hơn.
Vụ tai nạn giữa xe khách và xe cứu hỏa (đi ngược chiều) trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ khiến 4 chiến sĩ cứu hỏa và 2 hành khách bị thương (trong đó chiến sĩ Chử Văn Khánh đã tử vong) là tình huống giao thông rất hi hữu, gây tranh cãi đúng – sai.
Xét khía cạnh pháp lý, Điều 22 Luật Giao thông đường bộ, có thể khẳng định, xe cứu hỏa đi đúng luật, vì đây là phương tiện có mức độ ưu tiên cao nhất trong các phương tiện giao thông trên đường. Dù vậy, trên các diễn đàn, rất nhiều ý kiến – cho rằng, xe cứu hỏa không nên di chuyển như thế.
Lý do đưa ra, xe khách đang chạy tốc độ cao nên khó tránh và thời tiết không tốt, ảnh hưởng đến tầm quan sát củ
a lái xe khách, nhất là khi xe cứu hỏa từ đường nhánh rẽ vào cao tốc. Xe cứu hỏa đi đúng nhưng xe khách liệu có sai?
Trao đổi với phóng viên, ông Văn Ngọc Hồng – tài xế xe khách tuyến Quảng Ninh – Hà Nội cho rằng, đây là trường hợp bất khả kháng, tài xế xe khách không có cách xử lý tốt hơn.
Nếu tài xế xe khách đánh lái, thắng gấp sẽ lật xe, hậu quả còn nặng nề hơn. “Bản thân tôi cũng không thể xử lý được. Mặc dù là xe ưu tiên những vẫn phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện khác”, anh Hồng nói.
Đồng quan điểm, anh Nguyễn Tấn Sinh – tài xế xe khách tuyến Tuyên Quang – Hà Nội – cho hay, xe cứu hỏa không đúng trong vụ va chạm xảy ra chiều 18.3.
Theo đó, trên cao tốc, phương tiện nào cũng di chuyển với tốc độ cao, khi có phương tiện khác đi vào (ngược chiều) sẽ gây bất ngờ, không xử lý được. Ngoài ra, các yếu tố khách quan cũng phải xem xét như trời mưa phùn, đường trơn, hạn chế tầm nhìn của tài xế.
Video đang HOT
Tài xế Nguyễn Tấn Sinh.
“Tuy nhiên, tài xế xe khách cũng không đúng vì khi đến điểm giao nhau giữa các phương tiện, tài xế này vẫn di chuyển với tốc độ cao. Nói chúng cả hai bên đều có lỗi”, tài xế Sinh nêu quan điểm.
Tài xế Nguyễn Văn Trung, lái xe khách tuyến Sơn La – Hà Nội, bình luận rằng vụ va chạm trên rất hi hữu, không thể khẳng định tài xế xe khách sai vì đường xe khách di chuyển là đường cao tốc. Điều quan trọng hơn cả, không thể ngờ tới là việc có phương tiện di chuyển ngược vào đường cao tốc.
Tài xế Nguyễn Văn Trung.
“Tôi cho rằng không hợp lý khi xe cứu hỏa chạy thẳng từ ngoài đường nhánh vào làn đường có tốc độ cao nhất. Lúc đó, đường khá đông, điều kiện thời tiết mưa ẩm, tầm nhìn hạn chế, nếu phanh gấp sẽ khách sẽ lật ngang, có thể gây tai nạn liên hoàn, hậu quả càng thảm khốc hơn”, anh Trung nói.
CƯỜNG NGÔ
Theo Laodong
Xe khách đâm xe cứu hỏa: Tài xế xe khách không thể bị coi là có lỗi mà là nạn nhân
Hai ngày qua dư luận đang tranh cãi quyết liệt xung quanh vụ tai nạn giao thông giữa xe cứu hỏa đi ngược chiều và xe khách trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ chiều 18.3. Nhiều ý kiến cho rằng xe khách không có lỗi mà tại xe cứu hỏa. Phân tích sâu hơn về vấn đề này, PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với luật sư Vũ Thái Hà - Công ty Luật TNHH YouMe.
Thưa ông, xe cứu hỏa có quyền chạy ngược chiều hay không?
LS Vũ Thái Hà: Luật Giao thông đường bộ cho phép một số loại xe được quyền ưu tiên đi trước các xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào mà trong đó, xe cứu hỏa là xe được ưu tiên số 1.
Khi làm nhiệm vụ, xe cứu hỏa có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Khi có tín hiệu của xe cứu hỏa, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì xe cứu hỏa được đi vào đường ngược chiều.
Xe cứu hỏa được quyền ưu tiên vậy lái xe cứu hỏa cho xe chạy ngược chiều trong vụ tai nạn nêu trên có lỗi hay không?
LS Vũ Thái Hà: Ở góc độ pháp luật, chúng ta chỉ có thể khẳng định lái xe cứu hỏa cho xe chạy ngược chiều vào đường cao tốc là không trái pháp luật. Nhưng để xem xét yếu tố lỗi và sự hợp lý của việc cho xe chạy vào đường ngược chiều thì cần phải xem xét nhiều yếu tố khác như: đường đó là đường gì? tốc độ tối đa được phép của các xe trên đường, lưu lượng giao thông tại thời điểm hiện tại, điều kiện thời tiết, điểm ra vào ngược chiều.
Quyền ưu tiên và quyền được làm một việc gì ưu tiên không có nghĩa là mình không có lỗi và đương nhiên người khác phải là người có lỗi.
Pháp luật ban quyền ưu tiên cho một số phương tiện vì mục đích tạo điều kiện tối ưu nhất để ứng phó với một hoặc một số tình huống khẩn cấp, làm giảm thiểu các thiệt hại.
Nếu nhìn ở góc độ giảm thiểu thiệt hại, việc thực hiện quyền ưu tiên này phải hợp lý và không tạo ra các tình huống có thể gây ra các thiệt hại khác lớn hơn thiệt hại dự định khắc phục. Việc thực thi quyền ưu tiên của mình mà tạo ra tình thế không thể ứng xử khác của một phương tiện khác thì không nên.
Theo ông, lái xe khách có lỗi hay không?
LS Vũ Thái Hà: Để xác định lái xe khách có lỗi hay không, như tôi đã nói, có nhiều yếu tố cần phải cân nhắc và xem xét, ví như: tốc độ của xe tại thời điểm va chạm, điều kiện thời tiết, lưu lượng giao thông, việc vào ngược chiều đường cao tốc của xe cứu hỏa. Nhưng quan trọng hơn tất cả, hãy thử hỏi, lái xe khách có thể có phương án nào khác để không đâm vào xe cứu hỏa hay không?
Sau khi xem clip, tôi cho rằng, không thể cho rằng tài xế xe khách có lỗi vì những lẽ sau:
Thứ nhất, đường xe khách di chuyển là đường cao tốc, các phương tiện được di chuyển với tốc độ cao (giả định xe khách không đi quá tốc độ cho phép).
Thứ hai, đường khá đông, và điều kiện thời tiết mưa ẩm, tầm nhìn và khả năng phanh hạn chế
Thứ ba, điều quan trọng hơn cả là sự kiện không thể ngờ tới là việc có phương tiện di chuyển ngược vào đường cao tốc. Và sự di chuyển ngược vào đường cao tốc này, tôi cho rằng không hợp lý khi chạy thẳng từ ngoài đường nhánh vào làn có tốc độ cao nhất.
Với các yếu tố này, việc nhường, tránh xe ưu tiên của tài xế xe khách có thể nói là bất khả thi. Với một sự kiện bất khả thi, không thể có sự lựa chọn khác, chúng ta không thể đương nhiên cho rằng tài xế xe khách là có lỗi khi đâm vào xe ưu tiên.
Vậy có thể nói xe cứu hỏa là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn?
LS Vũ Thái Hà: Việc xem xét trách nhiệm là việc của cơ quan chức năng và phải dựa trên các tình tiết thực tế của vụ việc.
Ở góc độ cá nhân, tôi cho rằng, đây là một vụ việc không may, tài xế xe khách không thể bị coi là có lỗi, thậm chí, có thể gọi anh ta là nạn nhân. Anh ta đã không có sự lựa chọn nào khác để tránh thiệt hại, trong khi lái xe cứu hỏa có thể có nhiều phương án lựa chọn khi cho xe ngược chiều vào đường cao tốc. Đơn giản, có thể là chạy ngược chiều trong làn dừng khẩn cấp hoặc tại làn có tốc độ tối đa cho phép thấp nhất trong đường cao tốc.
Xin cám ơn ông!
ANH TUẤN
Theo Laodong
Vụ xe khách tông xe cứu hỏa: Tài xế lý giải việc không đánh lái mạnh "Lúc tôi phát hiện ra xe cứu hỏa ở phía trước thì khoảng cách chỉ còn là hơn 10m nên tôi có rà phanh và đánh lái một chút, nếu phanh gấp hoặc đánh lái mạnh xe sẽ bị lật thì hậu quả còn nặng nề hơn,..." - anh Đỗ Hùng Mạnh, lái xe khách trong vụ tai nạn giữa xe khách và...